Hội chứng ASPERGER - Những điều các mẹ cần tìm hiểu ngay

đăng bởi Tiên Tiên

Asperger syndrome (Hay còn gọi là hội chứng rối loạn phát triển Asperger) xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hội chứng này còn được gọi là “Hội chứng thiên tài” hay “Hội chứng bác học bởi những giả thuyết về việc các nhà khoa học lớn như Isaac Newton, Wolfgang Mozart, Einstein mắc hội chứng này. Trẻ mắc hội chứng Asperger sẽ có biểu hiện như thế nào? Có phương pháp nào có thể điều trị Asperger sớm không? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau đây!

Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một dạng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ (ASD). Các triệu chứng của chứng tự kỷ bao gồm từ rất nhẹ đến rất nặng và ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của não bộ cũng như cách người đó tương tác với xã hội. 

Khác với những trẻ mắc những dạng ASD nặng, trẻ mắc Asperger lại thường phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và trí thông minh ở giai đoạn đầu một cách bình thường.

Asperger là một dạng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ

Asperger là một dạng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ

Những tên gọi khác: Rối loạn Asperger, tự kỷ, tự kỷ nhẹ, tự kỷ chức năng cao, rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Phương pháp chẩn đoán hội chứng Asperger

Các chuyên gia tâm lý đã thay đổi cách chẩn đoán bệnh tự kỷ. Ngày nay các bác sĩ và chuyên gia tâm lý không còn sử dụng thuật ngữ "hội chứng Asperger" nữa, thay vào đó, tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ - bao gồm cả những dạng tự kỷ nhẹ như Asperger - hiện đều được chẩn đoán là mắc rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Các bậc cha mẹ cũng có thể yêu cầu bác sĩ kiểm tra tự kỷ cho bé bất cứ lúc nào nếu bố mẹ lo lắng về tình trạng của con. 

Các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường sử dụng các bài trắc nghiệm về hành vi để chẩn đoán bệnh tự kỷ cho các bé. Các bác sĩ cũng yêu cầu cha mẹ mô tả lại những hành vi bất thường mà cha mẹ quan sát được ở trẻ, chẳng hạn như con không cười hoặc nói bập bẹ, không tương tác bằng mắt thậm chí không phản ứng lại khi được gọi tên.

Cha mẹ của một em bé đã được chẩn đoán mắc Asperger trước đó vẫn có thể tiếp tục đề cập những thuật ngữ đó với bác sĩ hoặc nhà trị liệu, nhưng theo thời gian những thuật ngữ đó sẽ dần không được sử dụng nữa.

Tỷ lệ trẻ em mắc hội chứng Asperger?

Chưa có số liệu thống kê cụ thể nào về số người được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger trước đây. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 68 bé thì sẽ có 1 bé mắc chứng tự kỷ. Đặc biệt, số bé trai bị tự kỷ nhiều gấp 4 đến 5 lần số bé gái.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ (bao gồm cả hội chứng Asperger)

Một em bé bị rối loạn phổ tự kỷ có kỹ năng xã hội kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế và thường xuyên lặp đi lặp lại các sở thích, hoạt động hoặc hành vi.

Không giống như những trẻ mắc chứng tự kỷ nặng, trẻ tự kỷ nhẹ có thể có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình và các kỹ năng ngôn ngữ phát triển bình thường ở giai đoạn đầu

Các triệu chứng thường dễ nhận thấy hơn khi bé khoảng 3 tuổi bởi lúc đó bé đã bắt đầu giao tiếp với những em bé khác. 

Bệnh tự kỷ nhẹ có thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:

  • Gặp khó khăn trong việc sử dụng hoặc hiểu các dấu hiệu phi ngôn từ như nét mặt, điệu bộ cơ thể và các cử chỉ
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu và nhận ra sự hài hước, trêu chọc, châm biếm và các phép tu từ trong lời nói.
  • Cao độ giọng nói không thay đổi, thiếu nhịp điệu, hoặc biến đổi kỳ lạ.
  • Gặp khó khăn trong việc phát triển mối quan hệ với những em bé khác
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Thích ở một mình
  • Không có khả năng chia sẻ sở thích hoặc thành tích với người khác, chẳng hạn như không chia sẻ hoặc chỉ ra những đối tượng mà bé đang để ý.
  • Không có khả năng tương tác với người khác hoặc thể hiện cảm xúc
  • Có những sở thích ám ảnh
  • Khó chịu vì những thay đổi nhỏ
  • Ngừng phát triển những thói quen, nghi thức xã hội
  • Thực hiện những hành động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay hoặc vặn các ngón tay, lắc tay hoặc vẽ vòng tròn
  • Không khéo léo
  • Chỉ để ý đến các bộ phận của đồ vật
  • Phản ứng bất thường với những gì nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy.
  • Lời nói của bé quá cứng nhắc, không sử dụng tiếng lóng hoặc các phép tu từ trong khi nói.
  • Chỉ nói trôi chảy một vài chủ đề mà bé quan tâm.

Nguyên nhân gây ra các dạng tự kỷ nhẹ

Nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm cả các dạng tự kỷ nhẹ như Asperger hiện vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia cho rằng ASD là một bệnh di truyền phát triển trong thời kỳ đầu khi mang thai và gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

Ngoài yếu tố gen di truyền, các yếu tố khác như cha mẹ lớn tuổi, giới tính nam, và tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại cũng có thể là những nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ.

Một số cha mẹ lo lắng rằng các loại vắc-xin phổ biến ở trẻ em, chẳng hạn như vắc-xin sởi, quai bị, vắc-xin rubella (MMR) có thể gây ra bệnh tự kỷ.

Nhưng theo Viện Y học, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, Trung Tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ và một số nghiên cứu khác đều cho thấy không có bằng chứng khoa học nào về việc vắc-xin gây ra rối loạn phổ tự kỷ.

Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng về tình trạng của từng bé. Mặc dù không có phương thuốc nào chữa khỏi được chứng tự kỷ nhưng nếu trẻ càng được điều trị sớm thì càng nhanh chóng đạt được kết quả tốt.

Đội ngũ bác sĩ, giáo viên, chuyên gia tâm lý và nhà trị liệu ngôn ngữ hoặc vật lý trị liệu thường là những người có thể giúp đỡ cho trẻ tự kỷ.

Và mặc dù không có phương thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ, nhưng đôi khi trẻ mắc ASD còn kèm theo các bệnh lý khác nữa và phải sử dụng thuốc để giúp bé giảm bớt một số triệu chứng tự kỷ. 

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo