Đau núm vú khi cho con bú

đăng bởi Tiên Tiên

 

Đau núm vú có phải hiện tượng bình thường khi cho con bú không?

Các chị em khi mới cho con bú thường bị đau núm vú, nên mẹ có thể nghĩ rằng đây là một phần bình thường của việc cho con bú và mẹ chỉ cần chịu đựng nó. 

 

Núm vú cuae mẹ có thể bị đau rát, sưng đỏ khi cho con bú

Nhưng không phải vậy. Trong tuần đầu tiên, thường các chị em sẽ đau trong vài giây khi con mới ngậm vú. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hầu hết trong suốt thời gian con bú hoặc tất cả các lần cho con bú thì điều này không bình thường. 

Cơn đau sẽ âm ỉ, đặc biệt nếu mẹ đang dùng thuốc giảm đau trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hoặc mẹ tập trung vào việc cho con ăn đến mức mẹ sẵn sàng chịu cơn đau này và hy vọng nó sẽ hết.

Mẹ hãy chú ý đến cảm giác và gặp chuyên gia tư vấn ngay khi có dấu hiệu đầu tiên. Nếu mẹ bỏ qua cơn đau, núm vú của mẹ có thể bắt đầu nứt và chảy máu và việc cho con bú có thể rất đau đớn.

 

 

Nguyên nhân làm đau núm vú khi cho con bú là gì?

Có rất nhiều lý do làm đau núm vú hoặc gây khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Bé ngậm núm vú nông: Mẹ có thể bị đau núm vú trong vài ngày hoặc vài tuần đầu cho con bú nếu con không ngậm đầy miệng. Khi điều này xảy ra, con đã ngậm nông. Con sẽ mút núm vú chứ không phải bú, gây đau và sau đó ảnh hưởng rất nhiều đến núm vú. Nếu mẹ nhận thấy rằng núm vú có hình dạng như một thỏi son mới, hoặc nếu mẹ thấy một dải chạy xuống giữa núm vú, điều đó có nghĩa là con cầm ngậm sâu hơn. Hãy hỏi chuyên gia để tìm ra tư thế đúng giúp con ngậm sâu hơn.
  • Bị thương khi vắt sữa: Sử dụng máy hút sữa không đúng cách cũng có thể làm tổn thương hoặc làm đau núm vú. Có thể do vành đi kèm với máy hút sữa quá nhỏ so với núm vú. Hãy hỏi chuyên gia để tìm ra máy bơm phù hợp và vành đúng kích cỡ và chỉ cho mẹ cách sử dụng máy bơm đúng cách.
  • Nhiễm trùng tưa miệng. Nếu con bị tưa miệng hay nấm miệng, con sẽ truyền cho mẹ và gây đau hoặc tổn thương núm vú. Các dấu hiệu của bệnh tưa miệng ở các bà mẹ cho con bú bao gồm núm vú ngứa, đỏ, sáng bóng và đau ở vú trong hoặc sau khi cho con bú. Hãy đi khám để điều trị nấm men trên vú. Nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày điều trị, hãy hỏi bác sĩ để  loại trừ khả năng mẹ bị chàm, vì nó có các triệu chứng tương tự.
  • Líu lưỡi: một nguyên nhân khác là con có thể bị líu lưỡi. Có nghĩa là vùng mô nối lưỡi với sàn miệng bị ngắn hoặc dài so với đầu lưỡi. Điều này có thể gây ra vấn đề khi cho con bú, bao gồm làm núm vú bị đau, nhưng nó có thể dễ dàng khắc phục sau một cuộc tiểu phẫu. Bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ kiểm tra lưỡi của bé nếu núm vú mẹ bị đau.
  • Mụn sữa: là tình trạng một lớp da mỏng bao phủ lên lỗ dẫn sữa, khiến sữa bị kẹt và làm tắc ống dẫn. Những mụn sữa giống như một chấm trắng hoặc vàng trên núm vú và có thể gây đau ngay chỗ đó và sâu bên trong. Chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ có thể xử lý luôn bằng cách lột lớp da ở chỗ đau, nếu không sẽ phải mất vài tuần để núm vú tự lành.
  • Phồng rộp: Vết rộp là vết phồng rõ ràng, màu vàng hoặc có máu trên núm vú gây đau dữ dội trong quá trình mẹ cho bú. Nguyên nhân là do bé ngậm không đúng khớp nên núm vú bị ma sát khi bú. 
  • Một nguyên nhân thường thấy khác là do áo lót không phù hợp hoặc sử dụng máy hút sữa không đúng cách.
  • Nguyên nhân ít phổ biến hơn là viêm da tiếp xúc, thường do mẹ dị ứng thuốc mỡ, kem hoặc thuốc trên núm vú. Ngừng sử dụng kem núm vú hoặc thuốc cho đến khi mẹ đi khám da liễu để xác định rõ nguyên nhân.
  • Nếu mẹ có tiền sử bệnh herpes (bệnh mụn rộp), vết phồng rộp có thể là tổn thương do bệnh. Mẹ hãy ngừng cho con bú và gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn. Mẹ có thể truyền herpes cho em bé nếu mẹ cho con bú trong khi bùng phát herpes trên quầng vú hoặc núm vú.

 

 

Cho đến khi núm vú lành và an toàn cho con, mẹ cần vắt sữa để duy trì nguồn sữa (nhưng bỏ sữa để bảo vệ con). Nếu chỉ có một trong hai vú bị ảnh hưởng, thì trong thời gian đó, mẹ có thể cho con bú ở bên còn lại.

  • Co thắt mạch máu. Nếu núm vú trông nhợt nhạt và bắt đầu đau dữ dội vài giây hoặc vài phút sau khi bú, sau đó trở lại màu bình thường, đó có thể là do co thắt mạch máu ở núm vú. Nguyên nhân có thể do chấn thương núm vú, núm vú bị đè nén hoặc từ nấm men trên núm. Mẹ cần đi khám để tìm nguyên nhân co thắt. Có một tình trạng tiềm ẩn được gọi là hội chứng Raynaud gây ra co mạch, nhưng nguyên nhân này hiếm gặp. 

Mẹ có thể cảm thấy ở cả hai núm vú cùng một lúc, có thể kéo dài hơn một vài phút và thường xuyên cảm thấy khi tiếp xúc với lạnh. Mẹ hãy gặp bác sĩ để điều trị và tìm hiểu cách xử lý tình trạng này.

Điều trị đau núm vú như thế nào?

Liên hệ với chuyên gia để được giúp đỡ càng sớm càng tốt. Họ có thể chẩn đoán nguyên nhân của cơn đau và kết hợp với bác sĩ để đặt ra kế hoạch điều trị. Một khi mẹ biết nguyên nhân thì chuyện xử lý sẽ đơn giản hơn nhiều.

Mẹ có thể tiếp tục cho con bú khi đau núm vú không?

Mẹ vẫn có thể cho con bú. Nhưng đừng cố gắng chịu đựng. Hãy nhớ rằng mẹ không phải chịu nỗi đau này. Gặp chuyên gia càng sớm càng tốt để mẹ có thể xử lý vấn đề.

Nếu mẹ bị đau đến nỗi sợ việc đặt con lên ngực mẹ hãy cân nhắc việc dừng cho bé bú. Mẹ có thể vắt sữa cho con trong vòng 12 đến 24 giờ. 

Mẹ chỉ nên dùng máy hút sữa được cung cấp ở bệnh viện và dùng chế độ phù hợp, có phễu vừa với núm vú của mẹ. Mẹ cũng nên có một chuyên gia về bú mẹ để chắc chắn rằng mẹ đang dùng máy hút sữa đúng cách.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo