Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn?

đăng bởi Thanh Thanh


Hầu hết các ba mẹ đều quan tâm tới cân nặng của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những tháng đầu đời của trẻ. Vậy cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bao nhiêu là đạt chuẩn? Có phải càng bụ càng tốt không? Nếu em bé thiếu cân thì có đáng lo không? Làm sao để tăng cân cho bé? Hãy cùng POH giải đáp từng câu hỏi trên trong bài viết dưới đây nhé!

1- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

 Trung bình cân nặng của em bé sơ sinh 1 tháng tuổi sinh đủ tháng là 3,5-4,2kg. Tuy nhiên đây chỉ là con số trung bình, mang tính chất tham khảo. Thực tế cân nặng của em bé sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau đây, và không phải em bé sơ sinh nào cũng phải đạt cân nặng theo chuẩn mới tốt:

  • Giới tính của bé: Cân nặng giữa bé trai và bé gái có sự chênh lệch nhau. Khi mới chào đời, thường cân nặng của bé trai sẽ nhỉnh hơn bé gái.
  • Di truyền: Yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất tới cân nặng của trẻ sơ sinh. Ba mẹ có cơ thể nhỏ nhắn, nhẹ cân thì hiếm khi sinh em bé sinh ra nặng cân hơn mức trung bình.
  • Thứ tự sinh: Thường em bé đầu sẽ nặng cân hơn các em bé sinh sau.

Nếu ba mẹ chỉ quan tâm tới cân nặng của bé thôi là chưa đủ. Để theo dõi sự phát triển của em bé sơ sinh, ba mẹ cần thông qua biểu đồ tương trưởng với đầy đủ 3 yếu tố: cân nặng, chiều cao, vòng đầu. Đồng thời theo dõi các mốc phát triển kỹ năng như vận động tinh, vận động thô, ngôn ngữ, cảm xúc, giác quan…

2- Cân nặng như thế nào thì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần đi khám?

Trong 2 tuần đầu sau sinh, bé bị sụt cân so với thời điểm mới sinh ra. Ba mẹ đừng lo lắng quá vì điều này, vì thời điểm này dân gian gọi là trẻ bị “ngót nước”. Trẻ sẽ giảm 5-10% cân nặng lúc sinh. Sau 2 tuần này, bé sẽ tăng cân trở lại. Tuy nhiên, với những trường hợp sau đây, thì ba mẹ cần phải cho bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế ngay:

  • Trẻ sơ sinh sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải lý do “ngót nước” như đã nêu ở trên.
  • Số cân của trẻ 1 tháng tuổi không thay đổi so với cân nặng lúc sinh
  • Hoặc tăng quá ít, <500 gram
  • Trẻ lờ đờ, không hứng thú với bú sữa hoặc bỏ bú

3- Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân chậm

Trung bình em bé sơ sinh sẽ tăng 150-200 gram/ tuần. Do đó nếu khi sinh bé đạt 2,7-3,5kg thì tới khi đầy tháng, bé sẽ có cân nặng khoảng 3,5-4,2kg. Tuy nhiên, do một vài yếu tố mà cân nặng của bé tăng chậm:

  • Đầu tiên và cũng là nguyên nhân chủ yếu của việc trẻ sơ sinh tăng cân chậm, đó chính là bé bú sai khớp ngậm. Dù sữa mẹ dồi dào, con bú nhiều lần, nhưng thực tế con lại ăn kém hiệu quả,  lượng sữa thực tế con hấp thụ được là rất ít. Điều này còn ảnh hưởng tới giấc ngủ của con, do con ăn không được no nên con ngủ kém. Kết quả là con tăng cân chậm
  • Nguyên nhân thứ 2 là do sữa mẹ không đủ cho con bú, mẹ cũng không biết rằng sữa mẹ không đủ nên không bổ sung thêm sữa công thức
  • Bé bú mẹ trực tiếp thì chỉ bú được sữa đầu để giải khát, còn sữa cuối chứa nhiều dưỡng chất giúp bé tăng cân thì con được bú. Thường là do con ăn vặt ngủ vặt, ngủ trên ti mẹ sẽ thường gặp trường hợp này.
  • Chế độ ăn uống của mẹ kém khoa học, mẹ kiệt sức vì không được nghỉ ngơi đủ, dẫn tới sữa mẹ không đủ dưỡng chất để cung cấp cho con phát triển và tăng cân.
  • Ngoài ra, có thể do con gặp một số bệnh lý về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa hay tim mạch. Hay bé mới ốm dậy cũng sẽ không tăng cân hoặc giảm cân.
     

 

4- Cách giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân hiệu quả

Cách giúp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân hiệu quả ở đây là giúp bé được ăn no ngủ đủ, phát triển toàn diện, ắt bé sẽ tăng cân đều đặn và khỏe mạnh, chứ không phải tăng càng nhiều càng tốt hay chỉ chú trọng vào cân nặng của trẻ.

Hướng dẫn bé bú đúng khớp ngậm

Đây là điều kiện tiên quyết để bé có thể bú sữa hiệu quả. Chỉ khi con được ăn hiệu quả, ăn đủ no, con mới hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể, phát triển cả về thể chất và tinh thần, trong đó có tăng cân.

Thiết lập nếp sinh hoạt khoa học phù hợp cho bé

Một em bé không có lịch sinh hoạt rõ ràng và phù hợp, thường sẽ là những em bé ăn vặt ngủ vặt trải dài suốt cả ngày. Con ăn chưa kịp no thì đã buồn ngủ, giấc ngủ của con ngắn vì con đã sớm đói lại, rồi con lại ăn… Một vòng luẩn quẩn khiến cả chất lượng bữa ăn và chất lượng giấc ngủ đều kém, dẫn tới con không thể tăng cân hoặc tăng rất chậm.

Khi em bé sơ sinh 1 tháng tuổi được mẹ cho vào nếp sinh hoạt EASY phù hợp, con được chia cữ ăn ngủ rõ ràng. Con được bú trong tỉnh táo, cũng như khi thực sự đối nên con ăn được tối đa khả năng và cảm nhận được cảm giác no. Sau đó đến giờ ngủ, con được ngủ một giấc sâu và đủ dài vì đã tích trữ đủ năng lượng trong cơ thể. Nhờ vậy mà con phát triển tốt và tăng cân đều.


Cho bé bú cả sữa đầu và sữa cuối

Khi con bú mẹ trực tiếp, con sẽ được tiếp cận với sữa đầu đầu tiên. Sữa đầu sẽ tiết ra trong 10 phút đầu tiên của cữ bú. Trong sữa đầu chứa chủ yếu là vitamin, nước, protein, khoáng chất…Có tác dụng giúp bé giải khát, không giúp bé tăng cân. Vì thế, sữa thường có màu trắng do ít chất béo. Trong sữa đầu cũng chứa oxytocin khiến cho bé dễ buồn ngủ, và ngủ gật khi chưa kịp bú sữa cuối.

Trong sữa cuối chứa nhiều chất béo và cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ giúp bé tăng cân tốt và no lâu. Do đó, mẹ cần giúp bé bú được cả sữa đầu và sữa cuối để con hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất trong sữa mẹ và tăng cân tốt.

Hướng dẫn con tự ngủ

Việc hướng dẫn con tự ngủ sẽ giúp cho bé không phụ thuộc ti mẹ, hay cần mẹ bế ru để ngủ. Khi đó con dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, con có thể tự chuyển giấc mà không cần những điều phụ thuộc kia. Từ đó mà giấc ngủ con sâu hơn, dài hơn, chất lượng hơn. Khi con được ngủ nghỉ tốt, chất lượng bú của con cũng tốt hơn và con sẽ tăng cân đều đặn.

Cho bé vận động lúc thức

Sau khi bú sẽ là khoảng thời gian bé chơi trước khi tới giờ đi ngủ. Mẹ nên cho bé tập tummy time, vừa giúp bé phát triển các kỹ năng vận động,vừa giúp bé tiêu hao năng lượng, bé ngủ ngon và sâu hơn. Nhờ thế mà bé được ăn no ngủ đủ, phát triển toàn diện, tăng cân đều đặn.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp với nguồn sữa. Do đó, mẹ cần ăn uống đầy đủ chất, đủ bữa, đa dạng thực phẩm, ngoài các thực phẩm gây hại thì mẹ không nên kiêng khem quá mức hay chỉ ăn một vài món cố định. Ngoài ra, mẹ cần được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe sau sinh. Hãy nhờ chồng và  người thân cùng chăm sóc bé, để mẹ có nhiều thời gian ngủ và nghỉ ngơi hơn.

Và để mẹ cũng được nghỉ ngơi trọn vẹn 8 tiếng mỗi đêm mẹ tham khảo ngay khóa học POH EASY của POH nhé! Với POH EASY, mẹ yên tâm cho con vào nếp ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng để mẹ được ngủ ngon trọn vẹn 8 tiếng mỗi đêm!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo