Thật khó tin, bé yêu của mẹ đã sắp 1 tháng rồi. Mẹ đã quen thuộc với lịch cho bé ti, cho bé ngủ hay các quấn tã cho bé chưa…. Trong tuần thứ thứ 3 này bé có gặp vấn đề gì không, có nhiều khác biệt với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi không? Các mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi phát triển thế nào?
Vấn đề ăn ngủ của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi
Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi phát triển thế nào?
Mẹ có thể thấy bé yêu đang cố nâng đầu lên khi bé nằm sấp, thậm chí là quay đầu từ bên nọ sang bên kia. Các chuyển động tay chân trở nên mượt mà và giật ít hơn khi bé kiểm soát được cơ bắp của mình đó mẹ ạ.
Cuống rốn của trẻ sơ sinh tại thời gian này đã rụng, thế nhưng mẹ cũng không được bỏ bê việc chăm sóc rốn cho em bé sơ sinh đâu nhé. Nếu như rốn trẻ có mùi bất thường, da xung quanh đỏ hay ẩm ướt thì là điều khá bận tâm đó.
Em bé sơ sinh 3 tuần tuổi cần được chăm sóc cuống rốn cẩn thận
Bé đã bắt đầu chú tâm nhiều hơn và trả lời giọng nói của mẹ, đây chắc chắn là tín hiệu đáng mừng và khiến mẹ quên đi mệt mỏi trong hành trình chăm sóc bé yêu. Mẹ cũng không nên quá sức, hãy chia sẻ việc trông chừng bé với người thân, cơ thể mẹ khỏe khoắn mới đem lại dòng sữa ổn định cho trẻ.
Hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang được tích cực hoàn thiện. Chắc hẳn đây là thời gian mà trẻ được nhiều vị khách viếng thăm, mẹ nên chú tâm với vấn đề này nhé. Mẹ không nên để ai ôm hôn lên môi trẻ, người hút thuốc lá hay người mắc bệnh truyền nhiễm tới gần bé… Hệ miễn dịch non nớt của trẻ chưa có thể đối phó với nhiều loại virus.
Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Khi nào để người khác bế bé và những thắc mắc về chuyện bế bé của POH để biết thêm những kiến thức bổ ích nhé!
Nếu như mẹ thấy bé 3 tuần tuổi hay vặn mình thì cũng không nên quá lo lắng. Việc vặn mình sẽ xảy ra ở một vài tuần đầu đó mẹ ạ. Đây cũng hoàn toàn không phải dấu hiệu của thiếu canxi đâu, mẹ chỉ cần cho con uống vitamin D3 hằng này theo chỉ dẫn của bác sĩ là đủ. Mẹ đừng hiểu nhầm nhé!
Vấn đề ăn ngủ của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi
Vấn đề trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ăn bao nhiêu khiến mẹ bận tâm. Bé sẽ bú khoảng 8-12 lần một ngày bao gồm bú đêm, mỗi lần bú có dung tích khoảng 90-150ml. Tuy nhiên đây chỉ là lượng sữa tham khảo. Bé có thể bú ít hoặc nhiều hơn khoảng này.
Mẹ nên phân bổ thời gian cho bé bú hợp lý với chơi và ngủ nhé. Nếu như bé rơi vào tình trạng “quên cho ăn” em bé có thể thét toáng lên.
Vậy trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Nhìn chung thì trẻ dưới 1 tháng tuổi sẽ có thời gian ngủ là 16,5-18,5 tiếng. Tùy từng bé sinh non hay không sẽ có khoảng thời gian thức khác nhau, tuy nhiên mẹ cũng không nên để bé thức quá lâu dẫn đến tình trạng quá mệt. Với em bé sơ sinh 3 tuần tuổi, thời gian thức mỗi lần là 45-60 phút.
Câu trả lời trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi đi ngoài mấy lần là đáp án cho việc trẻ ăn có đủ, có tiêu hóa tốt hay không. Bé sẽ đi vệ sinh nhiều hơn 6 lần trong tuần này.
Mẹ đừng quên theo dõi phân và nước tiểu của trẻ để phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào của trẻ.
Những lưu ý khác dành cho mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh
Nằm ngủ sấp khiến nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh tăng cao
Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ xảy ra tình trạng đột tử. Chúng có thể xảy ra cho trẻ khi bé đang ngủ và thậm chí không có dấu hiệu báo trước. Mẹ không nên quá lo lắng vì đảm bảo an toàn ngủ sẽ giúp giảm tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh. Một số điều kiện về an toàn ngủ mẹ có thể tham khảo là:
- Không để phụ huynh hay người chăm sóc bé hút thuốc lá.
- Không nên để bé ngủ úp xuống nệm hay nằm trên bề mặt quá mềm. Mẹ nên để bé nằm ngửa khi ngủ, bỏ đồ chơi của bé ra khỏi cũi để tránh bé bị chặn đường thở.
- Không để nhiệt độ trong phòng quá nóng. Một môi trường mát mẻ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn...
Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi sẽ phát triển nhanh chóng ngay trong tuần sau thôi. Vậy 1 tháng đầu đời bé sẽ ra sao, mẹ có hồi hộp không, cùng theo dõi bài viết tiếp theo của POH nhé.
"Tummy time"
Hãy chắc chắn rằng mẹ đang tiếp tục đặt em bé nằm trên bụng “tummy time” - nằm úp bụng khi con thức.
Em bé nên ngủ ở tư thế nằm ngửa, nhưng con cũng cần dành thời gian nằm úp bụng mỗi ngày để tăng cường cơ cổ, giúp con rướn người lên, lăn qua, ngồi dậy và bò. Tuy nhiên, người lớn luôn cần theo dõi con trong thời gian tummy time nằm sấp này nhé.
Vào cuối tuần này, em bé có thể ngẩng đầu lên một cách chóng vánh và có thể xoay đầu từ bên này sang bên kia khi con nằm sấp. Hãy thử đưa mặt ra trước mặt em bé để khuyến khích con ngẩng đầu lên nhìn mẹ.
Mẹ cũng có thể cuộn một chiếc khăn hoặc chăn và đặt nó dưới ngực của con để giúp con bắt đầu tập chống đẩy. Chẳng mấy chốc, hệ thống thần kinh và kiểm soát cơ bắp của con sẽ trưởng thành và những cử động giần giật của con sẽ trở nên trôi chảy hơn.
Bé tự bình tĩnh
Em bé thích và cần dùng miệng để ngậm hay mút, vì vậy mẹ đừng quá chán nản hay buồn phiền với việc này. Trên thực tế, mẹ có thể đã phát hiện ra rằng núm vú giả có tác dụng kỳ diệu trong việc giúp bé bình tĩnh.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng núm vú giả vào giờ ngủ trưa và giờ đi ngủ, dựa trên bằng chứng cho thấy sử dụng núm vú giả có thể làm giảm nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Khi không có núm vú giả hoặc ngón tay của mẹ ở xung quanh, em bé thậm chí có thể dùng ngón tay cái hoặc các ngón tay khác của mình để làm dịu chính mình.
Mẹ hãy bỏ những thói quen xấu
Nếu mẹ hoặc gia đình có người hút thuốc, mẹ có thể muốn chấm dứt việc này. Hút thuốc thụ động có thể cực kỳ nguy hiểm cho em bé - nó làm suy yếu phổi, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng tai, tăng nguy cơ ngáy và rối loạn nhịp thở (một nguyên nhân đã được chứng minh gây rối loạn về sức khỏe, hành vi và khả năng học tập) và tăng gấp đôi nguy cơ SIDS.
Ngay cả khi mẹ không hút thuốc khi em bé ở trong phòng, các hóa chất độc hại sẽ di chuyển khắp nhà mẹ trong vài phút.
Em bé của mẹ là một cá nhân
Tất cả các em bé là duy nhất và đáp ứng các mốc phát triển quan trọng theo tốc độ riêng của mình. Hướng dẫn phát triển chỉ đơn giản cho thấy những gì em bé của mẹ có tiềm năng để thực hiện - nếu không ngay bây giờ, thì sẽ sớm thôi.
Nếu con sinh non, hãy nhớ rằng trẻ em sinh ra sớm thường cần thêm một chút thời gian để chạm tới các mốc phát triển quan trọng của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về sự phát triển của em bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
-----
Nguồn: Babycenter
Mời ba mẹ tham khảo các khóa học “cá nhân hóa theo ngày tuổi” phù hợp với con bạn:
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ cho con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ: POH Easy One
Nếp EASY & Tự ngủ cho bé yêu giai đoạn ăn dặm: POH Easy Two
Nuôi con bằng sữa mẹ khoa học và hiệu quả: POH Tuti
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo