Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 3

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Tầm nhìn tốt nhất của bé ở thời điểm trước đây là khoảng 20/40, bước vào thời điểm này, khả năng nhìn của con gần như giống người lớn. Con đã nhìn được rõ ràng hơn và nhìn ra được chiều sâu.


Tầm nhìn xa giúp con có thể nhận ra đồ chơi của mình

Mặc dù tầm nhìn ngắn của bé vẫn chưa phải là tốt nhất, nhưng nhìn được xa hơn cũng đã đủ để con nhận ra mọi người và đồ vật trong phòng. Bé có thể nhìn thấy một món đồ chơi ở góc xa của căn phòng và cố gắng bò về phía món đồ đó. 

Màu mắt của bé cũng đã gần giống với màu mắt khi con lớn lên. Mặc dù vậy, có thể mẹ vẫn thấy những thay đổi rất nhỏ sau đó.

Trẻ học cách đứng lên

Khi trẻ đã có thể ngồi và bò con chỉ cần có thêm thời gian là có thể đứng lên bằng cách vịn tay vào đồ đặc hoặc tự đứng bằng hai chân. Để đứng dậy được, trẻ sẽ từ tư thế ngồi chống hai đầu gối lên rồi dùng phần thân trên cứng cáp để nâng người lên tư thế đứng.

Hoạt động này vẫn còn mới với con. Đôi khi mẹ còn thấy con loay hoay không biết làm sao để chuyển về tư thế ngồi và con gần như “mắc kẹt” trong tư thế đứng. 

Tất cả trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào đôi chân nho nhỏ của bé nên thỉnh thoảng con sẽ bị ngã xuống sàn. Mẹ có đẩy nhanh quá trình học kỹ năng của con bằng cách hướng dẫn bé từ từ khụy gối và hạ dần người xuống một cách có kiểm soát.

Đứng dậy ở trên giường

Trong lúc học kỹ năng mới trẻ sẽ rất muốn được làm mọi lúc. Mẹ sẽ nhận thấy con lúc này chỉ muốn được đứng lên. Ngay cả khi mẹ đặt bé nằm vào trong cũi, trẻ sẽ đứng dậy ngay. Dù mẹ có đặt con nằm lại lần nữa thì bé vẫn sẽ đứng lên thôi. Mẹ phải làm sao bây giờ?

Cũng giống như khi con học các kỹ năng khác, mẹ chỉ cần để trẻ được làm đủ con sẽ vui vẻ nằm lại thôi. Mặc dù khuyến khích trẻ nằm xuống là tốt nhưng nếu con chưa chịu thì mẹ cũng đừng lo lắng.

Nếu con đứng đủ lâu con sẽ mỏi (thậm chí mẹ còn thấy con trùng đầu gối xuống) và con sẽ nằm xuống thôi. Vài cuốn sách truyện tranh sẽ giúp con thích thú với việc ngồi nhìn sách hơn là việc đứng lên.

Cuộc sống của mẹ: Khi chăm sóc bé là một công việc khó khăn

Khi trẻ có hành động sai ba mẹ thường phạt trẻ ngồi một góc và tự nguy nghĩ về việc đã làm. Hình phạt "Kiểm điểm bản thân" này đang là một phương pháp kỷ luật ngày càng được nhiều cha mẹ sử dụng.

Phương pháp này giúp điều chỉnh hành vi của bé thông qua việc trẻ không được ba mẹ chú ý nhiều nữa. Đồng thời, ba mẹ cũng có một khoảng thời gian giảm sức ép cho bản thân.

Khi trẻ đã biết đi, việc trông chừng và chạy theo bé đôi khi làm mẹ cảm thấy mệt mỏi. Lúc đó mẹ hãy hít thở thật sau để lấy lại bình tĩnh. Để bé chơi một mình trong khu vực chơi nếu mẹ cảm thấy quá mệt. Nếu con quấy khóc vào ban đêm mẹ hãy bình tĩnh trong vài phút rồi mới tới gần để kiểm tra xem con đang gặp vấn đề gì.

Vào những ngày cảm xúc của mẹ trở nên tồi tệ, mẹ hãy áp dụng phương pháp hít thở sâu hoặc đếm đến 10 trước khi phản ứng lại với một sự việc và suy trì sự cân bằng.

Hoặc mẹ có thể áp dụng phương pháp từ những ngày mới sinh em bé: Thỉnh thoảng hãy ngủ khi bé ngủ. Và tất nhiên các mẹ hãy nhờ tới sự giúp đỡ của chồng thường xuyên giúp trông con nếu có thể.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com.

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo