Lập kế hoạch vận động: Trẻ học cách sử dụng cơ thể

đăng bởi Tiên Tiên

Lập kế hoạch vận động (Motor plan) là một thuật ngữ chỉ cách não ghi nhớ một quy trình và cho phép chúng ta thực hiện nó như một thói quen sau đó. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhưng ít được biết đến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước trẻ lập kế hoạch vận động và cách ba mẹ khuyến khích kỹ năng này của con phát triển.

Hãy thử nghĩ lại khoảng thời gian mà mẹ học lái xe. Những ngày đầu, mẹ cần thật sự tập trung vào mỗi chuyển động của cơ thể khi tập đỗ xe vào vị trí.

Bây giờ, mẹ đã có thể lái xe trong khi đang trò chuyện với người khác, hay nhấn phanh ngay khi cần mà không phải suy nghĩ đến lần thứ hai. Cơ thể chúng ta đã nhớ được cách để lái xe.

Chúng ta cần học cách sử dụng cơ thể để hoàn thành các mục tiêu đặt ra trước khi thực hiện nó một cách tự động, nhờ vào việc lập kế hoạch vận động. Đó là một chu trình phức tạp và cần sự tập trung cao.

Thời thơ ấu là thời gian chính để khả năng lập kế hoạch vận động được phát triển khi con học và nhớ các cách sử dụng cơ thể để hoàn thành cách nhiệm vụ một cách an toàn và hiệu quả.

Ba bước chính của việc lập kế hoạch vận động

Lên kế hoạch vận động bao gồm ba bước chính. Hãy cùng tìm hiểu ba bước này qua lăng kính của trẻ đang học cách nhảy xuống từng bậc thang. 

Từng hoạt động hàng ngày của bé đều trải qua quá trình lên kế hoạch vận động

Từng hoạt động hàng ngày của bé đều trải qua quá trình lên kế hoạch vận động

Trong ví dụ này, bé dùng kỹ năng vận động thô, nhưng bé cần lên kế hoạch vận động cho tất cả các hành động của mình – từ cách sử dụng túi zip đến tự xúc ăn hay đặt lưỡi đúng cách để có thể phát âm được. Cụ thể 3 bước diễn ra khi trẻ xuống bậc thang:

  • Lên ý tưởng – Đầu tiên, bé sẽ đứng ở một bậc thang và có ý tưởng rằng sẽ nhảy xuống bậc tiếp theo.
  • Lập kế hoạch – Thông qua nhận thức về cơ thể và nhận thức về không gian, bé sẽ xem xét xem sẽ nhảy như thế nào. Đầu tiên, bé cần ổn định cơ thể, sau đó thì hơi khụy gối, rồi nhảy bật lên, rồi lại hơi khụy gối và ổn định cơ thể một lần nữa khi bé dừng ở bậc tiếp theo. Sau khi lập kế hoạch, bé cần phải làm những việc trên theo đúng trình tự và thời gian.
  • Thực hành – Bé điều chỉnh và phối hợp các sự chuyển động của mình để đạt được mục tiêu. Có thể lần thử đầu bé sẽ chưa thực hiện các động tác theo đúng trình tự và thời gian. Con có thể loạng choạng hoặc ngã. Giống như bất cứ ai khi học kỹ năng mới, con dồn sự chú ý vào những “lỗi” này và điều chỉnh lại cơ thể cho đến khi con thành công ở những gì đã lên kế hoạch.

Khi lập kế hoạch vận động thành công, không chỉ việc nhảy được thực hiện một cách tự động mà bé còn có thể khái quát kỹ năng nhảy cho các tình huống tương tự.

Khi con gặp một bậc cao hơn, hay một bề mặt khác, con sẽ điều chỉnh các chuyển động của mình sao cho phù hợp với điều kiện mới và nhảy một cách dễ dàng.

Quay trở lại ví dụ về lái xe, mẹ sẽ khái quát và điều chỉnh kỹ năng lái xe của mình khi lái một chiếc xe mới. Mẹ cần điều chỉnh các hành động của mình sao cho phù hợp (cái phanh này cần ít lực hơn bình thường, bộ cần số này có thiết kế khác cái xe mình dùng…).

Nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng tập trung vào việc lái xe mà không cần để ý xem cơ thể mình đang làm gì.

Khó khăn khi lập kế hoạch vận động

Một số trẻ có thể gặp khó khăn khi lên kế hoạch hoặc thực hiện một số vận động. Đó có thể là biểu hiện của một sự cố trong kỹ năng lập kế hoạch vận động, dẫn đến việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như chơi đồ chơi, chơi ở sân chơi, mặc quần áo, ăn uống, vẽ... trở nên khó khăn.

Dưới đây là một số dấu hiệu của việc khó khăn khi lập kế hoạch vận động:

Nếu mẹ lo lắng về khả năng lập kế hoạch vận động của con, mẹ hãy tìm đến sự kiểm tra kỹ lưỡng từ bác sĩ nhi khoa.

Hỗ trợ kỹ năng lập kế hoạch vận động của trẻ

Mẹ hãy giúp con tạo ra nhiều cơ hội để sử dụng cơ thể. Một số kỹ năng lập kế hoạch vận động xảy ra một cách tự nhiên trong khi con khám phá môi trường xung quanh, nhưng con cũng cần có mẹ giúp đỡ để học các kỹ năng mới.

Ví dụ, mẹ cần hướng dẫn bé cách uống nước từ cốc, hay nhắc bé các bước cần làm khi thực hiện các hành động phức tạp hơn như mặc quần áo. 

Mẹ có thể tham khảo thêm chương trình POH ACTI để rèn luyện các kỹ năng vận động của trẻ mẹ nhé!

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo