Mất sữa 4 tháng có kích lại được không? 6 lưu ý giúp kích sữa hiệu quả cho mẹ mất sữa

đăng bởi Thanh Thanh


Thông thường 2 -3 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về và cơ thể luôn cung cấp đầy đủ với nhu cầu bú của bé. Tuy nhiên vì rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sau sinh bị mất sữa, điển hình nhất là 4 tháng bị mất sữa. Vậy mất sữa 4 tháng có kích lại được không? Có cách kích sữa về lại hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của POH.
 


 

1- 12 nguyên nhân dẫn tới việc sau sinh 4 tháng bị mất sữa

1.1- Mô tuyến sữa không đủ

Do nhiều lý do mà ở một số người phụ nữ, ngực của họ phát triển không bình thường, dẫn tới việc không đủ ống dẫn sữa để cung cấp đủ lượng sữa theo nhu cầu của em bé.

1.2- Tiền sử phẫu thuật ngực

Nếu như người phụ nữ đã từng phẫu thuật ngực, dù là để điều trị bệnh hay thẩm mỹ đều có ảnh hưởng nhất định tới tuyến vú, ống dẫn sữa. Mức độ ảnh hưởng của các cuộc phẫu thuật này đến khả năng duy trì nguồn sữa là khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như cách thức thực hiện thủ thuật, khoảng thời gian từ khi phẫu thuật tới khi sinh con, các biến chứng để lại…


 

1.3- Tránh thai bằng nội tiết tố

Khi cho con bú, một số mẹ vẫn áp dụng các phương pháp tránh thai như dùng thuốc, miếng dán tránh thai, tiêm tránh thai… Đây là những biện pháp tránh thai theo hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố, và đương nhiên nó sẽ làm giảm dần lượng sữa tiết ra. 

Đa phần các mẹ bắt đầu sử dụng các biện pháp tránh thai ngay sau khi sinh con, do đó mà thường khi con khoảng 4 tháng tuổi là mẹ mất sữa.

1.4- Sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc trị bệnh

Trong quá trình nuôi con, mẹ có thể bị mắc bệnh từ cảm cúm thông thường đến các bệnh nặng hơn. Sẽ có trường hợp bác sĩ buộc phải kê kháng sinh hay thuốc trị bệnh để mẹ khỏi dứt điểm, mặc dù biết thuốc đó có thể ảnh hưởng tới hai hormone prolactin và oxytocin. Điều này sẽ làm quá trình sản xuất sữa giảm dần và dẫn tới tình trạng sau sinh 4 tháng bị mất sữa.

 

 

1.5- Mẹ mắc các bệnh về tuyến vú

Các bệnh về tuyến vú mà phụ nữ sau sinh thường gặp phải như: viêm tắc sữa, tắc tuyến sữa, viêm tuyến sữa, áp xe vú… Khi mắc phải, mẹ buộc phải tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Lúc này mẹ vừa phải dừng lại việc cho con bú cũng như sử dụng thuốc, các biện pháp y tế để can thiệp. Do đó mà mẹ bị mất sữa và con cần sử dụng sữa ngoài.

1.6- Sử dụng các thực phẩm gây giảm sữa, mất sữa

Nếu như mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ nhưng có thói quen không tốt như hút thuốc, uống bia rượu, các chất có cồn hay caffein thì chắc chắn sẽ nhanh chóng mất sữa. Ngoài ra, một số thực phẩm sau cũng có thể làm giảm sữa, mất sữa ở một số phụ nữ như lá lốt, rau răm, măng tươi, bạc hà, mùi tây…


 

1.7- Mẹ quá mệt mỏi, không được nghỉ ngơi

Khi mới sinh con, đặc biệt với các mẹ sinh con lần đầu, cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì lại quay cuồng với việc chăm sóc con. Liên tục cho con ăn, cho con ngủ, thức đêm trông con, khiến mẹ sớm kiệt sức và cơ thể không thể sản xuất sữa nhiều, dẫn tới tình trạng sau sinh 4 tháng bị mất sữa.

1.8- Thực đơn ăn uống của mẹ thiếu dưỡng chất, kiêng khem quá mức

Sau sinh, mẹ được mách phải kiêng khem nhiều món, chỉ được ăn một số món nhất định. Vô tình điều này lại khiến cho thực đơn ăn uống của mẹ vô cùng nghèo nàn, không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để cơ thể hồi phục cũng như cơ thể tiết ra sữa nhiều cung cấp cho con bú.

Mẹo dân gian giúp mẹ nhiều sữa là nên ăn cháo móng giò, canh móng giò đu đủ… Do đó nhiều mẹ ăn liên tục 6-7 lần/ tuần chỉ một món này. Thực tế móng giò không có tác dụng lợi sữa, mà còn chứa quá nhiều chất béo, nếu ăn nhiều còn gây ra nguy cơ tắc tia sữa, dẫn tới bệnh liên quan tới tuyến sữa. 

Do đó, mẹ vẫn có thể ăn món này nếu như mẹ yêu thích nhưng không nên ăn liên tục mà hãy đa dạng thực đơn để không bị nhàm chán cũng như cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

1.9- Mẹ bị stress, trầm cảm

Sinh con ra đã là điều không hề dễ dàng, nuôi con còn vất vả gấp bội. Điều này dẫn tới tình trạng đa phần các mẹ đều bị trầm cảm sau sinh, nhất là khi mẹ phải chăm con một mình. Stress, trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên, làm ức chế quá trình sản xuất sữa và suy giảm lượng hormone prolactin và oxytocin. Mẹ hãy chia sẻ việc chăm sóc con cũng như cảm xúc của bản thân với chồng, gia đình để có thể nghỉ ngơi, có không gian riêng để thư giãn tinh thần.

1.10- Con bú sai khớp ngậm

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất sữa 4 tháng sau sinh. Con bú sai khớp ngậm khiến con bú không hiệu quả, lượng bú ít, cơ thể lại hiểu là nhu cầu bú của con ít. Con bú sai khớp ngậm nguyên nhân có thể do mẹ cho chưa cho con bú đúng cách, bế bú sai tư thế, ngoài ra còn do con bị di tật bẩm sinh như dính thắng lưỡi, lưỡi ngắn…

1.11- Con không được bú thường xuyên và không bú kiệt sữa mẹ

Cơ thể sẽ chỉ sản xuất sữa để đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ sữa. Nếu như em bé không thường xuyên bú mẹ hay bú vặt vãnh, không ăn hiệu quả; hay sau mỗi cữ bú, mẹ không vắt kiệt sữa trong bầu vú, khiến cho bầu vú luôn còn tồn trọng sữa. Lúc này cơ thể sẽ hiểu nhu cầu cần sữa là ít hơn và nó sẽ sản xuất ít hơn, lâu dần sẽ giảm sữa và mất sữa.

1.12- Bổ sung sữa công thức quá sớm

Khi mới sinh con, mẹ dự phòng sữa công thức tránh trường hợp sữa mẹ chưa về hoặc chưa đủ để cho con ăn. Tuy nhiên, điều này cũng vô tình khiến mẹ bàng quan với sữa mẹ hơn. Con được bú sữa công thức no cũng giảm nhu cầu bú mẹ. Mà đương nhiên là chỉ khoảng 4 tháng sau sinh, mẹ sẽ bị mất sữa.


2- 6 lưu ý giúp kích sữa hiệu quả cho mẹ mất sữa

Bị mất sữa có kích sữa lại được không? Mất sữa hoàn toàn có lấy lại được không? Theo các chuyên gia và bác sĩ thì mẹ bị mất sữa 4 tháng vẫn có thể kích sữa để gọi sữa về. Tuy nhiên mẹ sẽ phải thực sự kiên trì trong một thời gian dài. 

Tương tự như vậy, mất sữa hoàn toàn vẫn có thể lấy lại được. Có thể 1-2 tuần đầu thực hiện việc kích sữa sẽ chưa đem lại kết quả gì, nhưng mẹ hãy kiên trì, quả ngọt sẽ đến. Sau đây là 6 cách kích sữa sau khi mất sữa vô cùng hiệu quả.

2.1- Cho con bú đúng cách, bú hiệu quả

Điều đầu tiên khi bắt đầu hành trình kích lại sữa, đó là mẹ cần phải cho bú đúng cách càng sớm càng tốt. Bú đúng cách là con cần được bú đúng khớp ngậm, nằm bú đúng tư thế. Khi con được bú đúng cách, con sẽ bú no, bú hiệu quả, lượng bú sữa của con nhiều. Khi này cơ thể sẽ tiếp nhận được nhu cầu ăn thực sự của con và tái tạo quy trình sản xuất sữa.

2.2- Cho con bú thường xuyên 

Mọi cách kích sữa hiện nay đều mô phỏng theo cách con bú mẹ trực tiếp. Vì vậy, để kích sữa hiệu quả nhất chính là cho con bú đúng cách và bú thường xuyên. Mẹ nên cho con bú theo cữ ổn định, cụ thể là mẹ nên cho bé vào nếp sinh hoạt EASY. Điều này sẽ vừa giúp con có được có nếp ăn ngủ khoa học, vừa giúp mẹ cho con bú theo cữ giúp kích sữa hiệu quả. Chưa kể, mẹ còn có thời gian để nghỉ ngơi giúp cơ thể sản xuất sữa tốt hơn.

2.3- Mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh, là tiền đề giúp kích thích sản xuất sữa trở lại.


2.4- Luôn giữ tinh thần thoải mái

Quá trình sản xuất sữa mẹ sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ý thức và cảm xúc của mẹ, nên khi mẹ có tâm trạng thoải mái thì nguồn sữa cũng sẽ chảy về nhiều hơn. Hãy cố gắng hạn chế để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, khiến cho mẹ mất sữa lần nữa. 

2.5- Thực đơn ăn uống cần đa dạng, đầy đủ dưỡng chất

Mẹ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua thực đơn đa dạng. Ngoài ra mẹ được ăn đủ nhu cầu, cảm thấy ăn ngon miệng. Nếu mỗi bữa ăn khiến mẹ căng thẳng vì phải ăn quá nhiều cũng như ăn liên tục một món, điều này không giúp mẹ có nhiều sữa hơn mà còn bị mất sữa.
 

 

 

2.6- Uống nhiều nước

Thành phần của sữa chủ yếu là nước, do đó để cơ thể sản xuất nhiều sữa thì mẹ cần bổ sung nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít/ngày. Mẹ hãy uống nước thường xuyên, không chỉ uống nước lọc mà còn ăn nhiều canh, hoa quả. Hãy để bình nước ở nơi mẹ hay nhìn thấy để luôn nhắc nhở bản thân uống nước.

2.7- Áp dụng các phương pháp kích sữa khoa học

Hiện nay có rất nhiều phương pháp kích sữa vô cùng hiệu quả, có sự hỗ trợ của máy hút sữa. Tuy nhiên hiệu quả sẽ không đến ngay tức thì mà cần mẹ kiên trì thực hiện đều đặn trong một thời gian dài. Mẹ hãy tham khảo chi tiết các cách kích sữa trong bài viết 3 cách kích sữa sau sinh phổ biến nhất giúp sữa mẹ luôn tràn trề cho con bú.

POH nhận thấy việc sữa mẹ có được duy trì lâu dài và luôn cung cấp đủ cho con bú hay không có liên quan mật thiết tới việc nuôi dưỡng con. 

  • Nếu như con được học cách ăn hiệu quả, bú đúng khớp ngậm, lượng bú con tốt hơn => Cơ thể mẹ bắt tín hiệu và sản xuất sữa liên tục và luôn dồi dào
  • Nếu con có nếp sinh hoạt EASY phù hợp => Mẹ cho con bú theo cữ ổn định, mẹ chủ động sắp xếp được thời gian để kích sữa theo giờ, mẹ được nghỉ ngơi.
  • Nếu con được hướng dẫn tự ngủ=> Mẹ được ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, khỏe mạnh, ăn uống tốt, cơ thể sản xuất sữa tốt hơn.

Chính vì thế, POH đã cho ra đời khóa học POH EASY nhằm giúp hành trình nuôi con của mẹ trở nên dễ dàng hơn. POH EASY không chỉ giúp con được ăn ngủ khoa học, phát triển tối đa về thể chất và tinh thần, mà còn giúp cho mẹ luôn duy trì nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Trong khóa học còn có sự tư vấn 1-1 với Bác sĩ Nhi khoa giúp mẹ chỉnh sửa cách kích sữa, cách massage, lịch kích sữa và phương pháp kích sữa, hướng dẫn kích sữa bằng tay... giúp sữa về nhanh, nhiều, hiệu quả nhất.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo