Sự phát triển của trẻ sơ sinh 0-3 tháng tuổi theo từng tuần

đăng bởi

Bé yêu chào đời là lúc ba mẹ cần sẵn sàng cho việc chăm sóc con yêu tốt nhất để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và trí tuệ. Vậy ba mẹ đã chuẩn bị những kiến thức nào để chăm sóc trẻ sơ sinh?

Các chuyên gia cho thấy, hiểu được sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tuần tuổi có thể giúp ba mẹ giảm bớt những khó khăn trong việc chăm sóc con yêu, cuộc sống gia đình với thiên thần nhỏ sẽ trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn nhiều.

Do đó, hôm nay ba mẹ hãy khám phá những kiến thức bổ ích về sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần tuổi cùng POH nhé!
 

MỤC LỤC

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu

     Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

     Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

     Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần đầu

     Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 4

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

     Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần đầu

     Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 2

     Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3

     Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4

 

Sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những tuần đầu

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Chào mừng thành viên mới đến với gia đình nhỏ của bạn. Cuộc sống với em bé sơ sinh đem lại những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho ba mẹ. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần thêm chút thời gian để làm quen và điều chỉnh với cuộc sống khi có thiên thần nhỏ này.

Cũng giống như ba mẹ, em bé sơ sinh khi mới chào đời cũng cần phải làm quen và thích nghi với môi trường sống mới bên ngoài tử cung người mẹ. Do đó, ba mẹ hãy dành thật nhiều tình yêu thương và sự âu yếm để bé cảm thấy an toàn và phát triển tốt nhất nhé!

Ở giai đoạn 1 tuần tuổi, sau 40 tuần nằm trong làn nước ối trong bụng mẹ, em bé sơ sinh có làn da vẫn còn nhăn nheo. Đồng thời, do môi trường tử cung chật hẹp, em bé luôn ở tư thế cuộn tròn nên khi mới chào đời, chân tay con yêu vẫn chưa duỗi thẳng, còn hơi cong đó ba mẹ ạ.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phát triển thế nào

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phát triển thế nào?

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể nhận thấy con thở có vẻ hơi khụt khịt giống như có đờm ở trong mũi khiến cho nhiều ông bố bà mẹ lo lắng và nhầm với hiện tượng trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bị ho.

Tuy nhiên, ba mẹ đừng quá lo lắng, nguyên nhân của hiện tượng này là do khi còn trong bụng mẹ con hít nhiều chất dịch và nước ối, trong khi bé yêu chưa biết xì mũi nên khi thở tạo ra những tiếng động lạ này.

Ngoài ra, một biểu hiện ở trẻ sơ sinh một tuần tuổi khiến bố mẹ lo lắng là em bé của bạn thở mạnh và không đều. Thực ra, em bé sơ sinh thở theo một chu kỳ nhất định. Con yêu sẽ thở nhanh và sâu trong một phút, sau đó hơi thở chậm và ngắn.

 

 

Nếu quan sát kỹ, thậm chí ba mẹ còn thót tim khi thấy em bé của mình ngừng thở trong tối đa năm giây rồi mới bắt đầu nhịp thở lại. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, ba mẹ yên tâm nhé!

Còn rất nhiều vấn đề khác về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi liên quan đến chuyện ăn ngủ của con yêu mà ba mẹ có thể quan tâm như: Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn bao nhiêu, Trẻ sơ sinh một tuần tuổi bú bao nhiêu sữa là đủ, hướng dẫn cho con bú đúng cách như thế nào? Những kiến thức này đã được POH giải đáp trong bài viết Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phát triển thế nào, ba mẹ tham khảo nhé!

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Ở tuần thứ 2 sau khi chào đời, tầm nhìn của em bé sơ sinh vẫn còn kém, bé chưa có khả năng nhìn xa được. Do đó, nếu muốn con yêu thấy rõ mặt mình, ba mẹ hãy bế con thật gần nhé, bé sẽ nhìn khá rõ được khuôn mặt của ba mẹ đó.

Ba mẹ có thể nhìn con chăm chú, mỉm cười và trò chuyện với con yêu. Giao tiếp bằng mắt với ánh nhìn âu yếm, trìu mến cũng là một cách tuyệt vời giúp gắn kết tình cảm với con hơn.

Sang tuần thứ 2, con yêu bắt đầu hình thành và phát triển các phản xạ tự nhiên một cách nhanh chóng. Các cơ bắp nhỏ bé của con phát triển nhanh và cứng cáp hơn nhiều, bé rèn luyện cơ bắp của mình bằng các phản xạ như mút tay, nắm tay, chớp măt, tìm kiếm, và ngậm núm vú của mẹ.

Bé 2 tuần tuổi hay vặn mình có sao không

Bé 2 tuần tuổi hay vặn mình có sao không?

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi gặp vấn đề colic, đặc biệt là sau khi ăn có thể xảy ra ở nhiều bé trong giai đoạn này. Số lượng em bé bị colic ở 2 tuần tuổi dao động từ 5-20%. Đây là một trong những nguyên nhân thường xuyên khiến con quấy khóc.

Ba mẹ có thể xoa dịu con bằng cách matxa bụng cho bé, điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân cho phù hợp để sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Đồng thời cần kiên nhẫn không cáu gắt khi con khóc. Khi không thể xoa dịu bé, ba mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời.

Vậy trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đi ngoài mấy lần, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bú bao nhiêu mới đủ, và trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi ngủ ít mẹ phải làm thế nào? Ba mẹ tham khảo bài viết Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi của POH nhé!

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Em bé sơ sinh 3 tuần tuổi có tầm nhìn vẫn còn chưa tốt, con có thể nhìn và theo dõi rõ mọi thứ ở khoảng cách từ 20 đến 35 cm. Khi nằm sấp con còn đang tập ngẩng đầu lên để theo dõi thứ xung quanh mình nữa đó.

Gần được 1 tháng tuổi cũng là lúc con yêu đã có thể kiểm soát được cử động tốt hơn, do đó các chuyển động chân tay của bé yêu cũng trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.

Em bé sơ sinh lúc này vẫn chưa hình thành một nếp sinh hoạt ăn ngủ nào cả, do đó ba mẹ có thể dạy con phân biệt ngày, đêm. Điều này giúp con yêu hình thành nếp ngủ cũng như rèn ngủ tốt hơn, việc chăm sóc con cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ăn bao nhiêu

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ăn bao nhiêu?

Sau sinh 3 tuần tuổi, nhiều mẹ có thể phải đối phó với tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Hệ quả là cảm giác mệt mỏi, kiệt sức vì chưa kịp hồi phục sau sinh con lại quấy khóc, hoặc tình trạng thiếu sắt sau sinh, khiến cho cuộc sống gia đình thêm căng thẳng. 

Vậy nên ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ về chế độ ăn ngủ của con, cách xoa dịu em bé quấy khóc để chăm sóc em bé tốt hơn nhé.

Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi phát triển thế nào để giải đáp các thắc mắc của mình như trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi đi ngoài mấy lần, trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng, bé 3 tuần tuổi hay vặn mình ba mẹ phải làm gì.

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

Con yêu đang phát triển nhanh chóng mỗi ngày. Ngủ và bú mẹ là hai việc mà em bé sơ sinh cần thực hiện nhiều nhất trong những tuần đầu sau sinh này. Ở tuần thứ 4, bé rất thích được mút và bú, do đó ba mẹ có thể bắt đầu giới thiệu ti giả cho con yêu. Ti giả không chỉ giúp con yêu ngủ ngon hơn, giảm quấy khóc mà còn giúp giảm hiện tượng đột tử sơ sinh (SIDS).

Mặc dù không thể nhìn thấy xa, thế nhưng bé yêu đã rất chăm chú khi nhìn mọi vật ở khoảng cách gần mình rồi, đặc biệt là ngắm ngía khuôn mặt của ba mẹ khi ba mẹ lại gần bé đó. Điều kỳ diệu ở giai đoạn này là, tuy chưa thể biết nói, thế nhưng con yêu đã bắt đầu “nói chuyện” và hóng chuyện.

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi phát triển như thế nào

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Những biểu hiện trẻ biết nói chuyện này chính là con yêu có thể cười khúc khích, càu nhàu, ê a và chăm chú nhìn ba mẹ và bày tỏ cảm xúc của mình khi nghe thấy giọng nói của ba mẹ. Khi đó, ba mẹ nên nói chuyện và đáp lại con yêu bằng điệu cười trìu mến, giọng nói ấm áp nhé.

Với những em bé đã được ba mẹ thực hành thai giáo bằng ngôn ngữ thường xuyên khi còn trong bụng mẹ, con yêu sau khi chào đời dễ dàng nhận ra giọng nói của ba mẹ hơn, từ đó có phản ứng đáp lại ba mẹ nhanh hơn những em bé cùng trang lứa khác.

Để tìm hiểu về cuộc sống của mẹ sau sinh 4 tuần cũng như con yêu của bạn phát triển thế nào ở giai đoạn này, trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi ăn bao nhiêu, ba mẹ tham khảo bài viết Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi của POH nhé!

Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi đã có thể tập trung cả hai mắt vào một vật thể, đồng thời quan sát mọi thứ kỹ hơn. Lúc này, ba mẹ nếu quan sát kĩ cũng có thể nhận thấy con yêu đặc biệt chú ý hơn đến những đồ vật có hình dạng phức tạp và nhiều màu sắc hơn, sự tập trung và theo dõi mọi vật trong tầm nhìn của trẻ cũng kéo dài hơn.

Nếu tính cả 3 tam cá nguyệt trong thai kỳ thì 3 tháng đầu đời của em bé sơ sinh được coi là tám cá nguyệt thứ 4. Đây cũng là mốc thời gian vô cùng quan trọng đối với sự phát triển thể chất, não bộ và khả năng ghi nhớ của em bé sơ sinh.

Trẻ 5 tuần tuổi ngủ ít phải làm sao

Trẻ 5 tuần tuổi ngủ ít phải làm sao?

Ba mẹ hãy tiếp tục giao tiếp, trò chuyện với bé vì em có thể ghi nhớ giọng nói của ba mẹ rất tốt đó. Mặc dù nhiều ba mẹ có thể cảm thấy ngại ngùng hoặc thậm chí thấy ngớ ngẩn khi bắt chước tiếng bi bô để nói chuyện với con.

Nhưng đây chính là những bài học ngôn ngữ ba mẹ dạy con, chỉ cần nghĩ vì con và thực hành thường xuyên, ba mẹ sẽ cảm thấy quen dần và rất thích trò chuyện với con đó.

Bé 5 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ, Trẻ 5 tuần tuổi ngủ bao nhiêu vẫn luôn là thắc mắc của các bà mẹ trong những tháng đầu đời của con yêu. Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi phát triển thế nào của POH để biết thêm chi tiết nhé!

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Ở tuần thứ 6, em bé sơ sinh của ba mẹ đã dần quen với thế giới bên ngoài hơn rồi. Con yêu phản xạ ngày càng thuần thục hơn, bé cũng biết cách thể hiện tình yêu thương với ba mẹ và cười nhiều hơn.

Những nụ cười vui vẻ của con yêu khiến ba mẹ vui thích và quên hết mọi mệt nhọc trong cuộc sống. Vậy nên để tận hưởng niềm vui, hạnh phúc này ba mẹ hãy âu yếm, yêu thương bé yêu nhiều hơn nhé. Trò chuyện, bi bô hay cù lét con cũng là cách để ba mẹ giao tiếp với bé và nhìn thấy nụ cười đáng yêu của con đó.

Sự phát triển của con yêu ở tuần thứ 6

Sự phát triển của con yêu ở tuần thứ 6

Mức độ tập trung chú ý của trẻ ngày càng tốt hơn, bé thậm chí còn nhìn chằm chằm khi cảm thấy tò mò. Ba mẹ có thể tiếp tục duy trì thói quen đọc truyện như khi con còn nằm trong bụng mẹ. Em bé của bạn ghi nhớ giọng nói quen thuộc của ba mẹ và sẽ rất chăm chú lắng nghe.

Trẻ 6 tuần tuổi hay quấy khóc có thể là do con đói, đòi bú sữa mẹ, thiếu ngủ hoặc bị nóng, hay lạnh quá. Ba mẹ cũng chú ý kiểm tra tã và thay cho con để trẻ không thấy khó chịu nhé.

Vẫn là chuyện ăn ngủ của con yêu, bé 6 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa, trẻ 6 tuần tuổi ngủ bao nhiêu? Ba mẹ hãy tham khảo bài viết Sự phát triển của em bé sơ sinh ở tuần thứ 6 của POH để tìm hiểu chi tiết!

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Bước sang tuần thứ 7, khi đã dần mất đi vẻ ngoài của em bé sơ sinh với thân hình còn hơi cong cong cuộn tròn giống như khi còn trong bụng mẹ, con yêu của ba mẹ đã cứng cáp hơn rất nhiều rồi. Khi được ba mẹ đặt nằm sấp, bé yêu thậm chí còn có thể nhấc đầu lên 45 độ và giữ ở tư thế này trong khoảng 1 lúc.

Đây chính là cách để bé luyện tập việc kiểm soát cơ cổ và đầu của mình, đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của em bé sơ sinh. Khi ba mẹ cười với bé, em còn biết cười đáp lại một cách vui vẻ nữa đó.

Trẻ 7 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trẻ 7 tuần tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi liên kết giữa ba mẹ và bạn bé ngày càng trở nên bền chặt và gần gũi hơn, đặc biệt khi được ba mẹ trò chuyện cùng, con yêu có thể ngừng nhìn mọi vật xunh quanh dể tập trung một cách chăm chú vào ba mẹ.

Mặc dù tuần trăng mật của trẻ sơ sinh chỉ kéo dài 1-2 tuần đầu tiên sau khi chào đơi, thế nhưng lúc này, ba mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc mỗi khi em bé thủ thỉ, ê a và cười đáp lại ba mẹ mỗi khi được ba mẹ đọc chuyện, hay chơi đùa cùng.

Ba mẹ cần chú ý những gì khi chăm sóc con yêu trong tuần này, trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi bú bao nhiêu, bé 7 tuần bú ít phải làm thế nào, trẻ 7 tuần tuổi khó ngủ, ngủ ngày cày đêm, ngủ hay quấy khóc thì sao? Để giải đáp những thắc mắc này, ba mẹ đọc thêm bài viết Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi phát triển thế nào của POH nhé!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần đầu

Em bé sơ sinh 2 tháng tuổi phát triển cơ bắp, phản xạ và não bộ một cách nhanh chóng, bé yêu khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Cơ cổ chắc khỏe hơn nhờ được luyện tập nâng cổ khi nằm sấp ở những tuần trước. Em bé sơ sinh được 2 tháng tuổi ở tuần thứ nhất này có thể nhấc đầu lên đến 90 độ khi nằm sấp đó ba mẹ ạ.

Khi được ba mẹ đặt ngồi thẳng, bạn bé còn có thể giữ nguyên đầu ở một vị trí. Bé yêu còn rất thích thú với đôi bàn tay nhỏ xinh của mình, đồng thời có khả năng chạm hai tay vào nhau. Nếu để ý kỹ, ba mẹ có thể thấy đôi khi con yêu đột nhiên im bặt một cách thất thường.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Hóa ra là do lúc này, em bé của bạn đang chăm chú quan sát một vật, hay người nào đó rất tập trung. Đây cũng chính là cách để con yêu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh đó ba mẹ ạ.

Cho bé bú mẹ, thay tã và tắm cho con yêu vẫn là những công việc chiếm phần lớn thời gian trong ngày của mẹ. Vậy trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi bú bao nhiêu, con yêu cần trích ngừa những gì ở giai đoạn này? Ba mẹ tham khảo bài viết Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi tuần đầu của POH để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 2

Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi có vùng tiểu não đang ngày càng phát triển giúp bé yêu kiểm soát các cơ bắp của mình tốt hơn. Do đó, em bé của bạn đã có thể di chuyển cơ thể và chân tay một cách trơn tru và linh hoạt hơn nhiều so với những tuần trước đó.

Não bộ phát triển kèm theo khả năng ghi nhớ và tập trung của con yêu cũng tốt hơn. Bạn bé của bạn lúc này có thể phân biệt được giọng nói quen thuộc của ba mẹ và những âm thanh lạ lẫm khác, đồng thời cười đáp lại khi ba mẹ cười nói hay giao tiếp với con nữa đó.

Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi ngủ nhiều

Thính giác em bé sơ sinh khi được hơn 2 tháng tuổi cũng trở nên nhạy bén hơn khi con yêu di chuyển đầu và tập trung chú ý lắng nghe mỗi khi nghe thấy một tiếng ồn lạ. Những phản ứng thông thường của trẻ khi nghe thấy những tiếng ồn lạ này cũng có thể là nhìn chăm chú, im lặng hoặc khóc thét lên.

Nhiều bé ở tuần tuổi này vẫn tỉnh giấc ít nhất một hoặc hai lần mỗi đêm. Mẹ cũng dễ dàng nhận thấy con yêu cũng bắt đầu thức lâu hơn vào ban ngày. Đây cũng là lúc con yêu có thêm thời gian lắng nghe, học hỏi và thích nghi, hòa nhập với môi trường xung quanh tốt hơn.

Vậy trẻ 9 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ, giấc ngủ của con yêu khi được hơn 2 tháng tuổi như thế nào? Ba mẹ đọc thêm bài viết Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 2 phát triển thế nào của POH nhé!

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 3

Bé 2 tháng 3 tuần tuổi đang ngày càng phát triển cơ bắp, các chân và tay trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Con yêu thường di chuyển chân tay theo vòng tròn, đặc biệt là khi được quan sát mọi người xung quanh. Đây chính là lúc bạn bé chăm chú lắng nghe và học hỏi những câu chuyện của người lớn.

Ba mẹ thật may mắn khi trẻ ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của con yêu kéo dài đến 6 giờ. Thế nhưng không phải ba mẹ nào cũng được may mắn như vậy vì ở giai đoạn này, em bé 10 tuần tuổi thường hay thức dậy và quấy khóc nhiều vào ban đêm.

Bạn bé có thể sẽ có từ 2 đến 4 giấc ngủ dài và số giờ thức nhiều nhất mỗi ngày có thể lên đến 10 giờ. Dù sao đi nữa, ba mẹ vẫn nên rèn cho con một nếp sinh hoạt ăn ngủ khoa học, và tự ngủ để dễ dàng chăm sóc con hơn.

Mẹ cho trẻ 10 tuần tuổi bú bao nhiêu (1)

Mẹ cho trẻ 10 tuần tuổi bú bao nhiêu?

Cuộc sống của ba mẹ trong thời gian này thế nào? Đời sống sinh hoạt vợ chồng giúp cho ba mẹ tận hưởng những phút giây hạnh phúc sau khoảng thời gian chăm sóc bé yêu, đồng thời thêm gắn kết tình cảm vợ chồng hơn.

Tuy nhiên, mẹ nên xem xét để tiến hành áp dụng một số biện pháp tránh thai để không mang thai lại quá sớm ngay trong thời gian cho con bú nhé!

Để tìm hiểu kỹ hơn về việc chăm sóc con yêu ở tuần tuổi này, trẻ 10 tuần tuổi bú bao nhiêu là đủ, cũng như các biện pháp tránh thai sau sinh, ba mẹ tham khảo bai viết Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 3 phát triển thế nào của POH nhé!

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 4

Trẻ 2 tháng tuổi 4 tuần biết làm gì?

Nhờ sự quan sát và chăm chỉ rèn chuyện các cử động chân tay mà em bé sơ sinh của bạn đã ngày càng trở nên uyển chuyển và nhanh nhẹn hơn nhiều. Con có thể đưa tay ra để nắm lấy mọi thứ hay đồ chơi ba mẹ cho trong tầm với của mình.

Em bé khi nằm úp bắt đầu đẩy chân ra thật nhiều, đây chính là bài học đầu tiên cho việc tập bò của bạn bé trong những tháng tiếp theo. Cùng với sự phát triển về thể chất, não bộ con yêu đang phát triển và hình thành các phản xạ có điều kiện một cách nhanh chóng.

Trẻ 2 tháng tuổi 4 tuần biết làm gì

Trẻ 2 tháng tuổi 4 tuần cười đáp lại mẹ

Do đó, để kích thích não bộ, thính giác và khả năng ghi nhớ của con yêu, ba mẹ nên tăng cường giao tiếp và đọc truyện cho con nghe. Bạn bé đang rất chăm chú lắng nghe và phản ứng bằng những cái cười đáp lại.

Con yêu nhờ được nghe ba mẹ nói chuyện và giao tiếp mà học hỏi được nhịp điệu của ngôn ngữ. Đây chính là tiền đề để con học nói sau này. Mặc dù lúc này chưa thể nói nhưng bé đã bắt đầu ê a, phát ra những từ gần giống các phụ âm rồi đó ba mẹ ạ.

Vậy ba mẹ cần chú ý những gì khi chăm sóc con yêu trong giai đoạn này? Hãy tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi tuần 4 phát triển thế nào của POH để thu lượm cho minh những bí quyết hay nhất nhé!

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần đầu

Bé 3 tháng tuổi tuần đầu biết làm gì?

Con yêu đã được tròn 3 tháng tuổi rồi đó ba mẹ ạ. Ở tuần đầu tiên này, khi các khớp xương chắc khỏe hơn nhiều, con yêu có phản xạ vẫy và đá nhiều hơn. Bé còn có thể chụm hai bàn tay nhỏ nhắn của mình vào nhau và thao tác đập tay vào nhau giống như đang vỗ tay hưởng ứng ba mẹ vậy.

Mặc dù đã biết cười từ những tuần trước đó, nhưng cho đến tuần này, bạn bé thậm chí còn cười không ngớt, cười khúc khích, toe toét một cách lớn tiếng hoặc thậm chí là thét rít lên một cách thích thú nữa đó. Điều này khiến cho ba mẹ rất khoái chí khi được trò chuyện cùng con phải không nào? 

Ba mẹ tìm hiểu thêm điều này tại bài viết: Bé 3 tháng tuổi tuần đầu biết làm gì? nhé!

>> Bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

>> Mẹ đã biết cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh?

Bé 3 tháng tuổi biết làm gì

Bé 3 tháng tuổi tuần đầu ê a, trò chuyện cùng ba mẹ

Càng những tuần về sau thì khả năng tập trung của trẻ ngày càng cao, em bé dõi theo đồ vật ở trong tầm nhìn của mình, đồng thời còn di chuyển khuôn mặt từ bên này sang bên kia để quan sát mọi vật nữa.

Cuộc sống của mẹ ở thời gian này thì sao? Nghiên cứu cho thấy nhiều mẹ mắc phải trầm cảm sau sinh trong giai đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu ngủ, chăm sóc con yêu quá vất vả, trẻ quấy khóc, khó ngủ, kèm với đó là do thiếu sự thấu hiểu và quan tâm của người chồng.

Vậy làm thế nào để chăm sóc con yêu tốt nhất, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho bé yêu của bạn, đồng thời duy trì cuộc sống gia đình hạnh phúc với thành viên mới? Ba mẹ tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần đầu phát triển thế nào của POH nhé!

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 2

Ngay từ khi mới chào đời, việc tiếp xúc hay gần gũi giúp trấn an, làm cho bé yêu cảm thấy an toàn hơn, ít quấy khóc. Đó cũng chính là lý do các chuyên gia khuyến khích mẹ thực hành tiếp xúc da kề da với em bé sơ sinh ngay sau khi con yêu chào đời.

Sự gần gũi vẫn luôn có tác dụng ở những tháng đầu đời của con yêu. Do đó ba mẹ hãy thường xuyên gần gũi, chạm nhẹ vào con yêu để an ủi bé mỗi khi bé quấy khóc hay cáu kỉnh nhé.

Khi được 3 tháng 2 tuần tuổi, em bé sơ sinh không chỉ nhận ra giọng nói và nhận diện được khuôn mặt của ba mẹ mà còn phân biệt được cả người lạ nữa đó ba mẹ ạ. Thậm chí em bé còn phản ứng mỉm cười và ê a trò chuyện cùng với người lạ khi được giao tiếp hay đùa giỡn nữa đó.

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, ba mẹ chú ý những gì

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi tuần 2, ba mẹ cần chú ý những gì?

Lúc này, khi đã có thể với, nắm và cầm những vật nhỏ, bạn bé cảm thấy thích thú và dễ dàng đưa mọi thứ vào miệng mình. Do đó, ba mẹ nên chú ý giữ an toàn cho em bé sơ sinh bằng cách để mọi vật nhỏ hay đồ chơi nguy hiểm tránh xa tầm với của con yêu.

Để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho em bé của bạn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, dồi dào nguồn dưỡng chất như trái cây, ngũ cốc, sữa chua, đồng thời uống nhiểu nước để sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bạn bé nhé.

Ba mẹ tham khảo thêm bài viết Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thứ tuần 2 phát triển thế nào của POH để có thêm những kiến thức giúp chăm sóc con yêu giai đoạn này tốt nhất nhé!

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3

Não bộ của bé 3 tháng tuổi tuần thứ 3 phát triển nhanh chóng, con yêu đang ngày càng hiểu biết hơn về thế giới xung quanh thông qua quá trình quan sát và học hỏi. Bạn bé có lúc im lặng quan sát mọi thứ quanh mình với sự thích thú, tò mò.

Trẻ sơ sinh những tháng đầu đời rất thích được âu yếm, chạm nhẹ vào mình. Đồng thời con yêu cũng rất thích thú khi được chạm tay vào khuôn mặt ba mẹ nữa đó. Trên thực tế, hoạt động xúc giác này có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ở trẻ sơ sinh, là cách để con cảm nhận về mọi vật và cuộc sống tốt hơn.

Không chỉ vậy, tiếp xúc da kề da còn giúp ba mẹ và con yêu thêm gắn kết, giúp trấn an, xoa dịu mỗi khi bé cáu kỉnh hay quấy khóc. Ở giai đoạn này, tần xuất ba mẹ thấy con cười thành tiếng, cười khúc khích hoặc thậm chí ré lên khoái chí mỗi khi phấn khích ngày càng nhiều hơn đó.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3 phát triển như thế nào

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3 phát triển như thế nào?

Tiếng cười trẻ thơ trong ngôi nhà khiến cho cuộc sống của ba mẹ thêm vui vẻ và yêu đời hơn nhiều. Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, giao tiếp và kể chuyện cho con nghe, đây là những bài học đầu tiên ba mẹ dạy con chuẩn bị cho quá trình học nói sau này của em bé đó.

Cuộc sống của ba mẹ với em bé sơ sinh có thể thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Ba mẹ có thể phải lơ là những sở thích, thú vui cá nhân của mình để chăm sóc con yêu, hoặc vẫn tiếp tục những cuộc gặp gỡ bạn bè nhưng không khí thậm chí còn vui hơn với thiên thần nhỏ. Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ và cách chăm sóc em bé của bạn.

Để duy trì cuộc sống sau sinh hạnh phúc, vui vẻ, để cuộc sống gia đình với em bé sơ sinh trở nên dễ dàng hơn, ba mẹ tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 3 phát triển thế nào của POH nhé!

 

 

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4

Em bé sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4 đã bắt đầu với mọi đồ vật đầy màu sắc trong tầm mắt của mình rồi đó, đặc biệt là những chiếc móc chìa khóa hay móc treo có hình dạng và màu sắc bắt mắt trên chiếc điện thoại của ba mẹ.

Em bé sơ sinh lúc này cũng thực hành lăn lộn thường xuyên hơn và còn lật người sang một bên được nữa đó ba mẹ ạ. Tuy nhiên bạn bé chỉ có thể lật được một chiều, từ ngửa sang sấp. Con chưa có khả năng lật sấp thành ngửa được. Thông thường phải bước sang tháng thứ 5 thì con mới có thể lật cả hai chiều được vì hoạt động này đỏi hỏi nhiều sức lực và sự linh hoạt của cơ thể hơn.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4

Để con yêu có thể lẫy một cách thành thạo hơn thì cần sự trợ giúp của ba mẹ. Ba mẹ có thể rèn luyện cho con bằng các trò chơi như lắc lư một món đồ chơi sang một bên, thu hút sự tò mò của bé, con yêu sẽ ngoái nhìn và lật theo hướng của món đồ đó.

Việc chăm sóc em bé sơ sinh không chỉ là nhiệm vụ của riêng người mẹ, mà cần sự tham gia, sẻ chia từ người chồng. Do đó, các ông bố hãy dành thật nhiều thời gian, tình yêu thương và sự quan tâm cho vợ và con yêu nhé!

Để hiểu chi tiết về sự phát triển của con yêu trong giai đoạn này, ba mẹ tham khảo bài viết Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi tuần 4 phát triển thế nào của POH nhé!

Trên đây là những kiến thức về sự phát triển của em bé sơ sinh qua các tuần tuổi, POH hi vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ trang bị được thật nhiều thông tin bổ ích để quá trình chăm sóc con yêu trở nên dễ dàng hơn. POH chúc ba mẹ và con yêu có một cuộc sống gia đình hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười trẻ thơ!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo