Bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

đăng bởi Minh Tâm

Khi được 3 tháng tuổi, bé trở nên cứng cáp hơn. Khi bế bé mẹ có cảm giác “chắc tay” hơn rồi đó! Thế nhưng cân nặng của bé nhà mình như thế đã đủ chuẩn chưa nhỉ? Có bị thiếu cân hay thừa cân không đây? Mẹ đọc bài viết này để tìm hiểu bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg và làm sao để giúp bé phát triển tối ưu về mặt thể chất nhé!

 

Bé 3 tháng nặng bao nhiêu kg 

So với tháng trước, bé 3 tháng tuổi tăng khoảng 0.5-1kg. Bé 3 tháng tuổi vẫn có sự phát triển mạnh mẽ về cân nặng nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các bé, đặc biệt là giữa bé trai và bé gái.

Theo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì trung bình bé gái 3 tháng tuổi đạt 5.8kg còn bé trai 3 tháng tuổi đạt khoảng 6.4kg. 

Tuy nhiên đây chỉ là số liệu tham khảo, để biết bé nhà mình có phát triển bình thường không, mẹ theo dõi Biểu đồ tăng trưởng qua từng tháng của con nhé!

Mẹ nên lựa thời điểm bé đã đi poo hoặc đi pee và đừng quên trừ khoảng 200gr trọng lượng của tã bỉm và quần áo nhé! Bên cạnh đó khi đối chiếu các chỉ số của bé với số liệu trung bình, mẹ lưu ý sự khác biệt giữa ngày thực sinh và ngày dự sinh. Chẳng hạn, nếu em bé nhà mình sinh non 1 tháng thì tuổi thực của bé mới có 1 tháng mà thôi, mẹ đừng đối chiếu với số liệu của các bé 2 tháng tuổi dẫn đến quá lo lắng nhé!

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng

Bé trai 3 tháng nặng 6 kg

Các bé từ 0-6 tháng cần được cân mỗi tháng 1 lần, cùng với việc đo lường chiều dài và chu vi vòng đầu để đánh giá sự tăng trưởng về thể chất. Cân nặng cũng là một chỉ số thật quan trọng phải không mẹ? Mẹ cũng có thể thấy biểu đồ cân nặng của WHO sử dụng bách phân vị. Có vẻ hơi rắc rối nhưng thật ra rất đơn giản. Vậy mẹ nên hiểu như thế nào cho đúng?

Ví dụ, em bé nhà mình có thể ở phân vị thứ 25 về cân nặng. Điều đó có nghĩa là 75 phần trăm trẻ sơ sinh ở cùng độ tuổi của con nặng hơn con và 25 phần trăm các bé có cân nặng thấp hơn.

Tỷ lệ phần trăm thấp hoặc cao không có nghĩa là con thiếu cân hoặc thừa cân. Thay vào đó, các bác sĩ quan tâm đến việc theo dõi xem bé có giảm xuống phân vị thấp hơn theo thời gian hay không. Nếu cân nặng của bé đột nhiên nhảy vào một phân vị mới, điều này cho thấy rằng bé có thể đã có một đợt tăng trưởng nhảy vọt. 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là bé có nhu cầu ăn nhiều đột biến. Lúc này mẹ cũng đừng lo lắng về việc bé ăn nhiều bị thừa cân nhé. Đây chỉ là một giai đoạn phát triển rất bình thường của mọi em bé 3 tháng tuổi. Điều quan trọng là bé vẫn vui vẻ và khỏe mạnh.

>> Cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng: Số lượng và hàm lượng dinh dưỡng bé nạp vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé. Trẻ 3 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ? Bé 3 tháng tuổi cần ăn 4-5 lần một ngày với trung bình khoảng khoảng 105-210ml sữa mỗi lần. 

Tuy nhiên đây chỉ là lượng sữa tham khảo, vì không có cách nào biết chính xác lượng sữa cụ thể từng bé cần. Nếu vào tuần khủng hoảng hoặc ốm đau con có thể ăn ít hơn. Trong giai đoạn này mẹ tuyệt đối không ép con ăn nhé. Nếu con ăn ít mà vẫn ngủ được, ít quấy thì có thể con đã bú đủ lượng sữa con cần. 

Giấc ngủ: Trẻ sơ sinh lớn lên phần lớn là trong giấc ngủ bởi hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất khi cơ thể vào trạng thái ngủ sâu. Nhờ đó, những em bé được ngủ đủ và chất lượng sẽ có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng vượt trội hơn.

Mặt khác, sữa mẹ có cơ chế đặc biệt giống như một bữa ăn hoàn chỉnh với đầy đủ món khai vị và món chính. Theo đó, sữa mẹ gồm sữa đầu và sữa sau trong đó sữa đầu tiết ra trước và chứa nhiều nước hơn giúp bé giải khát và có tác dụng an thần. Bé dễ bị buồn ngủ trước khi bú được sữa sau, trong khi sữa sau mới là sữa có đầy đủ dinh dưỡng và các chất béo quan trọng cho sự phát triển thể chất của con. Vì thế nếu bé ngủ không đủ giấc sẽ rất dễ ngủ gật và không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết. 

Chế độ sinh hoạt: Đối với trẻ sơ sinh, ăn ngủ và chơi có ảnh hưởng qua lại. Bé ăn hiệu quả sẽ tích lũy đủ năng lượng để có giấc ngủ đủ dài và sâu. Ngược lại, giấc ngủ chất lượng giúp bé tỉnh táo vui vẻ , có khả năng thức đủ lâu để tránh tình trạng ăn vặt ngủ vặt. Bên cạnh đó, vận động thể chất giúp bé tiêu hao năng lượng để có thể ăn hiệu quả và ngủ ngon hơn. 

Sức khỏe của trẻ: Mẹ có thể thấy các bé hay ốm vặt tăng cân rất chậm. Đồng thời khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể cũng kém hơn so với các em bé khỏe mạnh. Ngoài ra, các em bé sinh non hoặc có bệnh lý bẩm sinh như bệnh tim, khó thở… khiến bé cần tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để bù đắp lại một số chức năng chưa phát triển đầy đủ

>> Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Làm sao để bé 3 tháng tuổi tăng cân lành mạnh

Tăng cường sức đề kháng cho bé

Cơ thể bé 3 tháng chưa phát triển đầy đủ để có thể tự xây dựng một hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh. Bé vẫn cần nhận các kháng thể từ mẹ thông qua sữa mẹ, đặc biệt là các em bé sinh non. Bởi vậy, ngoại trừ những nguyên nhân bất khả kháng về mặt sức khỏe, mẹ hãy cố gắng cho con bú mẹ và duy trì nguồn sữa mẹ quý giá này cho đến khi bé ít nhất 2 tuổi nhé! Để làm được điều này, trước hết mẹ cần chăm sóc yêu thương chính bản thân mình thật tốt. Chế độ dinh dưỡng, vận động và sức khỏe tinh thần khỏe mạnh là những yếu tố tiên quyết để đảm bảo nguồn sữa mẹ.

Ngược lại nếu mẹ không đủ sữa, không có sữa hoặc không thể cho bé bú thì cũng không sao cả, sữa công thức vẫn là giải pháp thay thế tốt nhất. Mẹ không cần lo lắng hay quá bi quan, chỉ cần mẹ vui vẻ thoải mái thì con sẽ khỏe mạnh, bình an. 

Ngoài ra mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe sơ sinh định kỳ và tiêm chủng đúng lịch nhé!

Bé 3 tháng đi khám sơ sinh định kỳ

Đảm bảo bé được ăn no

Sang tháng thứ 3, bé ăn sữa công thức có xu hướng tăng cân nhanh hơn và no lâu hơn các bé ăn sữa mẹ hoàn toàn. Vì thể mẹ hãy điều chỉnh khoảng cách giữa các bữa ăn của bé cho phù hợp nhằm đợi bé đủ đói để có thể ăn hiệu quả nhất. Bé 3 tháng có thể linh hoạt giữa lịch EASY 3.3 và EASY 4 với các bữa ăn cách nhau khoảng 3.4-4h. Mẹ quan sát biểu hiện của bé để có cách điều chỉnh hợp lý nhất nhé!

Đối với các bé hay bị ngủ gật trong khi ăn, mẹ hãy đánh thức bé dậy hoặc vắt bớt phần sữa đầu trước khi cho bé bú để hạn chế tình trạng này, đồng thời đảm bảo bé ăn đủ lượng sữa sau.

Mẹ có thể quan sát số lần sản xuất và màu sắc của sản phẩm poo, pee trong tã của bé để đánh giá bé có ăn đủ no hay không. Bé cũng có thể có giai đoạn vài ngày mới đi poo một lần do hệ tiêu hóa của bé đang phát triển nên mẹ cần phối hợp với các biểu hiện bên ngoài như bé có vui vẻ không, có quấy khóc không để đánh giá.

Giúp bé ngủ đủ và chất lượng

Bước ngoặt về giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi, cân nặng trên 6kg là hầu hết các bé đều có thể ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng mà không cần dậy để ăn. Cơ thể bé đã đủ khả năng tích lũy năng lượng để nuôi dưỡng cho giấc ngủ đêm dài. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là mẹ cần đảm bảo bé ăn hiệu quả vào ban ngày. Ban đêm, mẹ hãy tôn trọng nhu cầu ngủ của con, thay vì đánh thức bé dậy để ăn nhé! Con cần được ngủ một giấc thật dài và thật sâu mới có thể tăng cân cũng như phát triển chiều cao tối ưu.

Khuyến khích bé vận động

Trong những giờ bé thức, mẹ hãy khuyến khích bé tham gia vào các bài tập vận động thô. Những hoạt động này không chỉ giúp bé phát triển thể chất và còn kích thích trí não phát triển một cách tự nhiên. 

Để con hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất, một trong những hoạt động thể chất mẹ có thể làm là massage kích thích tiêu hóa. Nhờ đó, bé vừa hấp thụ tốt, vừa có cảm giác an toàn thoải mái để ngủ ngon và sâu hơn.

Nếu mẹ vẫn đang băn khoăn với việc thiết lập lịch sinh hoạt như thế nào, cùng con vận động đúng cách ra sao, mẹ hãy đến với POH nhé!

Tại POH, các bé đều được tư vấn sinh hoạt bài bản để đảm bảo giấc ngủ sinh lý CẦN THIẾT là 11-12 tiếng/đêm. Đồng thời con được vận động đúng cách giúp tăng cường trao đổi chất, phát triển thể chất thuận lợi, các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm, tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò và chậm đi…

Nhờ đó, con còn được tăng cường liên kết thần kinh, phát triển các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Mời mẹ tìm hiểu ngay các khóa học của POH nhé!

Giúp con ngủ 10-12 tiếng/đêm & bạn được nghỉ ngơi 8 tiếng/đêm cùng POH Easy

Giúp con phát triển thể chất và tinh thần thuận lợi cùng POH ACTI (0-3 tuổi)

 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo