Hội chứng colic – khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

 

Colic là gì?

Colic là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng khóc không ngừng ở một đứa trẻ khoẻ mạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Dĩ nhiên là các em bé đều khóc, nhưng nó sẽ trở nên "quá mức" nếu mỗi ngày con đều khóc tận ba tiếng và nó xảy ra thường xuyên hơn ba ngày một tuần đúng không nào?

Kiểu khóc này đôi khi cũng được gọi là khóc dai dẳng, hoặc là một phần của thời kỳ trẻ sơ sinh khóc tím mặt.

Colic là hiện tượng trẻ quấy khóc về chiều, chiều tối

Colic là hiện tượng trẻ quấy khóc về chiều, chiều tối có thể kéo dài đến 3 tiếng hoặc hơn

Dù thế nào thì điều này cũng sẽ gây khó chịu cho các bậc cha mẹ bởi việc phải cố gắng an ủi một đứa trẻ khóc mãi không nín trong nhiều giờ thực sự khó khăn. Thậm chí đôi lúc ba mẹ có thể cảm thấy bất lực đến mức muốn bật khóc.

Nhưng hãy nhớ rằng ba mẹ hoàn toàn không làm gì sai cả và trẻ thường không khóc vì bất kỳ lý do cụ thể nào.

Giai đoạn khóc này rất phổ biến và cuối cùng cũng sẽ qua thôi. Nó thường bắt đầu khi con được hai đến bốn tuần, có thể giảm dần và chấm dứt khi con được khoảng bốn tháng tuổi.

Triệu chứng colic ở trẻ sơ sinh

Nếu con khóc quá nhiều nhưng vẫn khỏe mạnh và bú tốt thì có khả năng bé bị hội chứng Colic. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho thấy điều đó:

  • Con thường xuyên có những cơn khóc dữ dội và không thể nguôi.
  • Mỗi lúc khóc, bé nắm chặt bàn tay, bụng căng lên, đầu gối co lại và cong lưng.
  • Con khóc thường xuyên nhất vào buổi chiều hoặc tối.
  • Mặt bé đỏ ửng lên khi khóc.
  • Bụng con bị trướng hoặc ợ hơi.

 

 

Có nên đưa trẻ đi khám?

Nếu con khóc quá nhiều và dường như không có gì làm cho bé nguôi ngoai được, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Cố gắng ghi lại những cơn khóc của con và bất kỳ triệu chứng nào khác, cũng như những bữa ăn của bé.

Mang theo những thông tin này khi đến khám bác sĩ và bất cứ khi nào ba mẹ gặp chuyên gia sức khỏe, vì nó có thể giúp họ tìm ra được nguyên nhân cụ thể khiến bé khóc. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của trẻ và kiểm tra xem không có gì nghiêm trọng khiến con khóc.

Các mẹ nên tìm kiếm lời khuyên ngay lập tức từ bác sĩ nếu con:

  • Có tiếng kêu yếu, cao, liên tục hoặc bất thường
  • Mềm nhũn khi được bế lên
  • Không chịu bú sữa
  • Có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như thở rất nhanh hoặc có tiếng khò khè trong khi thở
  • Bị sốt 38 độ C (Trẻ dưới ba tháng tuổi), hoặc 39 độ C (Trẻ từ 3-6 tháng tuổi)
  • Da xanh xao, nhợt nhạt
  • Nôn ra chất lỏng màu xanh lá cây
  • Có máu trong phân của bé
  • Uống ít nước hơn hoặc có ít tã bẩn hơn bình thường

Ngay cả khi em bé nhà bạn không có dấu hiệu bệnh rõ ràng ngoài việc khóc quá nhiều thì vẫn nên đi khám bác sĩ. Cô ấy sẽ giúp kiểm tra bé để đảm bảo không có vấn đề tiềm ẩn nào như:

  • Bị dị ứng hoặc tạm thời không dung nạp được sữa bột hay do một cái gì đó mà mẹ đã ăn hoặc uống trước đó 
  • Trào ngược (con bị nôn sau khi ăn)
  • Táo bón
  • Ợ hơi, có thể là do bé nuốt quá nhiều không khí khi đang ăn

Trong những trường hợp này, bác sĩ của bạn sẽ tư vấn cách hành động tốt nhất để giúp giảm bớt các triệu chứng của bé.

Tại sao con khóc nhiều như vậy?

Vẫn chưa thể biết được tại sao một số em bé khóc nhiều hơn những đứa trẻ khác, tuy nhiên các chuyên gia đã nhận định rằng Colic thường đạt đến đỉnh điểm trong vòng hai tháng đầu.

Vì vậy, trong khi những bé khác chỉ khóc một chút thì con bạn có thể tự nhiên khóc nhiều hơn trong những tuần đầu đời. Giai đoạn này sẽ qua.

cách dạy trẻ 18 tháng tuổi vượt qua khủng hoảng

Trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn khiến bố mẹ mệt mỏi, bế tắc

Nếu các mẹ có con bị Colic, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng tiếng quấy khóc của trẻ có khả năng giảm khi bé được tám đến chín tuần tuổi.

Vào ba hoặc bốn tháng tuổi, hội chứng này ở trẻ nếu như không biến mất hoàn toàn thì cũng sẽ được cải thiện đáng kể đấy. Nó cũng phổ biến ở trẻ bú mẹ như trẻ uống sữa bột vậy.

Bạn có thể đã nghe từ gia đình và bạn bè rằng con trai dễ bị Colic hơn con gái. Điều này là hoàn toàn sai nhé, nó phổ biến như nhau giữa bé trai và bé gái đấy.

Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao Colic xảy ra. Một số chuyên gia nghĩ rằng trẻ sơ sinh khóc dai dẳng vì hệ thống tiêu hóa nhỏ bé của trẻ vẫn đang trưởng thành, khiến chứng khó tiêu và ợ hơi trở thành một vấn đề.

Nghiên cứu về Colic vẫn đang tiếp tục và hy vọng rằng sẽ có nhiều thông tin hơn về nguyên nhân trong tương lai. Dù sao thì các mẹ hãy yên tâm rằng con vẫn có thể khóc mà không có lý do rõ ràng nào cả nhé.

Làm thế nào để xoa dịu trẻ bị Colic?

Bản chất dai dẳng của Colic đồng nghĩa với khả năng sẽ có lúc bé khóc bất kể bạn làm gì, nên hãy chuẩn bị các phương pháp xoa dịu cho bé nhé.

Nếu bác sĩ của bạn đã loại trừ được các nguyên nhân có thể làm cho bé khóc, bạn sẽ phải quay lại và cố gắng hết sức để đối phó với cơn khóc không có lý do của con.

Mặc dù điều này có thể khó khăn, nhưng vẫn có một số mẹo vặt như:

  • Cho bé ăn bất cứ khi nào con có vẻ đói, thay vì cố gắng cho bé ăn đúng giờ. Điều này được gọi là cho ăn đáp ứng.
  • Cho phép bản thân có thời gian làm quen với dấu hiệu của bé để có thể cho con ngủ hoặc bú sữa trước khi tiếng khóc của bé trở nên dữ dội hơn. Tuy nhiên, con bạn cũng có thể nhanh chóng gào khóc mà không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào. Nếu vậy, hãy cố gắng bình tĩnh ôm con để bé cảm nhận sự tương tác gần gũi cùng làn da của mẹ. Điều này sẽ giúp bé ổn định hơn trước khi được cho ăn đấy.
  • Cho trẻ ợ hơi sau mỗi lần bú. Ẵm bé tựa trên vai, đặt bé ngồi thẳng trên đùi bạn, hoặc lật úp người bé cho nằm trên chân bạn, sau đó hãy vỗ hay xoa nhẹ vào lưng bé.
  • Massage bụng nhẹ nhàng với các chuyển động theo chiều kim đồng hồ để giúp phân di chuyển xuống dưới và tránh ợ hơi.
  • Sử dụng núm vú giả. Em bé của bạn có thể được làm dịu bởi hành động bú mút. Một số bé còn sử dụng ngón tay hoặc ngón tay cái thay ti giả.

  sốt phát ban ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Ti giả giúp cải thiện tình trạng khóc dạ đề colic ở trẻ sơ sinh

  • Cho trẻ nghe “tiếng ồn trắng”. Tiếng ồn lặp đi lặp lại có thể tái tạo âm thanh bé được nghe trong bụng mẹ. Âm thanh của máy hút bụi, máy sấy tóc, tiếng đồng hồ tích tắc hoặc ứng dụng tiếng ồn trắng có thể hữu ích đấy.
  • Đưa con đi dạo bằng ô tô hoặc xe đẩy. Những rung động từ trên đường hoặc vỉa hè sẽ xoa dịu bé.
  • Đong đưa trên tay nhẹ nhàng để ru bé vào giấc ngủ. Tái tạo chuyển động lắc lư mà con thích trong bụng mẹ bằng địu dành cho trẻ sơ sinh hoặc ru con trên một chiếc ghế gật gù.
  • Đưa bé đến một nơi yên tĩnh ít ánh sáng. Quá nhiều hoạt động hoặc việc được truyền từ tay người này sang người khác có thể kích thích quá mức em bé của bạn.
  • Hãy thử tắm nước ấm. Con bạn đã trải qua nhiều tháng đắm mình trong nước ối ấm và có thể thấy nó thật thoải mái.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi quấy khóc

Nếu con bị đầy hơi, các mẹ có thể thử những lời khuyên dưới đây để giảm nguy cơ bé bị khó tiêu sau khi bú nhé:

  • Nếu bạn đang cho con bú, hãy cố gắng giữ cho bé đứng thẳng nhất có thể, hoặc đặt bé nằm trên bụng và sử dụng tư thế nằm lót. Nếu sữa của bạn chảy mạnh, điều này sẽ giúp ngăn bé phải uống sữa quá nhanh.
  • Hãy thử dừng lại một chút trong thời gian cho ăn, để con có thể ợ nếu cần. Khi ăn xong, nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ lưng để giúp bé ợ hơi.
  • Nếu trẻ bú bình, hãy chắc chắn rằng con không nuốt không khí từ chai. Cố gắng ngồi thẳng người và nghiêng bình đủ để sữa che kín miệng bé. Bạn cũng có thể thử dùng loại bình sữa chống đầy hơi.
  • Một số nghiên cứu đã tìm thấy men vi sinh dạng nước có chứa Lactobacillus Reuteri hữu ích trong việc giảm triệu chứng Colic ở trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, vẫn chưa có đủ bằng chứng để nói liệu chúng có hiệu quả đối với trẻ uống sữa bột hay không, vì vậy bác sĩ thường không khuyến cáo sử dụng cho đến khi có nhiều kết luận hơn.

 

 

Trẻ thường thích các thói quen, vì vậy hãy luôn luôn tuân theo một thứ tự chăm sóc nhất định, chẳng hạn như thời gian bạn cho bé ăn hoặc chơi với bé mỗi ngày. Sau đó, conyêu sẽ dần ổn định hơn khi đã quen và biết được điều sẽ xảy ra tiếp theo.

Bạn bè và gia đình chắc chắn sẽ quan tâm đến ba mẹ và em bé, bởi vậy bạn cũng có thể nghe những lời khuyên từ họ. Một số gợi ý có thể khó thực hiện, chẳng hạn như loại trừ một số loại rau nếu mẹ đang cho con bú.

Những lời khuyên khác như nắn xương sọ thì có thể tốn kém hơn, đồng thời cũng có rất ít bằng chứng cho thấy thuật nắn xương sọ thực sự có ích.

Không mẹo nào giúp ích cho tất cả các bé, vì vậy các mẹ cần phải thử nhiều thứ khác nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả với bé.

Nếu mẹ cảm thấy không có biện pháp nào hữu ích trong khi đang bị căng thẳng, hãy đặt con vào nôi hoặc cũi và nghỉ ngơi trong vài phút nhé.

Đặt hẹn giờ trên điện thoại để nhắc nhở thời gian mình nên ra ngoài dạo chơi. Chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mẹ là một phần quan trọng trong việc đối phó với Colic đấy.

Colic có hại không?

Không, Colic sẽ không làm hại em bé! Thế những lại có thể sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho cha mẹ khi phải đối phó với việc con khóc liên tục.

Điều tốt nhất để làm là giữ bình tĩnh nhất có thể và nhắc nhở bản thân rằng bé sẽ trưởng thành trong giai đoạn này.

Ba mẹ hãy cùng con yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này, không nên vì quá áp lực mà hành động mất kiểm soát

Các tình huống gây áp lực cao có thể dẫn đến sự thất vọng, tức giận hoặc trầm cảm cho cha mẹ. Trong những trường hợp hiếm hoi, một số người đã làm ra những hành động khiến họ hối hận, chẳng hạn như lắc con thật mạnh.

Vậy nên nếu bạn đang phải vật lộn để đối phó với Colic, đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc trò chuyện với chuyên gia sức khỏe của bạn nhé.

Hãy tự nhắc nhở bản thân rằng con khóc không phải là lỗi của bạn và bé sẽ không tự làm đau mình. Giai đoạn này sẽ qua, chỉ cần cho bé thời gian.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo