Nếu nghi ngờ con bị tự kỷ mẹ hãy đưa con đi chẩn đoán tự kỷ ngay lập tức. Các chuyên gia sẽ sử dụng các phương pháp tiếp cận và chẩn đoán tự kỷ để đưa ra kết quả chính xác nhất. Trong thời gian chờ đợi lết quả mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm các phương pháp can thiệp sớm. Để hiểu rõ hơn mời ba mẹ tham khảo bài viết!
Nếu mẹ đang lo lắng không biết liệu con mình có mắc chứng tự kỷ không, chắc chắn mẹ cũng cảm thấy rất mơ hồ không biết mình cần phải làm gì để được hỗ trợ.
Việc trẻ có nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ hay không sẽ tùy thuộc vào những phương pháp điều trị tự kỷ ở nơi mà mẹ đang sống.
Hãy bắt đầu bằng việc hỏi các bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình. Và nếu con được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, khi đó bác sĩ chăm sóc chính của con có thể phối hợp cùng mẹ để điều trị cho bé ngay tại nhà.
Ngay cả khi con không bị tự kỷ, con vẫn cần sự giúp đỡ cho những vấn đề khác. Theo Susan Hyman - bác sĩ y khoa và Chủ tịch của Ban tự kỷ tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ: "Khi cha mẹ đã cảm thấy lo lắng, rất hiếm khi bé không có vấn đề gì. Cha mẹ luôn có khả năng nhận ra khi con mình có điều gì đó khác thường."
Mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu bị tự kỷ?
Hỗ trợ trẻ tự kỷ càng sớm càng tốt. Trẻ càng nhỏ thì khả năng cải thiện càng lớn hơn nếu được điều trị ngay từ đầu.
Mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu ban đầu của bệnh tự kỷ hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của sự chậm phát triển. Một khi mẹ cảm thấy nghi ngờ có điều gì đó không ổn, hãy đưa trẻ đến gặp các chuyên gia có chuyên môn ngay.
Có nhiều cách khác nhau để chẩn đoán bệnh và hỗ trợ cho bé những điều cần thiết. Mẹ nên nói chuyện với bác sĩ về những dấu hiệu khiến mẹ lo lắng. Từ đó bác sĩ có thể tiến hành đánh giá sự phát triển của bé để chẩn đoán bệnh.
Hiện nay có rất nhiều trung tâm và bệnh viện chuyên khoa bệnh tự kỷ. Mẹ có thể tìm thấy thông tin liên hệ và đăng ký lịch khám cho bé một cách dễ dàng.
Yêu cầu bác sĩ tiến hành sàng lọc tự kỷ
Bác sĩ nhi khoa Paul Wang, Phó chủ tịch cấp cao và Trưởng phòng Nghiên cứu y tế của tổ chức “Tự kỷ lên tiếng” cho biết: “Bác sĩ nhi khoa và bác sĩ gia đình thường không phải là chuyên gia về bệnh tự kỷ, nhưng quan trọng là mẹ phải cho bác sĩ biết được tình trạng của bé”.
Bác sĩ của gia đình là người biết rất rõ về con, và vai trò của bác sĩ là thông qua việc thường xuyên chăm sóc bé để cung cấp những giải pháp hiệu quả và sáng suốt.
Ngay khi nhận ra các dấu hiệu tự kỷ mẹ cần đưa trẻ tới gặp chuyên gia để được chẩn đoán
Ngay cả các bác sĩ không chuyên về tự kỷ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm sàng lọc tiêu chuẩn. Những xét nghiệm này được thiết kế để xác định những trẻ cần được chuyên gia đánh giá kỹ hơn.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị các bác sĩ nên kiểm tra các dấu hiệu tự kỷ mỗi khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Sự chậm phát triển có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tự kỷ khi thăm khám trẻ lúc 9 tháng tuổi.
Mẹ hãy yêu cầu bác sĩ của con tiến hành kiểm tra định kỳ đặc biệt là kiểm tra bệnh tự kỷ khi thăm khám trẻ vào lúc 18 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Nếu mẹ không chắc chắn liệu con đã được kiểm tra tự kỷ hay chưa, hãy hỏi bác sĩ của con ngay.
Một công cụ sàng lọc phổ biến mà các bác sĩ thường sử dụng là M-CHAT (Bảng điểm sàng lọc trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi), bao gồm một loạt các câu hỏi dành cho cha mẹ về hành vi của các con.
M-CHAT xác định liệu trẻ nhỏ có biểu hiện hành vi điển hình của chứng tự kỷ hay không, chẳng hạn như trẻ không nhìn vào thứ mẹ chỉ hoặc không chỉ vào những thứ mà bé quan tâm.
Tuy nhiên, M-CHAT chỉ là một công cụ sàng lọc và không thể sử dụng nó để chẩn đoán. Sàng lọc phát triển có thể xác định những trẻ có dấu hiệu tự kỷ, nhưng không phải mọi trẻ có dấu hiệu đều được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Một kết quả sàng lọc dương tính chỉ đơn giản chỉ ra rằng trẻ nên có một đánh giá kỹ lưỡng hơn.
Nếu sàng lọc không cho thấy dấu hiệu tự kỷ, mẹ có thể yên tâm. Nhưng nếu bác sĩ nghĩ rằng có thể con bị tự kỷ hoặc rối loạn khác, mẹ sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia để tìm hiểu thêm những phương pháp khác.
Chẩn đoán tự kỷ với các chuyên gia
Sau khi đã thử rất nhiều phương pháp chẩn đoán rồi, mẹ vẫn chưa nhận được một kết quả chắc chắn con có bị tự kỷ hay không. Lúc này, mẹ cần có chẩn đoán chính xác từ chuyên gia.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, những người có thể hỗ trợ bé trong việc đối phó với bệnh tự kỷ có thể được chia làm nhiều loại tùy thuộc vào từng khu vực. Các chuyên gia chẩn đoán bệnh tự kỷ bao gồm:
- Chuyên gia tâm lý học trẻ em: Đây là chuyên gia thực hiện đánh giá tự kỷ và kiểm tra nhận thức hoặc IQ, một phần quan trọng trong việc tập luyện dành cho trẻ tự kỷ. Các chuyên gia này cũng xử lý các can thiệp hành vi và tạo điều kiện hỗ trợ giáo dục.
- Bác sĩ nhi chuyên khoa tâm thần: Đây là các bác sĩ chuyên đánh giá, điều trị rối loạn não và các vấn đề về tâm lý, bao gồm tự kỷ. Các bác sĩ này phải có chuyên môn và có thể kê đơn thuốc.
- Bác sĩ nhi chuyên khoa thần kinh: Đây là các bác sĩ chuyên về các tình trạng ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh, bao gồm cả tự kỷ. Bác sĩ cũng có kỹ năng quản lý các rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ tự kỷ (như động kinh).
- Chuyên gia về sự phát triển hành vi trẻ em: Đây là các bác sĩ chuyên đánh giá các rối loạn phát triển ở trẻ em.
Bất kỳ chuyên gia nào trong số những chuyên gia kể trên cũng đều có thể đánh giá các bé hoặc mẹ sẽ được giới thiệu đến các chuyên gia khác để giải quyết các vấn đề cụ thể.
Hãy tìm một chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với trẻ em ở độ tuổi của con. Nếu một chuyên gia chủ yếu chẩn đoán cho các bạn thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, có lẽ mẹ không nên đưa em bé 2 tuổi của mình đến đó để đánh giá.
Phương pháp "tiếp cận nhóm" có tốt hơn trong việc chẩn đoán tự kỷ không?
Ở các thành phố lớn và tại các trung tâm học thuật, việc chẩn đoán tự kỷ thường được xác định bởi một nhóm các chuyên gia, ví dụ như một bác sĩ nhi khoa hoặc một nhà tâm lý học trẻ em kết hợp với một nhà trị liệu ngôn ngữ và một nhà trị liệu hành vi.
Nói chung, sẽ tốt hơn nếu có một nhóm các chuyên gia kết hợp cùng với gia đình đánh giá trẻ. Qua đó mẹ sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về sự phát triển của con.
Quan sát theo nhóm giúp đảm bảo việc đánh giá toàn diện hơn, với nhiều chuyên gia cùng đánh giá bé và có thể xem xét các khả năng khác ngoài tự kỷ.
Cách tiếp cận nhóm cũng xét đến bản chất phức tạp của những chẩn đoán không dễ tiếp cận bằng cách sử dụng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc chụp X-quang được.
Chẩn đoán tự kỷ với một nhóm chuyên gia sẽ cho kết quả toàn diện hơn
Mẹ sẽ cần một đánh giá chuyên sâu với kết quả được tổng hợp từ nhiều thông tin khác nhau. Kết quả này sẽ đáng tin và toàn diện hơn cả.
Tuy nhiên, các nhóm chuyên gia đa ngành này có thể có rất nhiều bệnh nhân đã đặt khám từ trước.
Việc chờ đợi một thời gian dài để được chẩn đoán mà không bắt đầu trị liệu từ sớm không những sẽ trì hoãn việc bé nhận được những sự giúp đỡ rất cần thiết mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội phát triển về lâu về dài của bé.
Với chứng tự kỷ, can thiệp ngay từ đầu rất quan trọng bởi vì việc này có thể sẽ giúp bệnh tự kỷ của trẻ cải thiện hơn rất nhiều.
Mẹ phải làm gì nếu thời gian chờ chẩn đoán quá lâu?
Nếu mẹ phải chờ đợi một thời gian dài để gặp được một nhóm các chuyên gia, trong thời gian đó mẹ hãy liên hệ với trung tâm thường xuyên để kiểm tra xem có thể đặt lịch hẹn với bác sĩ sớm hơn được không.
Mẹ cũng có thể kiểm tra xem ở địa phương hiện có nghiên cứu nào hay có các đánh giá nào về bệnh tự kỷ không.
Và trong thời gian chờ đợi, mẹ có thể bắt đầu điều trị cho bé ngay. Mẹ có thể sử dụng các hoạt động hỗ trợ điều trị một số triệu chứng cho dù con chưa được chẩn đoán mắc tự kỷ. Sau đó, khi gia đình đã gặp gỡ đội ngũ chuyên gia, mẹ có thể điều chỉnh sự chăm sóc dành cho con nếu cần thiết.
Cho dù mẹ đi theo hướng nào, hãy luôn tin vào bản năng của một người mẹ. Nếu một chuyên gia chưa thể giải đáp mối quan tâm của mẹ, hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc.
Leslie Markowitz, nhà tâm lý học nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Cleveland nói: "Nếu mẹ không hài lòng với kết quả này, mẹ luôn có thể kiểm tra thêm nhiều lần nữa để an tâm hơn.”
Phải làm gì nếu con tôi không mắc chứng tự kỷ nhưng tôi vẫn còn lo lắng về vấn đề này?
Ngay cả khi bé không mắc chứng tự kỷ, nhưng vẫn có thể có những vấn đề khác và con vẫn cần sự giúp đỡ.
Ví dụ, một em bé không biết nói có thể bị mất thính giác, mất khả năng nói (khó nói) hoặc thậm chí là rối loạn lo âu như đột biến có chọn lọc, bao gồm việc trẻ không chịu nói trong một số tình huống xã hội.
Trong một số trường hợp, ba mẹ lại lầm tưởng tự kỷ là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc rối loạn lo âu.
Hyman, bác sĩ y khoa và Chủ tịch của Ban tự kỷ tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ nói rằng: "Chúng tôi thấy một số lượng khá lớn trẻ em có những chẩn đoán khác liên quan đến sự phát triển.
Có những trẻ bị chậm phát triển hoặc thiểu năng trí tuệ cũng cần can thiệp nhiều như những trẻ mắc chứng tự kỷ. Việc nhận được chẩn đoán thích hợp có thể bao gồm cả những chẩn đoán khác với chứng tự kỷ."
Trẻ em mắc chứng tự kỷ cũng thường hay mắc các bệnh khác nữa. Ví dụ, khoảng 30% trẻ tự kỷ cũng bị thiểu năng trí tuệ.
Và đôi khi các triệu chứng tự kỷ đi kèm với các rối loạn di truyền như thiếu nhiễm sắc thể X, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh khuyết tật trí tuệ di truyền.
Nguồn: Babycenter
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo