Khóc ăn vạ ở trẻ - Bạn có đang xử lý sai cách?

đăng bởi Nguyễn Khải

Khóc ăn vạ là hành động xảy ra khá thường xuyên ở các trẻ nhỏ. Đây là khoảng thời gian trẻ trở nên bướng bỉnh và giận dữ vì không được đáp ứng nhu cầu hay sự việc không đúng ý muốn. Vậy cách xử lý khi trẻ ăn vạ như thế nào? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau!

 

 

Khóc ăn vạ là gì?

Khóc ăn vạ là hành động xảy ra khá thường xuyên ở các trẻ nhỏ. Đây là khoảng thời gian trẻ trở nên bướng bỉnh và giận dữ vì không được đáp ứng nhu cầu hay sự việc không đúng ý muốn. Nếu xung quanh bạn có một hay một vài em bé, chắc hẳn bạn sẽ thấy câu chuyện này rất quen thuộc: trẻ đòi mua một món đồ trong siêu thị, đòi xem ti vi, không chịu đánh răng, không chịu mặc quần áo…

Khi trẻ không có được điều mình muốn thì la hét, khóc lóc, lăn lộn, thậm chí là ném đồ vật, đánh những người xung quanh hay tự đánh mình.

Vì sao con lại khóc ăn vạ?

Trẻ ăn vạ khi nào?

Khóc ăn vạ thường xảy ra trong khoảng 1 – 3 tuổi, trùng với thời kỳ phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây cũng là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3. 

Tại sao con ăn vạ?

Thời điểm con bắt đầu biết khóc ăn vạ, có thể bạn sẽ thất vọng đôi chút. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, khi bỗng dưng em bé thiên thần đáng yêu của mình, vừa qua sinh nhật một tuổi, lại bỗng chốc trở thành một em bé “cá tính”. 

Nhưng nếu hiểu nguyên nhân của hàng loạt hành động “xấu xí” kia, có thể bạn sẽ tự tin hơn trong việc ứng phó với thời kỳ này. 

Khóc ăn vạ, cũng như các kỳ khủng hoảng – wonder week – tên xấu nhưng chưa chắc đã xấu, vì chúng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của con. Sau một tuổi, con đã nghe – hiểu tốt, nhưng chưa có khả năng tự mình diễn tả rành mạch ý kiến, suy nghĩ bằng lời nói. 

Đây cũng là giai đoạn con có nhiều phát triển, thay đổi về tâm sinh lí nhưng lại chưa biết cách kiềm chế, làm chủ cảm xúc của bản thân. Hơn thế nữa, lúc này con ý thức về cái tôi rõ ràng hơn, có ý kiến, quan điểm riêng. Điều này giải thích vì sao trẻ thích tự chọn và tự mặc quần áo, thích làm ngược lại yêu cầu của người khác. Vì vậy, cha mẹ ơi, bình tĩnh để đồng hành cùng con nhé!

 

 

Bạn có đang xử lý sai cách?

Những cơn khóc lóc ăn vạ vô lý của con rất dễ khiến bạn mất bình tĩnh, dẫn đến hành động sai trái như mắng mỏ, quát nạt hay đánh con. Những điều này khiến trẻ căng thẳng/sợ và khóc to thêm. Vì vậy, nếu không kiểm soát bản thân, hãy rời phòng/ rời con một khoảng thời gian ngắn để lấy bình tĩnh (time-out với chính mình).

Phủ nhận cảm xúc của con hay trách móc cũng là cách xử lý chưa đúng đắn. Điều này khiến con tự ti, xấu hổ hay dần bỏ qua cảm xúc của bản thân. Hành động của con có thể sai, nhưng con không phải là đứa trẻ xấu. Vì vậy hãy tôn trọng cảm xúc của con, giải quyết vấn đề và kết thúc ở đó. 

Đừng ép con theo mong muốn của mình, bỏ qua suy nghĩ của con. Con sẽ dần mất đi chính kiến và phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Học cách chấp nhận vấn đề của trẻ cũng là điều ba mẹ nên làm, để con luôn tự tin, cảm thấy mình được tôn trọng.

Cha mẹ hành động sai sẽ tác động rất lớn đến tâm lý con, đặc biệt trong giai đoạn phát triển cảm xúc quan trọng. Vì vậy, hãy sáng suốt để đồng hành cùng con!  

Tìm hiểu kỹ hơn cách giải quyết khóc ăn vạ với POH Acti tại: Khóc ăn vạ và 3 bước xử lý nhẹ nhàng trẻ nguôi ngoai nhanh chóng

Xử lý ăn vạ thế nào cho đúng?

Xử lý cơn khóc lóc

Một em bé đang ăn vạ sẽ không đủ tỉnh táo để lắng nghe những lời giải thích. Vì vậy, trước hết hãy hành động để con nín khóc, bình tĩnh lại.

Cách xử lý khi con khóc ăn vạ

Ba mẹ nên làm thế nào để xử lý cơn khóc của con

Bạn có thể cất những đồ vật /giải quyết tình huống gây ra cơn nóng giận: đưa con ra khỏi khu vực có món đồ con đang vòi vĩnh, tách con và em ra khi cả hai đang giành một món đồ chơi…

Hoặc ngồi bên cạnh trẻ. Chỉ ngồi bên cạnh cho đến khi trẻ bình tĩnh lại, rồi giải quyết mọi thứ tiếp theo. Hoặc một cái ôm cũng sẽ có ích với trẻ lúc này.

Bạn cũng có thể đánh lạc hướng trẻ khỏi cơn khóc lóc. Bày một trò chơi mới, kể một câu chuyện hay rủ con làm một việc gì đó thú vị. Nhưng hãy nhớ, đề nghị với trẻ nhưng đừng dỗ trẻ như một phần thưởng. Đừng để trẻ nghĩ rằng ăn vạ có tác dụng và con sẽ được đáp ứng.

 

 

Giải quyết vấn đề

Khi con đã nín khóc, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng đừng vội bỏ qua mọi việc nhé. Quan trọng nhất là giải quyết vấn đề, để tình trạng khóc ăn vạ này không còn lặp lại. Một cái ôm vỗ về và một vài phút thủ thỉ với con lúc này có thể là lựa chọn tuyệt vời để hiểu lý do con khóc hay mong muốn của con. 

Bạn có thể để trẻ cảm thấy mình được tôn trọng bằng cách hỏi ý kiến của con. Hoặc giúp con đưa ra một vài chọn lựa hợp lý để con lựa chọn. Bạn cũng đừng quên nhắc con về nguyên tắc của mình – một cách nghiêm túc và cứng rắn, để con hiểu và dần thay đổi hành vi. 

Bạn có thể sẽ phải thử nhiều lần, nhiều cách, để biết đâu mới là cách giải quyết phù hợp nhất với em bé của mình. Dù áp dụng phương pháp nào, KIÊN NHẪN – BÌNH TĨNH – THẤU HIỂU vẫn luôn là yêu cầu tiên quyết để xoá sổ những cơn ăn vạ và đem đến thay đổi tích cực cho em bé của bạn.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo