Những lưu ý khi đánh giá sự phát triển của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Đánh giá sự phát triển sẽ mang tới cái nhìn tổng quan về tình trạng của trẻ. Nếu trước đây chỉ những trẻ có dấu hiệu đáng ngờ về các vấn đề chậm phát triển mới cần được đánh giá thì hiện nay hầu hết các bé cần được đánh giá thường xuyên. Mời ba mẹ tìm hiểu về nội dung, nguyên tắc và các tiêu chí đánh giá với bài viết dưới đây!

Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

Đánh giá phát triển là một đánh giá có cấu trúc về sự phát triển của trẻ em về các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, xã hội và cảm xúc - được thực hiện bởi một chuyên gia đánh giá về sự phát triển và một nhóm các chuyên gia, gồm bác sĩ nhi khoa, chuyên gia ngôn ngữ, nhà thính giác học, chuyên gia trị liệu vật lí, nhà tâm lý học trẻ em và chuyên gia phục hồi chức năng và một số những chuyên gia khác.

Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ tổng quát các lĩnh vực phát triểnNội dung đánh giá sự phát triển của trẻ tổng quát các lĩnh vực phát triển

Đánh giá của mẹ sẽ được điều chỉnh theo độ tuổi của em bé và vấn đề hoặc nguy cơ chậm phát triển. 

Nói chung, mẹ sẽ phải dành thời gian để trả lời một loạt các câu hỏi chi tiết về sự phát triển, vận động, cử chỉ, chơi và tương tác của em bé với các thành viên trong gia đình và những người khác. 

Và em bé sẽ trải qua một loạt các bài kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra thể chất, kiểm tra thính giác và thị giác, quan sát chơi và các bài kiểm tra tiêu chuẩn cho em bé với một số hoạt động nhất định để xác định các lĩnh vực phát triển tốt và không tốt.

Nếu ai đó đã khuyến nghị rằng em bé cần được đánh giá, mẹ có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi hoặc thậm chí có lỗi. Không có cha mẹ nào thích nghe rằng con mình có vấn đề.

Mẹ quan tâm đến điều đó là bình thường, nhưng mẹ hãy nhớ rằng đánh giá phát triển của em bé đơn giản là một bài kiểm tra. Bản chất không phải là chẩn đoán (mặc dù nó có thể đưa ra chẩn đoán), cũng không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó nghiêm trọng.

Trong nhiều trường hợp, một đánh giá cho thấy rằng đứa trẻ hoàn toàn bình thường và không cần điều trị thêm (bác sĩ có thể cho mẹ gợi ý về cách tương tác với em bé). Giữ tinh thần lạc quan trong suốt quá trình sẽ có ích cho mẹ và bé.

Khi nào trẻ cần được làm bài đánh giá sự phát triển?

Bác sĩ của em bé sẽ theo dõi khái quát sự phát triển của bé trong mỗi lần khám cho em bé. Nếu bác sĩ nhận thấy một lĩnh vực mà em bé dường như bị chậm lại đáng kể so với các bạn cùng lứa, bác sĩ sẽ giới thiệu mẹ đến một chuyên gia về phát triển để đánh giá.

Bố mẹ cũng có thể là động lực và góp sức cho sự đánh giá trên. Trên thực tế, cha mẹ thường là người đầu tiên nhận thấy sự chậm phát triển của bé vì bố mẹ là người hiểu em bé nhất.

Bác sĩ chỉ dành vài phút với em bé trong mỗi lần khám, vì vậy rất dễ bị bỏ lỡ những vấn đề cần sự quan sát tinh tế hơn.

Ví dụ, nếu mẹ lo lắng về một vấn đề cụ thể, như nói hoặc khả năng lấy đồ vật của em bé và bác sĩ không đề cập đến, hãy đưa ra ý kiến và nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên gia.

Nếu em bé được đưa vào nhà trẻ sớm với các nhân viên được đào tạo lâu năm, cô giáo chủ nhiệm có thể đề nghị mẹ đưa em bé đi đánh giá.

Các tiêu chí của một bài đánh giá tốt

Cấu trúc mỗi bài đánh giá là khác nhau bởi vì mỗi em bé và mỗi gia đình là khác nhau. Zero to Three là một tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.

Một lãnh đạo trong tổ chức chịu trách nhiệm trong việc thiết lập các tiêu chuẩn chuyên nghiệp để đánh giá trẻ em chia sẻ về các tiêu chí của một bài đánh giá tốt như sau:

  • Cha mẹ và các chuyên gia nên làm việc cùng nhau. Mẹ là một “chuyên gia” về hành vi của em bé nhà mình và có vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá. Thông tin và ý kiến ​​của mẹ rất quan trọng trong việc xác định cách em bé đã thực hiện được tiêu chí đó hay chưa.
  • Việc đánh giá nên thực hiện bởi một nhóm có thể bao gồm bác sĩ nhi khoa, chuyên gia thính học, chuyên gia tâm lý học trẻ em và chuyên gia trị liệu vật lý và một số những người khác, để có được một bức tranh hoàn chỉnh về các kỹ năng của em bé. Các thành viên của nhóm nên có một sự hiểu biết vững chắc về sự phát triển của trẻ.
  • Em bé nên được quan sát trong một số tình huống với những người khác nhau. Hành vi rất phức tạp. Để có được một bức tranh hoàn chỉnh về cách em bé chơi, học, suy luận, di chuyển, tương tác, v.v., bé cần được đánh giá trong các môi trường xung quanh khác nhau. Ví dụ, cách em bé cư xử với mẹ có thể khác với cách bé ở nhà trẻ hoặc với anh chị em của mình. Một nhóm đánh giá tốt sẽ xem xét tất cả những điều này.
  • Quá trình nên xác định điểm mạnh và điểm yếu của em bé. Sự phát triển của trẻ rất phức tạp và một đánh giá tốt nên xem xét đến việc em bé thực hiện như thế nào trong một số lĩnh vực, không chỉ có một hoặc hai vấn đề mà em bé đang gặp phải.
  • Em bé nên ở cạnh mẹ trong khi kiểm tra. Mẹ không thể mong đợi em bé làm tốt nhất nếu em bé đang lo lắng vì cha mẹ không ở bên cạnh.
  • Có thể coi đánh giá như một sự giúp đỡ. Một đánh giá chính thức về sự phát triển của em bé thường là bước đầu tiên để xác định liệu bé có cần can thiệp hay điều trị sớm hay không. Nhưng khi thử nghiệm được thực hiện tốt, nhiều phụ huynh nói rằng đánh giá thật hữu ích. Trong quá trình mẹ sẽ cảm thấy mẹ hiểu con hơn và mẹ sẽ có những ý tưởng mới về cách tương tác với bé. Điều này có thể trả lời cho nhiều câu hỏi của mẹ về sự phát triển của em bé. Mẹ thậm chí thấy nhẹ nhõm hơn. Đối mặt với nguy cơ con có vấn đề về phát triển sẽ khiến mẹ khó chịu, nhưng việc biết rằng có những phương án điều trị có thể giúp sẽ mang lại cho mẹ hy vọng.

Nguyên tắc đảm bảo kết quả đánh giá chính xác 

Chuẩn bị cẩn thận cho việc đánh giá và trở thành người hỗ trợ cho bé là hai điều quan trọng nhất mẹ có thể làm để đảm bảo kết quả kiểm tra tối ưu nhất. Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể:

  • Cả bố và mẹ nên tham dự tất cả buổi khám hoặc kiểm tra sàng lọc nếu có thể. Bố mẹ sẽ có thông tin hoặc ý tưởng khác nhau để đóng góp vào quá trình kiểm tra và bố mẹ có thể so sánh các ghi chép để đảm bảo hiểu rõ mọi bài kiểm tra diễn ra.
  • Hãy chắc chắn rằng em bé khỏe mạnh và thoải mái trong quá trình kiểm tra. Chẳng hạn, một đứa trẻ sợ hãi, bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng tai, sẽ không thể làm tốt nhất trong bài kiểm tra.
  • Yêu cầu một báo cáo bằng văn bản khi kết thúc đánh giá. Đặt câu hỏi về bất cứ điều gì mẹ không hiểu, đừng ngại phản đối và yêu cầu thảo luận thêm về những điểm mẹ thấy có vấn đề. Chấp nhận một đánh giá mà mẹ cho là không phù hợp sẽ không tốt cho cả mẹ và em bé..
  • Cân nhắc việc có thêm đánh giá ​​thứ hai trước khi bắt đầu liệu trình điều trị. Điều trị có thể tốn kém, mất thời gian và làm chai cảm xúc của mẹ và bé. Trước khi mẹ cam kết điều trị, hãy thực hiện thêm một chẩn đoán.
  • Cho em bé đánh giá lại định kỳ. Trẻ em phát triển rất nhanh với tốc độ khác nhau, điều quan trọng là phải đánh giá thường xuyên. Em bé có thể phát triển bình thường và còn phát triển thêm những lĩnh vực mới. Mẹ hãy tiếp tục theo dõi để biết được tất cả những thay đổi của con yêu.

Nguồn: Babycenter 

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo