Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

đăng bởi Tiên Tiên

 

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi biết làm gì?

Em bé sơ sinh sẽ dần thích ứng với môi trường bên ngoài tử cung và ngày càng khỏe mạnh. Con  nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn, thậm chí bé còn có thể ngóc đầu lên trong thời gian ngắn khi được bế. Mặc dù vậy, mẹ vẫn cần chăm sóc và dùng tay đỡ phần đầu của con một cách cẩn thiện. 

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bú nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn

Con sẽ có nhiều biểu cảm hơn. Mẹ sẽ nhận thấy trẻ thể thầm thì và cười khúc khích khi thấy mẹ. Mẹ hãy đáp lại con để khuyến khích con phát triển kỹ năng giao tiếp mẹ nhé!

Sự phát triển giác quan ở trẻ sơ sinh

Khi được một tháng tuổi con sẽ nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài. Thị giác, thính giác của trẻ dần thích ứng và cải thiện rõ rệt, con sẽ chú ý hơn đến những gì đang xảy ra xung quanh.

Con sẽ rất vui vẻ khi được nghe giọng nói và nhìn thấy khuôn mặt của mẹ hoặc những đồ chơi nhiều màu sắc. Mẹ sẽ nhận thấy con lộ ra vẻ ngạc nhiên nếu đột nhiên nghe thấy tiếng động lạ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Qua bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể nặng từ 3 đến 6kg tùy từng bé. Con thường tăng khoảng 1-1.2 kg so với lúc chào đời.

Ba mẹ nên quan tâm tới cả 3 chỉ số: cân nặng, chiều cao và chu vi vòng đầu thể theo dõi chính xác hơn sự phát triển của bé qua từng tháng thay vì chỉ tập trung vào cân nặng.

>> Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần

 

Khi nào trẻ sơ sinh có thể ngóc đầu lên?

Các cơ cổ của con đang dần trở nên cứng cáp hơn nhưng mẹ vẫn cần dùng tay đỡ đầu của bé một cách cẩn thận khi mẹ bế con. Bé có thể ngóc đầu lên một chút khi nằm ngửa hoặc được mẹ bế ở tư thế thẳng người.

Mẹ có thể bắt đầu tập nằm sấp (tummy time) cho bé bất cứ lúc nào để giúp con phát triển các cơ, cũng như tập cho bé ngóc đầu. Khi nằm sấp, con có thể ngóc đầu lên một thoáng, thậm chí con có thể quay đầu từ trái qua phải và ngược lại.

Con cũng có thể giữ thẳng đầu khi ngồi trên xe. Một chiếc gối tựa dành cho trẻ sơ sinh trên xe sẽ hỗ trợ bé kiểm soát đầu tốt hơn. Khi nằm trong nôi, con cũng có thể ngóc đầu một lúc nếu phần gối ở nôi hỗ trợ đầu và lưng cho con.

Khi nào trẻ có thể sử dụng tay để cầm nắm?

Con mới chỉ phát hiện ra rằng tay và chân là bộ phận gắn liền với cơ thể của con. Vì thế con sẽ cần một chút thời gian để tìm ra cách sử dụng tay chân mình.

Nếu mẹ chạm vào lòng bàn tay bé xíu, con sẽ cuộn tròn những ngón tay lại để bám vào ngón tay mẹ. Nhưng thật ra con đang nắm tay lại theo phản xạ, đây là hành động tự phát của trẻ.

Trong tám tuần đầu đời, lực nắm của con là mạnh nhất. Khi con lớn dần, mẹ sẽ thấy con thỉnh thoảng mở lòng bàn tay ra. Thời gian này mẹ có thể chơi với trẻ một vài trò chơi với con để giúp con hiểu về cơ thể của mình.

Mẹ hãy ngâm nga “một con lợn con, hai con lợn con” khi đếm từng ngón chân của con. Hoặc mẹ có thể cù vào tay, chân hay bụng con khi đồng thời gọi tên các bộ phận cơ thể. Chơi đùa sẽ giúp mẹ và bé gắn bó với nhau nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh bắt đầu bộc lộ cảm xúc như thế nào?

Khi được một tháng tuổi, con sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc tự nhiên. Mẹ sẽ nhận thấy con trở nên hiếu động và hòa đồng hơn. Để mẹ biết được cảm giác của mình, con sẽ cười khúc khích, bi bô, khò khè hoặc ậm ừ những âm thanh ngộ nghĩnh.

Những khi con thể hiện cảm xúc mẹ hãy chú ý đến con nhiều hơn nhé. Mẹ hãy cười với con, nhìn vào mắt và bắt chước bi bô đáp chuyện con.

Bây giờ, con cũng có thể bắt đầu tạo ra những tiếng ré chói tai. Nếu mẹ có việc bận, mẹ cứ vừa làm vừa nói chuyện hay hát cho con nghe. Như vậy bé sẽ biết mẹ vẫn ở gần con. Trẻ sơ sinh cũng sẽ cảm thấy thích thú khi nghe giọng mẹ từ xa.

Như đã giải thích ở trên con có thể nhận ra mẹ ngay từ khi chỉ mới mấy ngày tuổi, và khi được tròn một tháng tuổi con sẽ thể hiện rõ điều này. Khoảng một nửa những em bé một tháng tuổi đã phản ứng với người lạ. Trong khi đó, nếu con thấy ba mẹ của mình bé sẽ ngoan ngoãn giao tiếp ánh mắt với ba mẹ.

 

 

Trẻ sơ sinh có thích nghe nhạc không?

Lúc này thời gian con thức đã dài hơn, đây là thời gian thích hợp mẹ có thể kích thích sự phát triển giác quan của con. Mẹ hãy thử hát một số bài hát thiếu nhi hoặc chơi một loại nhạc cụ cho con nghe. 

Âm thanh của chuông gió hoặc tiếng đồng hồ tích tắc cũng có thể làm con vui. Bằng cách mở nhiều loại nhạc khác nhau, mẹ sẽ khám phá ra sở thích tự nhiên của con trước khi bé tự tìm hiểu ra mình thích gì và ghét gì.

Sự phát triển thị lực của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Con đã học cách tập trung nhìn bằng cả hai mắt, vì thế con có thể theo dõi một vật đang chuyển động. Trẻ sẽ lập tức chú ý đến một đồ chơi đi ngang qua mắt con.

Mẹ có thể chơi trò mắt đối mắt với con, bằng cách di chuyển thật gần mặt con và từ từ nghiêng đầu từ bên này sang bên kia. Con sẽ nhìn thẳng vào mắt mẹ theo dõi các chuyển động từ trái qua phải của mẹ.

Tuy các cửa hàng có rất nhiều đồ chơi màu sắc và họa tiết sặc sỡ dành cho trẻ sơ sinh, nhưng những vật dụng trong gia đình cũng có thể biến thành đồ chơi cho trẻ. Mẹ hãy thử trải giấy bạc sáng bóng, hoặc dụng cụ nhà bếp bằng nhựa sáng màu, di chuyển từ bên này sang bên kia để con nhìn, sau đó thử di chuyển lên và xuống.

Điều này sẽ thu hút sự chú ý của con. Nhưng phải được ba tháng tuổi con mới có thể dễ dàng nhìn đồ vật theo chiều dọc.

Trẻ có phát triển bình thường không?

Mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Trên đây chỉ là những khả năng bé có thể làm được ở độ tuổi này. Nếu bây giờ con vẫn chưa thực hiện được thì mẹ cũng đừng lo lắng quá. Con sẽ nhanh chóng phát triển và đạt được các mốc đó thôi. 

Nếu mẹ sinh non (trước 37 tuần mang thai), con sẽ phát triển chậm hơn những đem bé cùng tuổi. Đó là lý do tại sao hầu hết trẻ sơ sinh sinh non được bác sĩ chia làm hai loại tuổi:

  • Tuổi theo thời gian, được tính từ ngày sinh của bé.
  • Độ tuổi chính xác, được tính từ ngày dự sinh của bé

Mẹ nên đánh giá sự phát triển sớm của con theo ngày dự sinh chứ không phải ngày con chào đời. Các Bác sĩ và chuyên viên chăm sóc cũng sẽ đánh giá sự phát triển của bé theo ngày dự sinh.

Nếu các mẹ có bất kì thắc mắc nào về sự phát triển của con, hãy đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe để được tư vấn.

 

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo