Một em bé sớm tự lập sẽ học hỏi và khám phá được nhiều điều mới. Đồng thời, khi lớn lên con cũng sẽ trở nên bản lĩnh và có kỹ năng sống tốt hơn. Việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Ba mẹ có thể tham khảo cách rèn luyện tính tự lập và những biện pháp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi sau đây:
Cho trẻ thời gian để làm quen
Với bất cứ kỹ năng nào mới, trẻ đều cần có thời gian để rèn luyện. Tính tự lập cũng không phải là ngoại lệ. Từ nhỏ, trẻ đã quen với sự chăm sóc của ba mẹ từ miếng ăn, giấc ngủ nên để tự làm điều gì đó một mình thì trẻ phải mất nhiều năm để thích nghi.
>> Cách dạy con tự lập qua từng giai đoạn
Tính tự lập giúp trẻ có cơ hội để phát triển và không còn dựa dẫm vào sự bảo vệ của ba mẹ. Dù sớm hay muộn thì cũng cần rèn tính tự lập cho trẻ; tuy nhiên, quá trình sẽ diễn ra khá lâu và ba mẹ cần thực hiện một cách chậm rãi. Nếu ba mẹ ép trẻ làm quen một cách quá vội vã thì trẻ sẽ sợ hãi, khép mình lại hoặc bám mẹ trong sự tuyệt vọng.
Rèn tính tự lập cho trẻ bằng cách dạy trẻ nói lên quan điểm của mình
- Cho trẻ biết ba mẹ cũng có ý kiến của riêng mình bằng cách nói chuyện với nhau và bình luận về các vấn đề trên truyền hình.
- Rèn luyện tính tự lập cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ nói chuyện: Ba mẹ hãy dành một khoảng thời gian nào đó trong ngày để cùng ngồi lại với con và nói về những gì đã diễn ra. Sau đó, cho con cơ hội nói ra suy nghĩ của mình và đợi con trả lời các câu hỏi.
- Trả lời các câu hỏi “tại sao” của trẻ và giải thích bằng các từ ngữ đơn giản.
- Ngồi ăn cơm cùng nhau, luôn lắng nghe nếu con muốn tham gia nói chuyện cùng ba mẹ và không bao giờ phủ nhận ý kiến của con.
Rèn tính tự lập cho trẻ bằng cách cho trẻ đi chơi một mình
- Trẻ một tuổi có thể dành thời gian chơi một mình trong phòng, miễn là mẹ đã thu dọn hết những đồ vật có thể gây nguy hiểm.
- Khi trẻ được 2 tuổi, mẹ có thể cho trẻ ngồi vẽ hoặc chơi dưới sàn khi mẹ gọi điện thoại. Tuy nhiên, mỗi 1-2 phút mẹ cần để ý đến trẻ một lần, nói chuyện, cười hoặc thơm má.
- Đến 3 tuổi, trẻ có thể cùng mẹ đi dạo những quãng đường ngắn đến bưu điện hay quán tạp hóa gần nhà. Đi bộ tốt cho sức khỏe và giúp trẻ học cách giữ an toàn khi đi trên đường. Nếu thấy mẹ quan sát kỹ trước khi sang đường thì trẻ cũng sẽ bắt chước như vậy.
Rèn tính tự lập cho trẻ bằng cách giao cho trẻ những nhiệm vụ đơn giản
- Cất đồ chơi. Mẹ hãy sáng tạo một trò chơi như mở nhạc để trẻ cất đồ chơi vào giỏ. Nếu trẻ hoàn thành trước lúc nhạc dừng thì trẻ giành phần thắng. Khi đó, trẻ sẽ chỉ hào hứng với trò chơi mà quên đi đó chính là nhiệm vụ.
- Phân loại quần áo. Trẻ 3 tuổi đã có thể phân loại quần áo của mình theo chất liệu và màu sắc.
- Dọn bàn. Khi được 3 tuổi, trẻ có thể giúp mẹ dọn bàn cho các thành viên trong gia đình; tuy nhiên, mẹ vẫn cần hỗ trợ trẻ trong việc lấy dao kéo để đảm bảo an toàn nhé!
- Phụ giúp việc nhà. Trẻ có thể giúp mẹ phủi bụi, lau bàn và lau chùi sàn nhà nếu mẹ đã vắt khô chổi lau nhà.
Rèn tính tự lập cho trẻ bằng cách để trẻ tự ăn
- Ngay khi trẻ đã có thể cầm nắm những vật dụng nhỏ bằng các ngón tay và nắm bàn tay (khoảng 6-9 tháng tuổi) thì mẹ hãy để bé tự cầm ăn những miếng bánh mì nhỏ, một vài lát chuối, thanh cà rốt nấu chín hoặc táo bào.
- Đưa thìa cho trẻ tự xúc thức ăn. Mẹ nên chuẩn bị tinh thần dọn dẹp đống hỗn độn sau bữa ăn vì trẻ sẽ chưa thể đút nguyên một thìa thức ăn vào miệng một cách gọn gàng. Cho đến khi được 3 tuổi, trẻ có thể tự ăn bằng dĩa nhưng thức ăn vẫn nên được cắt nhỏ.
- Để trẻ cầm cốc hoặc chai khi uống nước dù đã có tay mẹ điều khiển. Dần dần, mẹ hãy để bé điều khiển cốc.
- Những trẻ thường xuyên luyện tập các kỹ năng vận động tinh ở ngón tay sẽ thực hiện các nhiệm vụ này một cách thuần thục hơn. Do đó, ba mẹ nên cho con thực hành thường xuyên bằng các hoạt động như dùng bút chì màu vẽ lên giấy chẳng hạn.
Rèn tính tự lập cho trẻ bằng cách giúp trẻ học cách tự mặc quần áo
- Khóa kéo, cúc, dây đai và móc là những phụ kiện khiến việc tự mặc đồ của trẻ trở nên khó khăn hơn. Do đó, mẹ nên ưu tiên chọn những loại quần áo có đai chun, khóa dán.
- Đặt quần áo từ trái qua phải theo thứ tự mặc lên người. Điều này không bắt buộc nhưng có thể giúp trẻ rèn luyện phản xạ của mắt theo các hướng.
- Chỉ cho trẻ cách chui đầu qua áo thun và áo phông, cách lồng hai tay và kéo áo xuống. Khi đó, mẹ nên tránh các kiểu áo có cổ quá chật để trẻ tự mặc dễ dàng hơn.
- Giúp trẻ đi giày và để trẻ tự điều chỉnh dây sao cho vừa vặn với chân mình.
Những kỹ năng tự ăn, tự mặc quần áo và kỹ năng ngồi bô đều thể hiện sự tự lập của bé. Sự tự lập đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ có niềm tin với chính mình và thế giới xung quanh. Giúp bé lớn lên đầy tự tin và lạc quan với cuộc sống.
Để biết cách giúp con hoàn thiện những kỹ năng này ba mẹ có thể tham khảo chương trình POH ACTI Giáo dục Montessori tại nhà.Chương trình được xây dựng và tư vấn chuyên sâu 1:1 bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, giúp ba mẹ trở thành người thầy tuyệt vời giúp con phát triển tiềm năng sẵn có của mình.
Nguồn: Babycentre
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo