24h đầu tiên chào đời em bé sơ sinh trông thế nào?

đăng bởi

Không ít bà mẹ mang thai lần đầu vô cùng tò mò khoảnh khắc bé yêu của mình ra đời sẽ trông như thế nào? Có giống như hình ảnh trên phim ảnh hay Internet hay không? Để cho mẹ bầu không khỏi bỡ ngỡ về hình ảnh non nớt đầu tiên của bé thì mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

 

 

Trẻ sơ sinh trông như thế nào khi vừa mới được sinh ra?

Trẻ sơ sinh có đầu to, không có cổ, chân ngắn, mập và cong vòng lại. Nói tóm lại, các bé nhìn giống như... người ngoài hành tinh.

Bởi vì trẻ sơ sinh đã dành trung bình 12 giờ bị ép qua ống sinh nên đầu thường có thể hơi nhọn. Những đứa trẻ sinh mổ thường có vẻ đẹp sắc nét, khôn ngoan, bởi vì đầu của các con không bị ép khi qua ống sinh.

Em bé sơ sinh trông như thế nào (1)

Em bé sơ sinh trông như thế nào?

Đừng hoảng hốt bởi những điểm mềm (cái thóp) trên hộp sọ của em bé vì nó sẽ giúp đầu bé vừa với ống sinh. Thóp đầu phía sau mất khoảng bốn tháng để biến mất, trong khi phía trước mất từ 9 đến 18 tháng.

Bộ phận sinh dục của trẻ sẽ bị sưng lên một chút do sử dụng thêm liều nội tiết tố nữ nhận được từ mẹ ngay trước khi sinh; khuôn mặt và đôi mắt cũng có thể bị sưng; môi sẽ hồng; tay và chân xanh xao trong vài giờ đầu đời.

Làn da trẻ sơ sinh sẽ như thế nào?

Da trẻ sơ sinh thay đổi ngoại hình tùy theo số tuần mẹ mang thai bé. Trẻ sinh non có làn da mỏng, mong manh và có thể có lông tơ mịn cùng một mái tóc mượt mà.

Trẻ sinh non cũng sẽ vẫn còn lớp sáp trắng, một chất trắng nhờn giúp bảo vệ da khỏi nước ối.

Trẻ đủ tháng và  sinh muộn sẽ chỉ có một vài dấu vết của sáp trắng trong các vệt ngấn trên da và cũng có thể có một làn da hơi nhăn cùng rất ít hoặc không có lông tơ trên da.

Các vết bớt ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến, từ các mảng màu xuất hiện tạm thời đến các dấu vết vĩnh viễn. Khoảng một nửa số em bé được sinh ra với những mụn trắng li ti trên mặt, được gọi là ban hạt kê.

Những nốt mụn trắng này biến mất trong thời gian. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng.

 

 

Tóc của con sẽ có màu gì?

Dù màu tóc của hai bố mẹ là gì, hãy chuẩn bị cho một số điều bất ngờ: hãy nhớ rằng, cả hai đều mang gen từ các thế hệ trước. Các cặp vợ chồng tóc đen đã bị sốc khi con của họ được sinh ra với mái tóc đỏ hoặc vàng sáng và ngược lại.

Và sau đó, có những bậc cha mẹ than thở về chứng hói đầu của con họ. Trên thực tế, tóc lúc còn sơ sinh thực sự không ảnh hưởng nhiều đến mái tóc của con khi trưởng thành.

Có những đứa trẻ sơ sinh sở hữu mái tóc đen nhưng khi lớn lên bé thành những cô gái tóc vàng, trong khi những bé tóc vàng thường dễ đổi lại thành màu tóc đen sau này.

Tất nhiên, bé yêu có thể không có tóc khi chào đời, trong trường hợp đó, bố mẹ chỉ cần đợi là sẽ biết được màu tóc của con!

Thế còn mắt của bé thì sao?

Chị em có bao giờ tự hỏi mình rằng "không biết sau này sinh ra, bé con sẽ có màu mắt gì" không? Hầu hết các em bé da trắng được sinh ra với đôi mắt nâu.

Màu mắt thật của các con - có thể là màu nâu, đen,  với các em bé châu Âu thường là xanh lá cây, màu lục nhạt hoặc xanh lam - có thể không lộ ra trong vài tháng đầu. Màu mắt trong những phút đầu tiên sau khi sinh sẽ không tồn tại lâu bởi vì tiếp xúc với ánh sáng làm thay đổi màu mắt ban đầu của bé.

Hầu hết các em bé có nguồn gốc châu Phi hoặc châu Á có đôi mắt màu xám hoặc nâu sẫm khi sinh và trở thành nâu hoặc đen thực sự sau sáu tháng hoặc một năm đầu tiên.

Em bé lai có thể có nhiều màu mắt khác nhau, thậm chí có khả năng được sinh ra với đôi mắt có hai màu khác nhau, mặc dù điều này rất hiếm.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi sao cho đúng cách

Bé yêu dưới 1 tháng tuổi cần được cho ăn ít nhất 6 lần một ngày và rải rác suốt 24h, bao gồm cả ăn đêm. Mẹ không nên cho con ăn quá nhiều cũng như ngủ quá nhiều để hệ thần kinh bé không bị kích thích.

Bé sơ sinh 1 tháng tuổi cần ngủ nhiều hơn mẹ tưởng, mẹ hãy cố gắng hiểu biết về giấc ngủ của con để bé được phát triển tốt nhất. 

Bé cần được tương tác với mẹ và người thân dù mới sinh ra đời. Những trải nghiệm sớm và phù hợp sẽ giúp bé phát triển hơn về não bộ.

Ngày nay, bé được đặt nhiều trong nôi, nhưng mẹ nên nhớ tránh các yếu tố làm hại con mưa, bụi hay thú nuôi… Khi bé nằm ở sofa hay giường thì cũng nên trông chừng và thay quần áo cho trẻ vì việc trẻ lắc lư cũng có thể gây nguy hiểm.

Với làn da mong manh của trẻ, mẹ nên nhớ phải giữ tay thật sạch. Ngoài ra, đừng quên tiêm phòng những vắc xin cần thiết để cho trẻ được lớn lên khỏe mạnh.

Ba mẹ không nên xem nhẹ nụ hôn đối với trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, mẹ nên nhớ những điều không nên làm với trẻ sơ sinh đó là:

  • Không để bất cứ ai hôn bé. Hệ miễn non nớt của trẻ dễ dàng bị nhiễm bệnh vậy nên hãy hạn chế những bệnh không mong muốn nhé.
  • Không nên cho bé vừa bú vừa ngủ.
  • Thường xuyên kiểm tra tã và bỉm sữa cho trẻ, việc để bỉm quá lâu sẽ khiến bé khó chịu.
  • Không nên để trẻ nằm gối cao hay mặc quá nhiều đồ cho trẻ. Nếu như mặc quá nhiều đồ có thể gây sốt cho trẻ.

 

 

Khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt?

Việc khi nào trẻ sơ sinh mở hết mắt hay mắt trẻ sơ sinh khi nào nhìn rõ là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Khi bé sinh ra bé đã mở mắt hết rồi các mẹ ạ, chỉ có vấn đề quen thuộc trong môi trường bụng mẹ mà bé chưa kịp quen với ánh sáng bên ngoài thôi.

Với những trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì mắt bé sẽ mở to tròn hơn khi ở trong buồng tối, có bóng râm, nếu như ánh sáng hắt vào thì có thể khiến bé yêu nheo mắt. Ánh sáng quá chói sẽ khiến mắt bé bị ảnh hưởng, lúc này tầm nhìn của bé khoảng 20-38cm.

Tháng thứ 3 thì đôi mắt trẻ đã trở nên nhanh nhậy hơn. Mẹ có thể treo nhiều đồ chơi ở nôi và vui đùa với bé. Bé sẽ nhìn theo một cách thích thú và phân biệt màu sắc, đồ vật dễ dàng hơn.

Thế nhưng ánh sáng quá chói ập đến bất ngờ cũng có thể khiến bé bị tổn thương. Đến tháng thứ 6, bé bắt đầu lật, bò… mẹ đã được nhìn thấy một đôi mắt to tròn và lém lỉnh từ bé yêu rồi.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo