Bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? 4 bước lập kế hoạch giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh

đăng bởi Thanh Thanh

Cân nặng là một trong những chỉ số cực kỳ quan trọng khi theo dõi và đánh giá sự tăng trưởng thể chất cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời. Mẹ có biết vì sao bé 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg lại quan trọng đến thế? Hãy cùng POH khám phá và thực hành ngay 4 bước bài bản để giúp bé tăng cân thật khỏe mạnh nhé!
 

 

1. Bé 4 tháng nặng bao nhiêu kg? 

Hẳn là mẹ rất tò mò về cân nặng cũng như bé 4 tháng cao bao nhiêu, bé 4 tháng dài bao nhiêu. Vậy thì theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO:

Cân nặng trung bình của trẻ 4 tháng tuổi là 7.0 kg đối với bé trai và 6.4 kg đối với bé gái; chiều dài trung bình (còn gọi là chiều cao) 61.9 cm đối với bé gái và 64.0 đối với bé trai.

Điều đó không có nghĩa là mọi em bé 4 tháng tuổi nên có cân nặng và chiều cao chính xác như vậy đâu mẹ nhé! Đây chỉ là những con số trung bình, vì thế có những em bé 4 tháng tuổi nặng hơn và nhẹ hơn mức này. 

Tháng thứ tư trẻ tăng bao nhiêu kg? Bé có thể sẽ tăng thêm từ 0.5 đến 0.7 kg trong tháng này và tăng cân mới là điểm cần chú ý khi đề cập đến vấn đề cân nặng đối với trẻ 4 tháng tuổi.

Bé trai 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình với bé trai 4 tháng là 5.5 - 8.7 kg

Bé gái 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình với bé trai 4 tháng là 5 - 8.2kg.

Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý: Từng con số cụ thể tại mỗi thời điểm không nói lên điều gì cả. Biểu đồ cân nặng theo thời gian mới là chỉ báo cho các bác sĩ nhi khoa biết rằng bé có đang phát triển lành mạnh hay không. 

Dưới đây là biểu đồ cân nặng theo thời gian mẹ cần theo dõi hàng tháng cho bé.

Biểu đồ cân nặng, chiều cao, đối sánh với bé 4 tháng nặng 5.5 kg, 8kg và 9kg (bé gái)

Theo biểu đồ tăng cân theo thời gian của CDC này thì Bé 4 tháng nặng 5.5 kg nếu là bé bé gái thì con nằm ở đường phát triển 10%, tức là có 100 bé thì bé sẽ nặng cân hơn 10 bé, và nhẹ cân hơn 90 bé. Nếu con tiếp tục nằm trên đường phát triển này trong thời gian tới, thì tức là con đang phát triển bình thường. Mẹ theo dõi thêm đường phát triển chiều cao và vòng đầu của bé.

Biểu đồ cân nặng, chiều cao, đối sánh với bé 4 tháng nặng 5.5 kg, 8kg và 9kg (bé trai)

Nếu Bé 4 tháng nặng 5.5 kg mà là bé trai thì ở bảng dưới này, con nằm trên đường phát triển 2%. Tức là trong 100 thì bé sẽ nặng cân hơn 2 bé, và nhẹ hơn 98 bé. Nếu Nếu con tiếp tục nằm trên đường phát triển này, con vui vẻ và khỏe mạnh trong thời gian tới, thì tức là con đang phát triển bình thường. 

Con đang phát triển theo tốc độ của riêng mình, mẹ không nên so sánh con với bất kỳ bé nào khác, vì người lớn còn có người gầy, người béo, người cao, người thấp. Trẻ con cũng vậy. Mẹ theo dõi thêm đường phát triển chiều cao và vòng đầu của bé.

Tương tự mẹ có thể quan sát bé 4 tháng nặng 8kg, bé 4 tháng nặng 9kg trên biểu đồ này nhé. Biểu đồ này cần theo dõi thường xuyên. Nếu con nằm trên đường phát triển của mình, tức là con phát triển bình thường.

>> Bé 5 tháng nặng bao nhiêu kg? 

Bé 4 tháng nặng bao nhiêu kg?

2. Tại sao tăng cân lại quan trọng đối với bé 4 tháng tuổi?

Mẹ có để ý khi đưa con đi khám hay đi tiêm chủng định kỳ, việc đầu tiên luôn là cân đo chiều cao, cân nặng và kích thước vòng đầu. Đây là những con số đầu tiên bật mí tình trạng sức khỏe của bé. Và chúng bật mí như thế nào?

Mỗi em bé sơ sinh phát triển với tốc độ khác nhau nhưng đều có chung một xu hướng tăng cơ bản. Cân nặng của bé tại mỗi thời điểm là một dấu chấm tròn, khi nối các dấu chấm này lại chúng ta có một đường cong nhất định. Đường cong này cho thấy xu hướng tăng trưởng thể chất của bé. Trung bình trẻ sơ sinh tăng khoảng 0.5 kg mỗi tháng trong khoảng 6 tháng đầu đời. Hầu hết các em bé tăng gấp đôi trọng lượng khi sinh khi đạt 6 tháng tuổi và gấp 3 lần khi đạt 1 tuổi.

Gen và rất nhiều yếu tố khác cùng đóng vai trò quyết định mức tăng trưởng của bé, nhưng quan trọng nhất là bé có tăng trưởng hay không. Trẻ cần đủ năng lượng để học hỏi và phát triển đúng cách. Thể chất là điều kiện cần để các kỹ năng vận động cũng như nhận thức phát triển một cách tự nhiên. Thậm chí có những giai đoạn bùng nổ về phát triển đòi hỏi cơ thể cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn nữa để đáp ứng. Khi trẻ không tăng cân đầy đủ trong những tháng đầu đời này, sự tăng trưởng và phát triển toàn diện bị cản trở. 

Vậy thì tăng cân là mục tiêu không thể ngó lơ đối với bé 4 tháng tuổi. Và làm sao để bé tăng cân lành mạnh, mẹ hãy nghiên cứu kỹ 4 bước dưới đây để áp dụng nhé!

>> Sự phát triển của bé 4 tháng tuổi

 

3. 4 bước lập kế hoạch giúp bé 4 tháng tuổi tăng cân khỏe mạnh

Kế hoạch ăn 

Để tăng cân lành mạnh trước hết con cần được ăn đủ no, đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. 

Vậy bé 4 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa là đủ? Trẻ 4 tháng tuổi cần ăn 105 – 210ml mỗi lần bú. Trẻ có thể bú mẹ, hoặc ăn sữa công thức hoặc kết hợp cả hai. Trong đó, những em bé bú mẹ hoàn toàn sẽ có xu hướng tăng cân chậm hơn một chút so với các em bé ăn sữa công thức. 

Mỗi bữa của trẻ 4 tháng tuổi cần cách nhau khoảng 4 giờ, vì thế mẹ cần căn thời gian để cho bé ăn. Để theo dõi bé ăn đủ no hay không, mẹ quan sát số lần tã ướt và bé 4 tháng tuổi nên có ít nhất năm đến sáu chiếc tã ướt mỗi ngày.

Đây cũng là thời điểm bé vừa hoặc sắp trải qua mô đợt tăng trưởng đột biến, bé có thể muốn ăn nhiều hơn, thường xuyên hơn. Thêm vào đó, qua 3 tháng đầu đời, bé 4 tháng tuổi ngủ đều hơn, giấc dài hơn. Để có đủ năng lượng tích trữ cho nhu cầu cơ thể cũng như đảm bảo giấc đêm dài không bị gián đoạn chỉ vì đói, mẹ hãy chú ý để áp dụng cluster feed vào kế hoạch ăn uống.

4 tháng chưa phải thời điểm thích hợp để ăn dặm, vì thế mẹ hãy yên tâm cho bé ăn sữa hoàn toàn. Các bác sĩ nhi khoa đều khuyên mẹ cho bé ăn dặm ở thời điểm sớm nhất là 5 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa cũng như các kỹ năng của con đủ phát triển để đáp ứng được việc ăn dặm. Vấn đề cân nặng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chắc chắn không phải đến từ chuyện bé chưa được ăn dặm.

Một số em bé 4 tháng tuổi còn mọc răng sớm. Bé có thể bứt rứt khó chịu dẫn đến ăn kém hơn. Mẹ hãy kiên nhẫn quan sát để xoa dịu cho bé như sử dụng đồ gặm nướu và chú ý hơn đến vấn đề vệ sinh răng miệng.

Kế hoạch ngủ

Giấc ngủ chi phối các hormone tăng trưởng của trẻ. Theo đó bé chỉ có thể phát triển thể chất tối ưu khi có giấc ngủ đủ dài và sâu. Ngủ đủ cũng góp phần giúp bé ăn tốt, hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và kích thích các quá trình trao đổi chất lành mạnh trong cơ thể.

Bé cần ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, tương ứng với 3-4 giấc vào ban ngày ngắn, mỗi giấc kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ và một giấc ngủ đêm kéo dài 11-12 tiếng. Ở độ tuổi này, bé có đủ khả năng để ngủ liền một mạch cả đêm mà không cần thức dậy để ăn như trước nữa. Vì vậy hai đầu mục quan trọng mẹ cần làm trong bước này là lên lịch ngủ vào ban ngày đáp ứng nhu cầu của bé và hướng dẫn bé ngủ xuyên đêm càng sớm càng tốt.

Khủng hoảng ngủ 4 tháng có thể sẽ xuất hiện vào thời điểm này. Đột nhiên, bé thức dậy liên tục suốt đêm vì những lý do mà mẹ không thể hiểu được. Mẹ chắc chắn là rất bực bội, bế tắc vì không biết bao giờ mới chấm dứt nhưng hãy nhớ rằng em bé nào cũng vậy! Đây chỉ là một giai đoạn tất yếu trong tiến trình phát triển của bé, tất cả rồi sẽ qua.

Bé 4 tháng tuổi ngủ đều hơn với giấc dài hơn

Kế hoạch vận động

Tại sao vận động lại liên quan đến tăng cân nhỉ? Bởi vì khi cơ thể vận động tích cực, năng lượng tiêu hao, thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ vận động mà bé ăn ngon, ngủ tốt và phát triển lành mạnh.

Em bé 4 tháng tuổi có thể chống khuỷu tay hoặc bàn tay một cách vững vàng trong khi nằm sấp, bắt đầu lăn từ tư thế nằm sấp về nằm ngửa. Ngoài ra bé có khả năng đẩy chân khi chạm vào mặt phẳng, mẹ có thể đặt bé nằm sấp, dùng hai bàn tay hoặc một tấm bảng nhỏ vào bàn chân bé, bé sẽ hào hứng đạp chân đẩy cơ thể trườn về phía trước. Đây là bài tập khá hiệu quả với các nhóm cơ của bé. 

4 tháng tuổi cũng là giai đoạn thị giác và khả năng nhận thức của bé phát triển rất mạnh mẽ. Bé có thể nhận ra chính mình trong gương và háo hức khám phá những chuyển động tương ứng. Mẹ có thể đặt bé nằm chơi trước gương để giờ vận động trở nên thú vị hơn.

Vì vậy, xen kẽ giữa những khoảng ăn và ngủ, mẹ hãy tìm ra những khoảng thời gian hợp lý để khuyến khích bé vận động thật nhiều nhé. Đó thể là sau khi tắm hoặc khi vừa thức dậy, chỉ cần tránh lúc bé vừa ăn xong để bé không bị nôn trớ.

Không chỉ có vận động thô mà khả năng phát triển vận động tinh ở giai đoạn này cũng gián tiếp tác động đến cân nặng. Bé 4 tháng tuổi đang trở nên thích khám phá thế giới xung quanh hơn. Thay vì chỉ nắm chặt các ngón tay như những tháng đầu đời, bé có thể cử động các ngón tay linh hoạt hơn, vì thế sẽ liên tục với những món đồ chơi hay bất cứ món đồ nào ở trong tầm tay bé để đưa vào miệng “nếm thử”. Do đó mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh đồ đạc xung quanh để tránh nhiễm khuẩn cho bé. Khi bị ốm, sức khỏe thể chất của bé bị ảnh hưởng, sụt cân là điều khó tránh khỏi.

Bé 4 tháng tuổi biết làm gì?

Thiết lập nếp sinh hoạt phù hợp

Mẹ có thể thấy trong các bước từ 1 đến 3, ăn - ngủ - vận động có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế bước quan trọng cuối cùng là kết hợp các yêu tố này lại với nhau thật nhuần nhuyễn để tạo thành một nếp sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi. Và EASY chính là công cụ đắc lực để giúp mẹ thiết lập nếp sinh hoạt khoa học cho bé.

Nếu bé đã theo EASY, đây là giai đoạn mẹ cần tinh ý quan sát để nhận ra thời điểm chuyển giao từ Easy 4 sang Easy 2-3-4 với bước đệm Easy 2-3-3.5. Mẹ chú ý cân nhắc cắt giấc ngắn cuối ngày sao cho bé không bị đột ngột và không ảnh hưởng đến giấc đêm của bé.

Nếu mẹ chưa biết bắt đầu với EASY như thế nào, hoặc làm sao để xác định được thời điểm chuyển giao giữa các biến thể của Easy, mẹ hãy đến với các khóa học POH nhé! 

Lợi thế lớn nhất là mẹ được tư vấn 1:1 với chuyên gia để nhận ra thời điểm chính xác cần điều chỉnh lịch đối với cá nhân bé nhà mình, để không lệch nhịp và bỏ lỡ bất cứ giai đoạn tăng trưởng nào của bé. Bởi vì không phải em bé nào cũng có cách ăn - ngủ - chơi và phát triển giống y như nhau mẹ nhỉ! 

• Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng/ đêm với POH Easy (0-1 tuổi)

• Con phát triển toàn diện não bộ, giác quan, vận động… ngay từ sớm với POH Acti (0-3 tuổi)

•  Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu cùng Kỷ luật tích cực POH Poti

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo