Bé bị nôn có phải biểu hiện bình thường không?
Trẻ sơ sinh thường bị nôn thường xuyên trong những tuần đầu khi bé đang tập thích nghi với việc bú mẹ và cơ thể phát triển.
Các mẹ cần chú ý dấu hiệu khi nào bé dễ bị nôn, thay vì chỉ cho bé bú một lượng nhỏ sữa, bởi vì sau đó sữa sẽ đổ về nhiều hơn. Nôn trớ có thể gây sợ hãi cho con, vì vậy nhiều khả năng bé sẽ khóc.
Tất cả mọi thứ từ say xe đến khó tiêu đều là nguyên nhân khiến bé nôn. Ngay cả một cơn khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích hoạt phản xạ này. Vì vậy, bạn sẽ thấy con nôn trớ khá nhiều trong những năm đầu đời.
Trẻ ăn vào là bị nôn phải làm sao?
Một lần nôn thường sẽ giảm dần sau 6 đến 24 giờ kể từ khi bắt đầu. Lúc này các mẹ chưa cần điều trị thuốc cho bé, ngoại trừ việc cho con uống nhiều nước để đảm bảo bé không bị mất nước.
Miễn là bé vẫn đang khỏe mạnh và tiếp tục tăng cân, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu bất thường khác, các mẹ hãy liên lạc với bác sĩ để được tư vấn.
Để biết nguyên nhân nôn trớ ở em bé sơ sinh, ba mẹ tham khảo bài viết Nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh của POH nhé!
Dấu hiệu nào ở bé trở nên đáng lo?
Trong vài tháng đầu đời, nguyên nhân nôn trớ có thể là do các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như bụng quá đầy.
Sau vài tháng, nếu bé nôn ói đột ngột có nhiều khả năng là do nhiễm trùng bụng, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột. Loại nhiễm trùng này thường đi kèm với tiêu chảy. Con bạn cũng có thể bị nôn ói khi mắc các bệnh:
- cảm lạnh
- nhiễm trùng nước tiểu
- nhiễm trùng tai
Dị ứng thực phẩm đôi khi cũng gây nôn. Nếu bé ngừng ăn thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng, nhiều khả năng bé sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi loại bỏ thực phẩm nào đó khỏi chế độ ăn của bé.
Đôi khi, nôn có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng hơn. Các mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây ở bé:
- Dấu hiệu mất nước, bao gồm khô miệng, khô nước mắt, thóp hõm, cơ thể mềm nhũn, bé thay ít tã hơn bình thường (ít hơn sáu tã mỗi ngày).
- Sốt
- Bé không chịu bú mẹ hoặc uống sữa bột
- Nôn ói trong vòng hơn 12 tiếng, hoặc nôn với lực ép mạnh
- Phát ban, các nốt phát ban không mờ đi khi ấn xuống vùng da
- Buồn ngủ hoặc dễ cáu gắt
- Phình thóp
- Khó thở.
- Bụng sưng to.
- Máu hoặc mật (màu xanh lá cây) trong chất nôn.
- Trẻ bị nôn trớ liên tục trong vòng nửa giờ sau khi ăn.
Máu hoặc mật trong chất nôn
Điều này thường không có gì đáng lo ngại nếu con hoàn toàn khỏe mạnh trước khi nôn. Việc này xảy ra khi lực ép lúc nôn gây ra những vết rách nhỏ trong mạch máu lót đường dẫn thức ăn.
Phần nôn cũng sẽ có màu đỏ nếu con nuốt máu từ vết rách trong miệng hoặc máu cam ở mũi trong vòng 6 tiếng trước đó.
Trong trường hợp trẻ bị nôn ra máu, ba mẹ nên đưa con yêu đi khám để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị
Tuy nhiên, mẹ nên cho bé tới khám bác sĩ nếu quan sát thấy tiếp tục có máu trong chất nôn hoặc tần suất nôn của bé diễn ra nhiều hơn.
Bác sĩ có thể sẽ muốn xem mẫu nôn chứa máu hoặc mật, vì vậy, mặc dù không phải là một nhiệm vụ dễ chịu gì, mẹ nên giữ lại một chút mẫu nôn của bé. Mật xanh có thể chỉ ra rằng ruột bé đang bị tắc, cần được khám ngay lập tức.
Nôn dai dẳng hoặc kéo dài ở trẻ sơ sinh trong vòng nửa giờ sau khi ăn
Điều này có thể là do hẹp môn vị - một tình trạng hiếm gặp. Bé thường bị hẹp môn vị khi được vài tuần tuổi, nhưng triệu chứng sẽ xảy ra sau đó bất cứ lúc nào trước khi bé được bốn tháng tuổi.
Hẹp môn vị làm cho van dẫn từ dạ dày vào ruột dày lên đến mức không thể mở đủ rộng cho thức ăn đi qua, dẫn đến tình trạng nôn mửa ở bé. Vấn đề này có thể khắc phục đơn giản bằng tiểu phẫu, nhưng cần được điều trị bằng thuốc ngay sau đó.
Làm thế nào để đối phó với nôn trớ ở trẻ?
Thông thường, nôn trớ ở trẻ nhỏ không có gì quá nghiêm trọng, bé sẽ sớm bình phục. Sau đây là danh sách những việc mẹ có thể làm để giúp bé sớm khỏi bệnh
Giữ cho bé được cung cấp đủ nước
Khi nôn, bé sẽ mất đi lượng nước quý giá. Điều quan trọng là mẹ cần phải bổ sung lại cho bé để tránh bị mất nước. Để làm điều này, các mẹ có thể cho con uống dung dịch điện giải (ORS), mỗi tiếng vài lần, cùng với sữa mẹ thông thường hoặc sữa bột và nước.
Để chắc chắn, trước khi cho bé uống, mẹ nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ. Không nên cho bé uống nước trái cây hoặc đồ uống có ga.
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước sau khi bú?
Giúp bé quay trở lại thói quen
Nếu con không bị nôn trong vòng từ 12 đến 24 giờ, các mẹ có thể bắt đầu cho con quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Nhưng mẹ đừng quên vẫn tiếp tục bổ sung nước cho bé, như cho con bú. Nếu bé đang ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu cho con ăn lại những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hoặc sữa chua.
Bạn cũng có thể thử sử dụng các thực phẩm nước lạnh đã đóng băng, chẳng hạn như kem, nếu con bạn trên 12 tháng.
Để bé nghỉ ngơi
Giấc ngủ cũng có thể giúp ổn định bé. Khi ngủ, dạ dày thường đã tiêu hóa hết thức ăn làm giảm nhu cầu nôn trớ của bé.
Các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống thuốc chống nôn (theo toa hoặc tự ý mua), trừ khi có bác sĩ chỉ định. Nếu con đã đi học nhà trẻ, mẹ hãy giữ bé ở nhà ít nhất 48 giờ sau lần nôn cuối cùng.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo