Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 4

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Khi con bắt đầu đứng và bước những bước đầu đời, các mẹ có thể tự hỏi liệu một đôi giày có thực sự cần thiết không?

Hầu hết các bác sĩ và chuyên gia phát triển đều cho rằng con chưa cần phải đi giày nếu con chỉ đi lại trong môi trường an toàn như nền nhà, thảm sạch... Tuy nhiên, bé sẽ cần đôi giày mềm mại, thoải mái khi tập đi hoặc chạy nhảy ngoài trời.


Mẹ cầm tay giúp bé tập đi

Khi bé tập đi, tư thế cúi người với những ngón chân nhỏ bé xòe ra là điều hòa toàn bình thường. Đi chân trần có thể giúp bé tăng cường cơ bắp và cơ chân cũng như cảm nhận kết cấu dưới chân sẽ giúp con giữ cân bằng tốt hơn.

Chuyền đồ vật từ tay này qua tay kia

Giờ trẻ đã thành thạo việc cầm và nhặt các vật thể lớn. Trẻ sẽ bắt đầu tập trung vào phát triển chuyển động của các nhóm cơ nhỏ hơn ở tay và ngón tay để cải thiện các kỹ năng vận động tinh. 

Một trong những bài học đầu tiên của con là cách truyền đồ chơi từ bên này sang bên kia mà không để rơi. Hành động tưởng như đơn giản này cũng yêu cầu con phải phát triển đầy đủ sự phối hợp tay mắt.

 Mút tay

Mặc dù em bé mút ngón tay thường là em bé vui vẻ nhưng mẹ có thể lo lắng về cách “cai mút tay” cho trẻ. Đặc biệt là nếu em bé của mẹ có lịch sinh hoạt đều đặn và ngủ đủ mỗi đêm.

Khi những chiếc răng cửa đầu tiên của trẻ mọc lên, mẹ có thể cảm thấy ám ảnh với sự quấy khóc của con. Lúc đó ngón cái quả là vị cứu tinh. Nhưng giờ đây mẹ nên làm gì để cai mút tay cho con?

Trong giai đoạn này, mẹ chắc chắn sẽ thua trong trận chiến giằng ngón tay ra khỏi miệng bé thôi. Trẻ sẽ nỗ lực để đưa tay vào miệng mút vì con đã hình thành liên kết sữa việc mút ngón tay và sự thoải mái.

Nhiều em bé còn coi mút tay như một cách để trấn an bản thân. Quan sát một em bé mút tay mẹ sẽ thấy đôi mắt của con dường như sáng lên, hay con có thể ngay lập tức buồn ngủ nếu đã đến giờ đi ngủ. 

Vì vậy, mẹ không cần tìm cách cai mút tay cho con mà chỉ cần mẹ rửa tay thường xuyên hơn cho bé. 

Nhưng mẹ đừng quá lo lắng, trẻ sẽ hạn chế mút ngón tay khi con nói nhiều hơn. Và khi được làm quen với thức ăn dặm con sẽ thích đưa đồ ăn ngon vào miệng thay vì mút ngón tay không được ngon lành lắm kia. 

Theo thời gian con sẽ ít phụ thuộc vào việc mút ngón tay hơn. 

Tạo ra âm thanh

Mẹ có thể nhận ra một trò chơi yêu thích của trẻ là đập đồ vật vào nhau để nghe âm thanh phát ra. Vậy sao không tận dụng những âm thanh bé tạo ra để tạo thành một bản nhạc nhỉ? Mẹ có thể tự sắp xếp cho bé một bộ trống.

Mẹ có thể chọn các thùng được làm từ những vật liệu khác nhau đặt ngược xuống và một chiếc dùi trống ngắn. Sưu tầm thêm các hộp nhựa trong có đặt gạo hoặc đậu lăng và đậy kín nắp, vai chiếc nắp nồi và mấy chiếc chuông. 

Vậy là mẹ đã tự chuẩn bị được một bộ trống để trẻ thỏa thích tạo ra âm thanh yêu thích. mẹ hãy ghi hình lại nhé vì biết đâu con lại tạo ra một bản nhạc thật vui tai.

Cuộc sống của mẹ: Di chuyển nhiều hơn

Di chuyển nhiều hơn thật ra giúp mẹ tạo ra năng lượng chứ không hề gây mệt mỏi. Bí quyết cho các mẹ là hãy chọn một bài tập phù hợp với lịch trình của bản thân.

Nếu mẹ cảm thấy quá bân rộn và không có thời gian tập luyện thì hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

Đi ra ngoài

Đi dạo, chạy bộ hoặc đi bộ và đưa bé đi cùng. Hãy cân nhắc về việc cho bé ngồi trong một xe đẩy chạy bộ hoặc ba lô địu. Tập thể dục cùng mẹ cũng sẽ kích thích các giác quan của bé và thúc đẩy sự phát triển của con.

Tham gia một lớp học với bé yêu

Một số câu lạc bộ sức khỏe và phòng tập yoga hoặc Pilates có các lớp học cho các cha mẹ đã có em bé. 

Tạo một phòng tập thể dục tại nhà

Tập theo các thiết bị tập thể dục tại nhà hoặc video là cách mà mẹ có thể sử dụng trong khi bé ngủ trưa hoặc đang có người chăm sóc.

Nhảy với con

Mẹ cùng con có thể nhảy múa quanh phòng cùng nhau - bé yêu sẽ thưởng thức giai điệu âm nhạc và chuyển động cùng mẹ.

Hạn chế các “lối tắt”

Hãy đỗ xe cách xa các điểm đến của bạn hơn bình thường để bạn buộc phải đi bộ nhiều hơn.

Đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc thang cuốn

Mỗi bước đi đều có giá trị và đó là bài tập thể dục tốt cho mẹ.

Nguồn: Babycenter, Kidspot

>>  Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 3

>>  Trẻ 9 tháng tuổi tuần 1

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo