Sự phát triển của trẻ 3-4 tháng tuổi

đăng bởi Minh Tâm

Giờ thì bé đã tròn 3 tháng tuổi và chuẩn bị bước sang tháng thứ 4. Giai đoạn 3 tháng đầu đời bé bỏng và mong manh nhất giờ đã đi qua rồi.

Mẹ có thể thấy bé cứng cáp hơn, hay chuyện trò hơn hẳn. Và còn những gì đáng mong chờ nữa? Mẹ đọc bài viết này để tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3-4 tháng tuổi cũng như để biết trẻ 3-4 tháng tuổi biết làm gì rồi nhé!

 

 

Sự phát triển của trẻ 3-4 tháng tuổi về thể chất

Trẻ sơ sinh 3-4 tháng tuổi đã phát triển đáng kể kể từ khi chào đời. Trên thực tế, một số bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng so với khi chào đời. Sau đây là các mức trung bình về thể chất mẹ có thể tham khảo:

Bé trai

• Cân nặng trung bình cho trẻ 3 tháng tuổi: 6.4kg

• Chiều dài trung bình cho trẻ 3 tháng tuổi: 60.9cm

Bé gái

• Cân nặng trung bình cho trẻ 3 tháng tuổi: 5.8kg

• Chiều dài trung bình cho trẻ 3 tháng tuổi: 59.6cm

Ngoài ra, trẻ sơ sinh từ 3 đến 4 tháng tuổi sẽ có chu vi vòng đầu vào khoảng 40cm.

Đây chỉ là số liệu trung bình, điều quan trọng nhất mẹ cần theo dõi là em bé có sự tăng trưởng đều đặn hay không. Ví dụ, một em bé nặng 2.2kg khi mới sinh sẽ có đường cong phát triển khác hẳn so với một em bé nặng 4kg.

>>  Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0-12 tháng)

Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3-4 tháng tuổi ăn như thế nào?

Trẻ 3 -4 tháng tuổi vẫn sẽ ăn khá thường xuyên với 4-5 lần ăn một ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng. Trong mỗi lần bú, bé sẽ ăn khoảng 105-210ml. Tuy nhiên đây chỉ là mức trung bình, mẹ cần quan sát nhu cầu ăn của bé và điều chỉnh tùy theo tốc độ tăng trưởng thể chất của con.

Về mặt sinh học, cơ thể bé 3-4 tháng tuổi hoàn toàn đáp ứng cho việc ngủ xuyên đêm mà không cần dậy để bú. Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi mà sốt ruột gọi con dậy giữa đêm để ăn nhé. Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cũng chính là “thức ăn” bổ dưỡng không thể thay thế cho não bộ của con đó!

Ngoài ra, một số mẹ cho rằng trẻ 3-4 tháng tuổi có thể ăn thêm ngũ cốc để ngủ ngon hơn. Thêm ngũ cốc vào bình sữa sẽ gây nguy cơ bị sặc và không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng giúp trẻ sơ sinh ngủ lâu hơn. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa của bé sẽ không sẵn sàng cho thức ăn khác ngoài sữa cho đến khi bé được 5 đến 6 tháng tuổi.

Trẻ 3-4 tháng tuổi ngủ như thế nào?

Trẻ 3 - 4 tháng tuổi ngủ tổng cộng 16 tiếng trong 1 ngày, với một giấc đêm dài 12 tiếng và 3 giấc ngủ ban ngày. Cùng với các đặc điểm về giờ ăn và lượng ăn nói trên, lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi có thể theo EASY 4

Ở giai đoạn này, giấc ngủ của bé trở nên ổn định hơn. Cơ thể bé đã hình thành nhịp sinh học ổn định nên tình trạng lẫn lộn ngày đêm giảm dần. Các mẹ cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề luyện ngủ cho trẻ 4 tháng tuổi. 

Mẹ có thể tham khảo POH Easy (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 8 tiếng/đêm. Mẹ được trao đổi 1:1 với các giảng viên tận tâm và giàu chuyên môn của chương trình để biết cách chăm sóc trẻ 3 - 4 tháng tuổi và cá nhân hóa theo ngày tuổi thực của con.

 

 

Trước và trong khi ngủ, bé 3-4 tháng có thể có biểu hiện lắc đầu liên tục. Đây là cách bé tập kiểm soát cơ thể và tự ru mình vào giấc. Mẹ chỉ cần đảm bảo bé không bị viêm tai hay có vấn để bất thường về sức khỏe.

Tuy vậy, bé dễ ngủ nhưng cũng dễ thức. Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi không thể không nhắc đến khoảng thời gian mà Wonder week 12 xuất hiện.

Bé có bước phát triển nhảy vọt về nhận thức và tinh thần, dẫn đến tình trạng bứt rứt quấy khóc, ăn và ngủ kéo theo nhau kém đi. Mẹ sẽ nhận thấy bé ăn ngủ thất thường, hay bị catnap nhiều lần, thức dậy giữa đêm và ngủ không sâu giấc.

Chắc hẳn mẹ sẽ mệt mỏi và áp lực hơn nhưng mẹ ở bên xoa dịu để bé nhanh chóng vượt qua và trở lại là em bé ăn ngon ngủ đủ nhé!

Những vấn đề về sức khỏe của trẻ 3-4 tháng tuổi

Một số vấn đề về sức khỏe mẹ và bé có thể gặp phải trong giai đoạn này bao gồm:

  • Bé đi poo bất thường: Mẹ nên theo dõi vì một số biểu hiện như phân có máu, tiêu chảy, số lượng bất thường có thể chỉ ra các vấn đề về hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của bé nói chung. Mẹ có thể nhận thấy những thay đổi rõ rệt trong tã của trẻ nếu bắt đầu bổ sung sữa công thức vào tháng này. Bé có thể dị ứng với một thành phần nhất định nào đó, mẹ luôn chú ý theo dõi “đầu ra” của bé nhé.
  • Phát ban: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, và phổ biến nhất trong giai đoạn này là những biểu hiện của bệnh chàm. Tuy rằng chàm da không nguy hiểm nhưng mẹ cần thực hiện môt số bước để giúp bé dễ chịu hơn như chọn loại sữa tắm phù hợp và bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho bé.
  • An toàn ngủ: Bé bắt đầu biết lật sấp và có thể thực hành ngay trong khi ngủ. Tuy nhiên cơ đầu và cổ của bé chưa thật sự cứng cáp nên mẹ cần chú ý đến vấn đề an toàn ngủ nhiều hơn như hạ thành cũi, không đắp chăn, không cho bé đeo yếm cổ… Ngoài ra mẹ hãy tích cực cho bé tập lật khi thức giúp bé lật thành thạo và hạn chế tình trạng tập lật trong giấc ngủ nhé!

4 tháng tuổi hay la hét là cách bé giao tiếp và thể hiện sự phấn khích

Trẻ 3-4 tháng tuổi biết làm gì?

Về cơ bản, 3-4 tháng tuổi là thời điểm trẻ sơ sinh chuyển tiếp từ các phản xạ không tự chủ sang các cử động có kiểm soát hơn. Dưới đây là một số mốc quan trọng mà bé tuổi có thể đạt được:

  • Điều khiển tay chính xác hơn: Bé có thể với lấy các đồ vật, cầm nắm đồ chơi và thậm chí lắc chúng. Bé cũng sẽ đưa tay lên miệng, mở và đóng các ngón tay nhịp nhàng hơn.
  • Tăng khả năng phối hợp tay - mắt: Tay bé có thể cử động mềm mại và chính xác hơn là nhờ sự phối hợp tay mắt ngày càng phát triển. Nhờ đó bé rất thích thú với đồ chơi treo, bé quan sát và chăm chú và với lấy nó.
  • Lập sấp: Nhờ khả năng kiểm soát đầu, nâng đầu và ngực bằng cánh tay mà bé có thể thực hiện được cú lật đầu tiên trong đời. Đây có lẽ là dấu mốc quan trọng mà cả nhà luôn thích thú mong chờ. Ngoài ra, khi các cơ ở lưng bụng cứng cáp hơn, cùng với khả năng kiểm soát đầu cổ tốt hơn, mẹ có thể băn khoăn trẻ 4 tháng đã bế ngồi được chưa? Tầm tháng tuổi này, mẹ hoàn toàn có thể bế bé theo tư thế ngồi, môt tay mẹ đỡ mông, lưng bé dựa vào ngực mẹ, tay kia mẹ vòng qua đỡ ngực cho bé. Đây là tư thế giúp tầm nhìn của bé được mở rộng, tăng khả năng quan sát. Bé sẽ rất thích được mẹ bế như thế này để đi dạo chơi quanh nhà đó mẹ ạ!
  • Chân cứng cáp hơn: Bé có thể duỗi thẳng và đá chân khi nằm sấp hoặc ngửa cũng như có phản xạ "đứng" khi mẹ đặt bé vào tư thế đứng trên bề mặt rắn chắc.
  • Bé tích cực tương tác nhiều hơn. Những tiếng cười cũng mang thanh âm khác nhau như tiếng cười giòn, cười khúc khích, cười vang sung sướng…
  • Từ 3 đến 4 tháng tuổi, bé “nói chuyện” nhiều hơn hẳn. Mẹ có thể thấy bé bắt đầu bập bẹ, tạo ra những âm thanh như "muh-muh" hoặc "ba-ba." Bé có thể cố gắng bắt chước âm thanh và hình dáng miệng của người lớn.
  • Bé nhận biết tốt hơn về người và đồ vật quen thuộc. Trẻ 3 - 4 tháng tuổi có thể mỉm cười khi nghe giọng nói của mẹ, hướng về phía âm thanh và chăm chú nhìn theo các đồ vật và khuôn mặt đang chuyển động.

Trên đây là các mốc phát triển trung bình mà các em bé 3-4 tháng tuổi có thể đạt được. Việc đạt được các mốc phát triển sớm có thể là biểu hiện của trẻ 3 tháng tuổi thông minh. Mỗi em bé có một tốc độ phát triển riêng. Vấn đề của mẹ là áp dụng sao cho đúng thời điểm và phù hợp với tính cách của bé nhà mình.

Nếu đang băn khoăn với câu hỏi dạy bé 3 tháng tuổi những gì, mẹ có thể tham khảo khóa học giáo dục từ sớm giúp con phát triển toàn diện & vượt trội tại POH Acti nhé

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo