Ảnh hưởng của hội chứng tự kỷ lên khả năng vận động của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Hội chứng tự kỷ, hoặc rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD) ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và thể chất của trẻ. Các ảnh hưởng của tự kỷ lên kỹ năng vận động ít được nhắc tới nhưng những kỹ năng vận động thô, vận động tinh đều bị ảnh hưởng. Vậy cụ thể sự ảnh hưởng này như thế nào? Có cách can thiệp nào giúp điều trị những tác hại của tự kỷ không? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!

Hội chứng tự kỷ, hoặc rối loạn phổ tự kỷ (Autism spectrum disorder - ASD), thường liên quan đến những khó khăn khi giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hay hành vi ở trẻ.

Dù sự ảnh hưởng của ASD đến các vấn đề về kỹ năng vận động ít được nói đến hơn, nhưng thật ra những kỹ năng vận động thô hay tinh đều bị ảnh hưởng theo các cách và cấp độ khác nhau ở trẻ mắc chứng ASD.

Nghiên cứu cho thấy các biện pháp can thiệp đến sự chậm phát triển ở trẻ có hiệu quả tốt trong việc làm giảm hoặc thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt khi sự can thiệp này được bắt đầu trước tuổi lên 3.

Nghiên cứu này đã xem xét những trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi mắc chứng ASD và khẳng định rằng, bố mẹ càng can thiệp từ sớm thì càng tốt cho con.

Trẻ em mắc chứng ASD bị ảnh hưởng đến khả năng vận động như thế nào?

Khó khăn với các kỹ năng vận động ở trẻ mắc ASD có thể ảnh hưởng xấu đến những chức năng xã hội đã bị suy yếu của trẻ. Các khó khăn khi giao tiếp xã hội khiến trẻ khó tương tác với bạn bè, và khó có khả năng theo kịp các hoạt động nhóm liên quan đến các kỹ năng vận động thô hay tinh

Trẻ tự kỷ khó theo kịp các hoạt động trong nhóm kỹ năng vận động

Trẻ tự kỷ khó theo kịp các hoạt động trong nhóm kỹ năng vận động

Đổi lại, nếu không tham gia các hoạt động có liên quan đến vận động, trẻ sẽ mất đi cơ hội để cải thiện các kỹ năng vận động này.

Khó khăn khi thực hiện các kỹ năng vận động cũng có thể làm giảm đi động lực tham gia các hoạt động thể chất nói chung ở trẻ. Theo thời gian, các hoạt động này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Điều gì gây ra những khó khăn liên quan đến vận động ở trẻ mắc ASD?

Các khó khăn vận động ở trẻ mắc ASD có thể bị gây ra bởi:

  • Sự khác biệt trong não bộ, can thiệp đến hệ thống giác quan và hệ thống vận động, dẫn tới kết quả là các chuyển động không hiệu quả hay không phối hợp được với nhau.
  • Trương lực cơ thấp hoặc huyết áp thấp có thể ảnh hưởng tới sự phát triển vận động
  • Lo lắng trong các tình huống xã hội, có thể gây ra việc trốn tránh các hoạt động thể chất nhóm (các hoạt động mà có thể phát triển kỹ năng vận động)
  • Các vấn đề về nhận thức: Có thể ảnh hưởng đến khả năng lập kế hoạch vận động hay quá trình xử lý các vận động khác.
  • Hội chứng dẻo người, hoặc khi các cơ linh hoạt quá mức cần thiết, sẽ khiến trẻ không có được sức mạnh cơ bắp cần thiết trong hoạt động đời thường.
  • Cơ bắp bị căng cứng, có thể gây ra sự khó khăn khi đi lại do các cơ bắp ở chân khó kéo dài hơn.

Các can thiệp phổ biến khi trẻ mắc ASD gặp khó khăn khi vận động?

Có rất nhiều các can thiệp có thể cải thiện kỹ năng vận động được các bác sĩ vật lý trị liệu thiết kế. Trị liệu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của con, nhưng cần phải tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng cân bằng và phối hợp và luyện tập rất nhiều các kỹ năng vận động thô và tinh.

Vì các vấn đề liên quan đến vận động có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các vùng khác trên cơ thể, điều quan trọng là tất cả các nhà trị liệu làm việc với trẻ sẽ liên hệ với nhau để có chung mục tiêu và quá trình tác động.

Để biết thêm chi tiết mời các mẹ đọc bài viết:  Hỗ trợ sự phát triển của trẻ bằng phương pháp vật lý trị liệu

Các gợi ý cho bố mẹ và người chăm sóc:

  • Nếu con chưa được đánh giá nhưng bố mẹ thấy các kỹ năng vận động thô và tinh của con không linh hoạt, hãy yêu cầu sự đánh giá từ bác sĩ nhi khoa. Mẹ có thể đọc thêm các tài liệu về sự can thiệp sớm.
  • Nếu con đã được chẩn đoán mắc ASD nhưng sự phát triển vận động chưa nằm trong kế hoạch trị liệu ban đầu, hãy đề nghị bác sĩ thêm chương trình trị liệu của trẻ. Sự can thiệp về xã hội hay ngôn ngữ là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên làm giảm khoảng cách phát triển về kỹ năng vận động từ sớm cũng rất quan trọng.
  • Nghe theo chỉ dẫn từ bác sĩ vật lý trị liệu của trẻ. Mẹ hãy hỏi thêm những cách cụ thể mà gia đình có thể làm ở nhà để hỗ trợ quá trình trị liệu của trẻ.
  • Hãy nhớ rằng trẻ không thể tự mình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vận động thô hay tinh tốt, vì vậy bố mẹ cần khuyến khích và cổ vũ bé tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện kỹ năng.

Để tìm hiểu thêm về ASD, mẹ hãy tìm đọc bài viết của POH về tổng quan hội chứng tự kỷ; tự kỷ và sự phát triển cảm xúc xã hội, tự kỷ và sự phát triển khả năng nhận thức.

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo