Nuôi dưỡng 'sự năng động' của trẻ sơ sinh

đăng bởi Tiên Tiên

Năm đầu đời chính là giai đoạn trẻ chuẩn bị cho tuổi thơ cũng như hoạt động sau này với những kỹ năng vận động từ đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, một số em bé sẽ thể hiện sự năng động rất rõ ràng trong khi các bé khác lại tỏ ra “lười biếng” hơn. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu xem một em bé năng động là như thế nào với bài viết sau đây nhé!

 

 

Em bé năng động

Ba mẹ sẽ cảm thấy cực kỳ bận rộn trong vài tuần đầu chăm con nhưng lại không hề nghĩ rằng đây là khoảng thời gian em bé rất “năng động”. Thực tế là trẻ sơ sinh sẽ hoạt động rất nhiều kể từ khi mới sinh. Mặc dù trẻ dành phần lớn thời gian ăn và ngủ trong vài tháng đầu trẻ vẫn đang học hỏi không ngừng.

Những em bé tỏ ra năng động từ bé thường lớn lên sẽ rất lanh lợi thông minh. Tuy nhiên, trẻ quá hiếu động thường dễ bị mất tập trung.

moi-em-be-so-sinh-la-mot-em-be-nang-dongMỗi em bé sơ sinh là một em bé năng động

Tất nhiên, ở độ tuổi này bé không thể hiện sự năng động bằng cách chạy quanh công viên hoặc ném bóng cho một em bé khác.

Sự năng động của trẻ sơ sinh không giống với sự nghịch ngợm ở những trẻ lớn hơn, cũng không giống hội chứng tăng động giảm chú ý (một dạng rối loạn phát triển ở trẻ). Con sẽ thể hiện sự “năng động” của mình qua việc “chăm chỉ” hoạt động và học các kỹ năng vận động.

Từ 0-1 tuổi là thời điểm để trẻ bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động để xây dựng nên một tuổi thơ cũng như cuộc sống trưởng thành năng động.

 

 

Những hoạt động của trẻ 0-1 tuổi

Mẹ có nhận thấy rằng em bé đã biết đá chân khi con 2 tháng tuổi không? Mặc dù vào thời điểm này những hành động đó chủ yếu vẫn chỉ là phản xạ của bé, nhưng chẳng bao lâu nữa bé sẽ có thể tự co và duỗi thẳng chân bất cứ khi nào bé muốn. 

Đến 3 tháng tuổi, bé biết đá từ trước ra sau (sau đó, vào khoảng 6 tháng tuổi, bé biết lăng chân từ sau ra trước).

Vào khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, khi mẹ giữ bé đứng thẳng hai chân trên sàn, bé sẽ đẩy chân của mình xuống và duỗi thẳng ra  như thể bé cũng đang đứng vậy, và bé sẽ phát hiện ra rằng mình có thể gập đầu gối lại và đẩy người lên. Và con đặc biệt thích thú với hoạt động này.

Bắt đầu từ khoảng 5 tháng tuổi, bé có thể ngẩng đầu lên trong thời gian tập tummy time và sau đó chống tay để nâng ngực lên. Bé có thể đá chân và di chuyển cánh tay như thể bé đang bơi. Chẳng bao lâu, em bé  sẽ tự lăn và lẫy theo ý muốn. 

Vào khoảng 8 tháng tuổi, con có thể tự ngồi mà không cần mẹ giúp. Trẻ thậm chí có thể tự chống người lên bằng tay khi bị đổ về một phía. Bé cũng biết nhặt và chuyển đồ từ tay này sang tay kia.

Khi trẻ sắp lên một tuổi bé dường như vận động liên tục. Bé nắm lấy chân mình và đưa lên miệng. Bé cựa quậy và đá chân trong mỗi lần thay tã.

Từ 7 đến 10 tháng tuổi, con bắt đầu tập bò và dần dần thành thạo kỹ năng này. Ngay sau đó, chính xác là vào thời gian bé gần tròn một tuổi, bé sẽ chập chững những bước đi đầu tiên của mình (tùy từng bé mà việc biết đi có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, đây là một điều hoàn toàn bình thường).

 

 

Khuyến khích sự năng động ở trẻ

Trong quá trình phát triển, mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội để kích thích sự phát triển thể chất và tâm trí của con. Từ những tuần đầu tiên sau khi con chào đời, hãy đi dạo xung quanh nhà trong lúc mẹ bế con và trò chuyện với con bằng cách  nói to tên của bất cứ đồ vật nào mẹ nhìn thấy. 

Chẳng bao lâu, con sẽ muốn với tay ra, chạm vào và nhặt chúng lên. Ngoài ra, hãy nói chuyện với con bất cứ khi nào mẹ gần bé, như lúc đang thay tã, tắm cho bé hay lái xe đưa bé ra ngoài.

Mẹ nhớ liên tục trò chuyện với bé. Các bé rất thích nghe giọng nói của bố mẹ đó. Mẹ hãy để ý cách bé đáp lại và trả lời các âm thanh bé nghe thấy bằng cách quơ tay quơ chân đầy thích thú.

nuoi-duong-su-nang-dong-cua-treCó rất nhiều hoạt động để nuôi dưỡng sự năng động của trẻ

Dưới đây là một số hoạt động khác mà mẹ và bé có thể làm cùng nhau để nuôi dưỡng sự năng động của con:

  • Đọc to cho con nghe
  • Bật một vài bài hát và nhẹ nhàng đung đưa khi bế con trên tay.
  • Đặt bé nằm xuống sàn nhà và chơi cùng bé. Bé sẽ thích nhìn vào mắt và  tương tác với mẹ.
  • Hãy thử dạy cho con “ú òa” và “đập tay” (những trò chơi này có thể kích thích và giúp con phát triển các kỹ năng vận động).
  • Thường xuyên bế bé để con có thể cảm nhận có thể cảm nhận được sự yêu thương từ mẹ
  • Dành thời gian cho bé nhiều nhất có thể
  • Đưa bé đi dạo bằng xe đẩy. Đó là cách đưa con đến với thế giới xung quanh, và cũng là một bài thể dục tuyệt vời cho mẹ.  

Khi bé phát triển hơn, mức độ hoạt động của bé sẽ tăng lên. Mẹ phải chắc chắn rằng đồ chơi của con an toàn và được làm từ chất liệu mềm mại. Đồ chơi cũng cần có kích thước không quá lớn cũng không quá nhỏ để bé có thể nhặt được, nhưng không thể bỏ vào miệng.

Nguồn: Healthychildren

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo