Phải làm sao khi bé cắn ti mẹ khi bú?

đăng bởi

 

 

Mẹ có nên cai sữa khi bé mọc răng, cắn mẹ khi bú?

Khi bé mọc răng, mặc dù mẹ có thể muốn ngừng cho bé bú vì bị cắn ti. Mẹ cảm thấy đau đớn, thậm chí nứt cổ gà, chảy máu và phải ngừng cho bé một thời gian. 

Nhiều mẹ cho rằng đây là thời điểm thích hợp để cai sữa. Tuy nhiên, nếu bé còn nhỏ, mẹ vẫn muốn bé ti mẹ, thì mẹ có thể thực hiện các bước sau để hạn chế tối đa bé cắn mẹ khi bú nhé!

Vì sao bé cắn mẹ khi bú? - Bé có đang bú đúng cách?

Mẹ cần kiểu tra cách bé ngậm vú khi bú. Bé thường mọc răng ở hàm dưới trước tiên. Để cắn mẹ, bé cần phải cong lưỡi để lộ răng dưới của mình. Nếu bé đã ngậm chặt đầu ti, ngậm đúng khớp ngậm bé sẽ không cắn ti mẹ.

Tư thế bú đúng là ảnh A và B. Tại ảnh B mẹ có thể thấy lưỡi bé đè qua hàm giúp con không cắn mẹ khi bú.

Khớp ngậm đúng giúp bé không cắn ti mẹ

Ảnh B: Khớp ngậm đúng - lưỡi đè qua hàm giúp bé không cắn được ti mẹ

Để bé có thể ngậm vú hiệu quả, mẹ nên ngồi với tư thế thoải mái nhất và đảm bảo cơ thể bé được hỗ trợ tốt.

Khi em bé lớn hơn, mẹ có thể cần phải thử các tư thế khác nhau để giữ cho cả hai mẹ con thoải mái trong thời gian bú.

Miệng của bé cần mở rộng và sẵn sàng ngậm đầu vú. Đầu hơi ngả về phía sau, trong khi cằm đẩy về phía trước. Nếu đầu bé nghiêng về nghiêng về phía trước, đường viền nướu hoặc răng của bé có thể sẽ chạm vào núm vú của mẹ.

Nếu em bé lơ là việc ngậm vú, núm vú có thể sẽ bị kẹt giữa lợi hoặc răng của bé trong giây lát.

Khi nhận thấy bé bắt đầu siết chặt hàm hoặc cong lưỡi, hãy đặt ngón tay út vào khóe miệng, giữa hai hàm. Sau đó rút ti ra khỏi miệng bé, khi đó, bé sẽ cắn vào tay thay vì vào ti mẹ.

Đừng kéo bé ra khi bé cắn mẹ, vì như thế sẽ làm mẹ đau hơn.

Miễn là mẹ giữ tư thế đúng cách, mẹ không cần phải lo việc con cắn ti mẹ

Tại sao bé cắn khi bú mẹ? - Các nguyên nhân khác

Ngoài việc ngậm núm vú không chắc chắn, còn có nhiều lý do khiến bé cắn khi bú mẹ:

  • Trẻ lớn hơn có thể dễ bị phân tâm. Đôi khi bé quay đi để nhìn một cái gì đó mà quên rằng vẫn còn ngậm vú mẹ trong miệng.
  • Một số em bé thường cắn vào cuối mỗi cữ bú vì đã no hoặc sữa trong bầu vú đã cạn
  • Bé có thể cắn vú mẹ nếu ngủ trong lúc bú. Để ý đến cử động hàm của bé, khi bé bú chậm lại, mẹ nên rút đầu ti ra trước khi bé ngủ. Tuy nhiên, POH khuyến khích mẹ cho bú khi thức, bé tỉnh táo (từ giấc đêm).
  • Bé có thể bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng tai, gây khó nuốt. Hãy giữ cho bé thẳng người hơn khi cho bé ăn để giúp bé nuốt dễ dàng hơn và tránh gây đau đớn cho mẹ.
  • Mọc răng khiến bé khó chịu và bé có thể sẽ cắn để giảm bớt sự khó chịu đó.
  • Đôi khi chỉ là vì bé tò mò xem điều gì sẽ xảy ra khi cắn ti mẹ.

Làm thế nào để ngăn bé cắn mẹ khi bú?

Mẹ có thể thử nhiều chiến thuật khác nhau để ngăn bé cắn. Cách mẹ lựa chọn phụ thuộc vào độ tuổi của bé:

  • Đặt bé xuống sàn ngay khi bé cắn
  • Đối với những bé lớn hơn, nếu bình thường bé thường xuyên cắn mẹ. Khi bé không cắn, mẹ hãy khen ngợi, ôm và hôn bé
  • Hãy thử cho bé bú với một tư thế khác
  • Nếu có thể, hãy cho bé ăn ở một nơi yên tĩnh với ánh sáng yếu, để không có gì làm bé mất tập trung
  • Học cách nhận biết khi nào bé no
  • Rút vú ra khỏi miệng bé khi bé ngủ
  • Nếu bé mọc răng, hãy mát xa nướu cho bé trước hoặc sau khi bú

Những chiếc răng mới của bé có thể rất sắc nhọn. Nếu bé cắn, có thể mẹ sẽ đau điếng và hét lên. Tuy vậy, hành động này thường không hiệu quả. Vì bé sẽ tò mò và lặp lại việc cắn ti mẹ để xem phản ứng của mẹ có giống như lần đầu bé cắn không.

Nếu mẹ đưa ra thông điệp không rõ ràng, mỗi lần bé cắn mẹ chỉ cau mày hay kêu khẽ lên làm bé thấy thích thú giống như trò chơi bóp - nhả kêu "chíp chíp" vậy.

Dưới đây là 3 bước xử lý giảng viên chương trình POH Acti hướng dẫn khi bé cắn ti mẹ:


Mát xa nướu của bé trước khi cho bé bú là một cách hiệu quả trong trường hợp này

3 bước xử lý hiệu quả khi bé cắn ti mẹ

Hướng dẫn này dựa trên nội quy dành cho bé 0-3 tuổi: Không làm đau, tổn hại chính bản thân mình, làm đau; tổn hại người khác hoặc tổn hại môi trường xung quanh.

Nếu bé có hành vi làm đau mình hoặc hành vi làm đau người khác (cắn ti mẹ) thì mẹ có thể áp dụng cấu trúc xử lý:

  • Bước 1: Sử dụng "thông điệp tôi" để thông báo cho bé biết cảm giác của mẹ

VD: "A, mẹ đau", "Con đang cắn mẹ rất đau đó" Hoặc "Mẹ đau quá" kèm biểu cảm rõ ràng, chân thực. Lúc này phải dừng hành động đó ngay vì bé đang làm đau người khác (việc khẩn cấp)

  • Bước 2: Vì khẩn cấp nên mẹ dừng ngay hoạt động này lại. Mẹ có thể đẩy bé ra bằng cách đưa ngón tay út vào khóe miệng bé để ngăn bé tiếp tục cắn mẹ.
  • Bước 3: Nói rõ ràng cho bé tác động hành vi đó như thế nào theo cấu trúc: Thông điệp tôi = Cảm xúc (ngay tại thời điểm đó) + Hành vi (Bé vừa thực hiện) + Tác động (lên mẹ như thế nào?)

VD: "Mẹ đang rất đau khi con cắn ti. Mẹ cần ít nhất 15 phút để làm ti bớt đau mới có thể cho con ti tiếp được..."

Mục đích của việc này là để thông báo cho con về cảm xúc và giới hạn của mẹ. Bé cần hiểu việc mình làm gây ra hậu quả cho người khác như thế nào. Tuy nhiên mẹ lưu ý: Có thể con sẽ nhớ thông điệp của mẹ ngay từ lần đầu tiên ( vì còn tùy vào độ tuổi và nhận thức bé). Nhưng sau rất nhiều nhiều lần con sẽ hiểu được giới hạn để tự điều chỉnh hành vi của mình.

Sau này lớn hơn, con sẽ tự điều chỉnh giới hạn của mình và những người xung quanh. Con học cách chung sống hòa bình, êm đềm trước hết với các thành viên trong gia đình.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị nên nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ hai năm đầu đời.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo