Những điều ba mẹ cần biết về cân nặng của trẻ sơ sinh

đăng bởi Minh Tâm

Sau khi em bé chào đời, điều mà hầu hết ông bố, bà mẹ quan tâm đến là cân nặng của bé.

Bé nhẹ cân hoặc nặng cân hơn so với bình thường cũng đủ để ba mẹ sốt sắng rồi vì ba mẹ nào cũng muốn con đạt được ngưỡng cân nặng trung bình như bao đứa trẻ khác cùng độ tuổi. 

Tuy nhiên, như thế nào thì được xem là cân nặng chuẩn của bé sơ sinh? Và có những yếu tố nào khiến trẻ sơ sinh bị sụt cân, tăng cân? Trong bài viết, POH sẽ giúp ba mẹ giải đáp những thắc mắc này. 

 

 

Cân nặng của bé sơ sinh như thế nào là phù hợp? 

Ba mẹ cần lưu ý rằng cân nặng của bé sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố như nòi giống, sắc tộc hoặc tuổi thai (tổng thời gian bé ở trong bụng mẹ). 

Trung bình, cân nặng của bé sơ sinh đủ tháng dao động từ 2,7kg đến 4kg. Nếu bé của mẹ nặng hơn hoặc nhẹ hơn khoảng này thì bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình theo dõi cân nặng phù hợp với bé. 

Có thể bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hoặc thăm khám thường xuyên để đảm bảo bé phát triển bình thường và khỏe mạnh. 
 

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của bé sơ sinh

Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến cân nặng của bé sơ sinh: 

- Giới tính của bé: Cân nặng của bé trai và cân nặng của bé gái có sự chênh lệch nhau. Khi mới sinh ra, bé trai thường nặng hơn bé gái.

- Cân nặng của mẹ: Nếu mẹ thừa cân trước và trong thai kỳ thì chưa hẳn là em bé khi sinh ra sẽ nặng cân hơn bình thường. Còn nếu mẹ thiếu cân thì có khả năng mức cân nặng của em bé sẽ nhẹ hơn so với mức chuẩn. 

- Di truyền: Cân nặng và tình trạng sức khỏe trước đây và hiện tại của bố mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng của bé. 

- Lối sống trong thai kỳ: Sử dụng đồ uống có chất kích thích và hút thuốc trong thai kỳ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và cân nặng của em bé trong bụng mẹ. 

- Tuổi của mẹ: Những bà mẹ trẻ, đặc biệt là mẹ ở độ tuổi vị thành niên có xu hướng sinh bé nhẹ cân hơn. 

- Thứ tự sinh: Cân nặng của bé đầu lòng thường nhẹ hơn các bé sau. 

Dinh dưỡng thai kỳ có ảnh hưởng đến cân nặng của bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sụt cân do đâu?

Vì sao trẻ sơ sinh sụt cân trong những ngày đầu sau sinh? 

Ít ngày sau sinh, em bé thường giảm 5-10% trọng lượng cơ thể. Cân nặng của em bé trong bụng mẹ so với cân nặng của em bé sau sinh cũng chênh lệch nhau một chút.

Đây là hiện tượng hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Phải trừ hao lượng chất lỏng theo bé ra khỏi bụng mẹ đúng không nào? 

Ba mẹ có cần lo lắng?

Trong vòng một tuần, em bé sẽ bắt đầu tăng cân, nhưng quá trình đó không diễn ra ngay lập tức. 

Một điều ba mẹ lưu ý là trong những ngày đầu sau sinh, bé không cần bú nhiều. Và ba mẹ cũng đừng lo nếu bé bị sụt cân một chút xíu nha. Đây là hiện tượng trẻ sơ sinh sụt cân sinh lý và hoàn toàn bình thường. 

Nếu trẻ sơ sinh sụt cân sinh lý thì ba mẹ không cần quá lo lắng, con sẽ tăng cân lại thôi

Bé sơ sinh tăng cân như thế nào?

Mỗi tháng trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg? 

Sau giai đoạn sụt cân ở tuần đầu sau sinh, cân nặng của em bé bắt đầu tăng từ 0,1kg đến 0,2kg mỗi tuần. Và quá trình này kéo dài trong khoảng 4-6 tuần. Mẹ có thể tham khảo để theo dõi cân nặng của bé theo tuần. 

Thêm nữa, sữa công thức chứa nhiều calo hơn sữa mẹ, nên các bé bú sữa công thức tăng cân nhanh hơn một chút so với bé bú sữa mẹ cũng là điều dễ hiểu. 

Growth spurts (giai đoạn phát triển nhảy vọt)

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên quan tâm đến các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt (growth spurts) của con.

Trẻ sơ sinh thường trải qua các cột mốc này sau tuần thứ 1,3 và 6. Do đó, mẹ không cần quá ngạc nhiên khi bé yêu đòi bú nhiều hơn bình thường. 

Trung bình mỗi tuần bé sơ sinh tăng 0,1 - 0,2 kg

Có nên cân trẻ sơ sinh thường xuyên? Cân bé thế nào mới chính xác?

Có nhiều ba chọn cách cân trẻ sơ sinh tại nhà bằng cân điện tử nhà tắm. Và chắc ba mẹ cũng không ngoại lệ phải không nào? 

Quan tâm đến cân nặng của bé sơ sinh là điều dễ hiểu cho các ông bố, bà mẹ. Nhưng trên thực tế, ba mẹ không thể có được kết quả chính xác vì loại cân này không đủ độ cảm ứng để đo lường cân nặng. 

Nếu muốn kiểm tra chính xác cân nặng của bé, ba mẹ nên sử dụng cân chuyên dụng ở phòng khám bác sĩ. Như vậy, mẹ có thể kiểm soát cân nặng của bé theo tháng một cách chính xác nhất. 

Ngoài ra, còn một cách khác nữa để kiểm tra cân nặng của bé sơ sinh là dựa vào hoạt động bài tiết hằng ngày của bé. Sau tuần đầu tiên, mỗi ngày bé sơ sinh làm ướt  5-7 chiếc bỉm và đi ị 3-4 lần. Lưu ý là bé bú sữa mẹ đi ị nhiều hơn bé bú sữa công thức. 

Nếu bé cảm thấy thoải mái khi bú và sau khi bú, đồng thời tỉnh táo sau các cữ ngủ ngày thì chứng tỏ mẹ cung cấp đủ lượng sữa để bé sơ sinh tăng cân lành mạnh. 

Bảng cân nặng chuẩn cho bé từ 0-12 tháng

Thực tế tất cả các bảng chiều cao, cân nặng đều chỉ mang tính chất tham khảo. Không có lượng cân nặng chuẩn áp dụng chung cho tất cả các bé.

Để biết con có đang phát triển bình thường hay không, ba mẹ cần theo dõi thông qua Biểu đồ tăng trưởng với 3 chỉ số chiều cao, cân nặng và cả vòng đầu. Đồng thời theo dõi các mốc phát triển vận động tinh, vận động thô, giác quan, ngôn ngữ, cá nhân, cảm xúc xã hội…

Bé luôn phát triển bình thường khi con bám sát biểu đồ tăng trưởng của chính mình. Bởi con là cá thể độc lập, con KHÔNG cần ăn nhiều hơn để bắt kịp cân nặng của bất kỳ bé nào khác, vậy nên ba mẹ hãy quan sát và tôn trọng nhu cầu ăn uống của con nhé!

 

 

Khi nào bé cần đi thăm khám? 

Chuyện bé sơ sinh tăng cân, sụt cân cũng thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ cần hết sức để ý và đưa bé đi thăm khám trong các trường hợp sau đây: 

- Bé đột nhiên sụt cân, trẻ sụt cân không rõ nguyên nhân, không liên quan đến các yếu tố kể trên

- Trẻ sơ sinh tăng cân quá ít

- Bé sơ sinh tăng cân chậm

- Trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng đầu

- Bé có biểu hiện lờ đờ sau khi tỉnh giấc, không có khớp ngậm đúng

Để được chỉnh sửa 1-1 với bác sĩ Nhi khoa, giúp con bú ĐÚNG KHỚP NGẬM, mẹ kích sữa hiệu quả, dư sữa cho con bú, đồng thời bé tăng cân đều, ngủ nhiều, ít quấy khóc, mời mẹ tham khảo POH Easy (0-1 tuổi) nhé!

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để biết vì sao trẻ sơ sinh bị sụt cân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. 

Thông thường, bác sĩ sẽ sắp xếp các buổi thăm khám định kỳ sau sinh nên mẹ có thể yên tâm vì sức khỏe và cân nặng của bé được bác sĩ theo dõi sát sao. Và khi bé gặp bất cứ vấn đề gì thì sẽ được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Nguồn: Babysparks

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo