Mẹ đã biết duy trì sữa mẹ khi đi làm? Kinh nghiệm mẹ đi làm sau sinh

đăng bởi Minh Tâm

Nuôi con bằng sữa mẹ là cả một hành trình dài đầy cố gắng. Thông thường con 6 tháng mẹ đi làm, nhưng cũng có những trường hợp mẹ buộc phải quay trở lại công việc sớm hơn rất nhiều.

Trong khi đó, nguồn sữa mẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có lịch sinh hoạt, tâm trạng và cả thời gian cho con bú hoặc vắt hút sữa nữa.

Nếu đang loay hoay chuẩn bị quay trở lại công việc, mẹ hãy đọc bài viết sau để biết cách giữ sữa khi mẹ đi làm nhé! 

 

 

Chuẩn bị trước khi đi làm 

Tập cho bé bú bình

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn thì đây là lúc mẹ cần cho bé làm quen với bình sữa. thời gian để bé làm quen với núm ti có thể kéo dài từ 1-3 tháng, do đó việc đầu tiên mẹ cần chuẩn bị trước khi đi làm là cho bé tập bú bình.

Nếu mẹ phải đi làm sớm, mẹ nên có kế hoạch cho bé ăn song song bú mẹ và ti bình sớm nhất có thể. 

Chuẩn bị đồ dùng tiện dụng cho việc hút sữa

Khi mẹ đi làm, quỹ thời gian của mẹ ngày càng trở nên eo hẹp. Trong khi đó, mẹ vẫn cần đảm bảo tần suất rút sữa ra khỏi bầu ngực để duy trì nguồn sữa mẹ ổn định.

Mẹ cần chuẩn bị dụng cụ hút sữa, trữ sữa đơn giản gọn nhẹ nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, vệ sinh cho bé. Những đồ dùng cần có là: Túi giữ nhiệt, đá khô, máy hút sữa gọn nhẹ và có pin sạc, túi/bình trữ sữa.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng cup hút sữa, áo hút sữa rảnh tay… để việc hút sữa được thuận tiện hơn.

 

 

Kích sữa nhiều hơn một chút để dự phòng

Khi lịch sinh hoạt bị thay đổi đột ngột cùng những áp lực từ công việc, từ gia đình khiến nguồn sữa của mẹ khó tránh khỏi tình trạng giảm sút.

Mẹ có thể lên kế hoạch kích sữa nhiều hơn so với nhu cầu hiện tại của bé một chút để dự phòng, tránh cho bé bị thay đổi quá nhiều.

Con 4 tháng mẹ đi làm

Tập vắt sữa bằng tay thành thạo

Khi đi làm có những tình huống bất ngờ như máy hút sữa bị trục trặc, mẹ quên mang sạc hoặc khi ngực quá căng mà không mang theo máy hút sữa.

Lúc này, vắt sữa bằng tay dường như là lựa chọn duy nhất. Vậy thì mẹ hãy luyện tập từ bây giờ để có thể vắt sữa bằng tay nhanh và hiệu quả nhé!

Tập làm quen với lịch sinh hoạt như khi mẹ đi làm

Để cho bé và chính cơ thể mẹ làm quen với lịch sinh hoạt mới, mẹ có thể mô phỏng và tập luyện với lịch mới này một vài tuần trước khi đi làm chính thức.

Mẹ đi làm bị mất sữa? Cách duy trì sữa mẹ khi đi làm

Mẹ cố gắng cho bé bú trực tiếp nhiều nhất có thể

Nói chuyện với đồng nghiệp và cấp quản lý

Dù quy định cho phép mẹ được đi sớm hoặc về muộn 1 tiếng mỗi ngày nhưng 1 tiếng ấy dường như chưa bao giờ là đủ.

Ngoài ra, có những lúc vì yêu cầu công việc mà mẹ còn không thể về sớm được. Mẹ đừng ngần ngại nói chuyện với đồng nghiệp và cấp quản lý trực tiếp để được thấu hiểu và hỗ trợ trong thời gian này.

Thiết lập lịch hút sữa cho mẹ đi làm

- Nếu mẹ đi làm trước khi con được 6 tháng - Con 4 tháng mẹ đi làm?

Lúc này các cữ hút nên cách nhau khoảng 3 tiếng. Lịch hút về cơ bản như sau: 

Lịch hút sữa L3 cho mẹ đi làm

>> Mẹ có thể tham khảo thêm lịch hút sữa L3

- Nếu con 6 tháng mẹ đi làm trở lên, mẹ có thể giãn lịch hút 4 tiếng 1 lần

Để giãn thời gian, mẹ có thể chọn lịch hút sữa L4 

Hút ngắn là việc mẹ tranh thủ hút hoặc vắt sữa khoảng 5 phút rồi chấp nhận bỏ nhằm giúp bầu ngực được trống sữa. Sau đó, cữ tiếp theo mẹ sẽ hút nhiều hơn bình thường.

Nếu mẹ không thể hút sữa trong giờ hành chính chẳng hạn những trường hợp mẹ phải làm theo ca mà không thể rời bỏ vị trí. Lúc này mẹ có thể áp dụng cách hút xen kẽ ngắn và dài.

Theo cách này, lượng sữa của mẹ chắc chắn sẽ bị giảm nhưng nếu tranh thủ thời gian vào buổi tối và cuối tuần, mẹ vẫn có thể duy trì được nguồn sữa cho con.

Mẹ hoàn toàn có thể hút xen kẽ ngắn - dài để linh động về thời gian

Những lưu ý giúp mẹ đi làm bé vẫn được bú cả ngày

- Cữ hút buổi sáng luôn nhiều sữa nhất và ngực căng nhất nên mẹ cố gắng dậy sớm hơn một chút để hút cạn sữa hoặc cho bé bú nếu con cũng dậy sớm

- Em bé luôn là “chiếc máy” hút và kích sữa hiệu quả nhất, mẹ nên tận dụng thời gian để cho bé bú trực tiếp nhiều nhất có thể

- Trong các cữ hút, mẹ cần hút cạn sữa trong bầu ngực nhằm bảo đảm nguồn sữa không bị giảm

- Mẹ chú ý luôn bảo đảm hút sữa đúng giờ để cơ thể nhận biết được nhu cầu về sữa

- Massage là bước vô cùng quan trọng giúp sữa mẹ xuống hiệu quả hơn. Khi đi làm mẹ có rất ít thời gian cho cả núi việc không tên hàng ngày. Mẹ lưu ý đừng quấy quá vắt sữa thật nhanh mà bỏ quên bước này nhé!

- Áp lực từ công việc hoặc từ chính mong muốn phải có đủ sữa cho con có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi dẫn đến tình trạng mẹ đi làm bị mất sữa. Mẹ đừng quá lo lắng bởi mẹ hoàn toàn có thể tìm lại nguồn sữa đã mất và kích sữa lại từ đầu.

Mẹ cần hút sữa đúng giờ

Kinh nghiệm mẹ đi làm sau sinh

Bảo quản sữa vắt/hút đúng cách

Sữa hút xong được cất vào túi hoặc hộp trữ sữa, dán nhãn ghi đầy đủ ngày tháng và để vào túi giữ nhiệt có đá khô.

Mẹ chú ý không dồn sữa vừa hút vào sữa đã bảo quản lạnh để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.

Nếu nơi làm việc có tủ lạnh, mẹ có thể sử dụng tủ lạnh chung này để bảo quản sữa vắt trong ngày, tuy nhiên cần chú ý vệ sinh tủ.

Bên cạnh đó, nếu nhà cách xa chỗ làm hoặc thời gian đi đường lâu, hay bị tắc đường, thời tiết nắng nóng… mẹ vẫn cần chuẩn bị đá khô để bảo quản sữa khi di chuyển.

 

 

Cách luân chuyển sữa để bé phải sử dụng sữa trữ đông ít nhất có thể

Bắt đầu mối tuần vào tối chủ nhật, mẹ lấy lượng sữa trữ đông cần dùng cho ngày thứ hai để xuống ngăn mát. Sữa hút ra của ngày thứ hai được sử dụng vào thứ ba.

Cứ như thế cho đến cuối tuần, sữa hút ra của ngày thứ sáu được chuyển vào ngăn đông. Bé được bú mẹ trực tiếp vào cuối tuần.

Như vậy, bé chỉ phải sử dụng sữa đông lạnh 1 lần mỗi tuần. 

Xử lý khi đến giờ hút sữa nhưng mẹ vẫn không thể rời việc

Công việc bận rộn sẽ có những tình huống ngoài dự kiến khiến kịch hút sữa của mẹ bị gián đoạn như đang tiếp đối tác quan trọng, cuộc họp liên quan đến nhiều người mẹ không thể bỏ ngang… Vậy trong những tình huống này mẹ có thể linh hoạt thay đổi một chút nhé

- Nếu đã có kế hoạch công việc rõ ràng từ trước chẳng hạn mẹ biết chắc 4 tiếng sau sẽ có cuộc họp quan trọng, mẹ có thể đẩy lịch hút sữa sớm lên.

- Nếu cuộc họp không quá quan trọng, mẹ có thể trao đổi lại sau thì nên xin vắng mặt hoặc ra ngoài trước.

- Nếu không thể vắng mặt để hút sữa, mẹ hãy hút ngay sau khi xử lý xong việc.

Tâm trạng thoải mái giúp sữa về nhanh và nhiều

Chăm sóc bản thân

Và cuối cùng, sữa cho con là cần thiết nhưng về lâu dài sức khỏe của mẹ mới là điều quan trọng nhất.

Ăn đủ chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc thật đơn giản mà cũng thật xa xỉ đối với mẹ sữa lúc này. Vậy nhưng mệ cố gắng tự nhắc nhở mình nhé.

Tiếp đó tâm trạng của mẹ có ảnh hưởng đến việc sản sinh các hormone nhất định quyết định quá trình sản xuất sữa. Mẹ cần lưu ý đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình.

Có thể khi đi làm trở lại, đến thời gian bên con còn rất eo hẹp, nhưng chỉ cần cố gắng sắp xếp một chút thôi để dành thời gian cho bản thân mình mẹ nhé. 

Mẹ có thể nhờ những người thân xung quanh trợ giúp. Hoặc có thể tham gia POH Easy Two (15-49 tuần) để giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt nhất để vừa chăm con, vừa đi làm nhé!

Chỉ khi mẹ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc, tâm trạng tốt lành ấy mới có thể lan tỏa đến con yêu cùng những thành viên khác trong gia đình được mẹ à!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo