Tóm tắt 'Hướng dẫn bé 0-1 tuổi chơi tự lập' đơn giản, dễ hiểu

đăng bởi Thanh Xuân

Vậy là buổi livestream chủ đề “Hưỡng dẫn bé 0-1 tuổi chơi tự lập” của cô Hương Nguyễn - Giảng viên Montessori quốc tế đã kết thúc. POH xin tóm tắt lại các ý chính về thiết lập môi trường giúp trẻ sơ sinh biết chơi tự lập hiệu quả, giúp con phát triển trí thông minh, khả năng kiên nhẫn, sáng tạo để ba mẹ dễ nắm bắt nhé! 

 

 

CHƠI TỰ LẬP LÀ GÌ?

Mỗi đứa trẻ trong bất kỳ giai đoạn nào đều cần có 3 loai thời gian: thời gian chơi 1 mình, thời gian 1:1 và thời gian hoạt động chung. Và trong giai đoạn 0-1 tuổi, thời gian chơi 1 mình rất quan trọng đối với trẻ. Thời gian này sẽ giúp trẻ tự khám phá bản thân, tự lắng nghe bản năng của mình và tự tìm tòi thế giới xung quanh.

Chơi tự lập (tự chơi, chơi một mình hoặc chơi tự do) là khoảng thời gian để trẻ tự chơi và tự khám phá thế giới quanh mình. Nhưng, chơi tự lập không có nghĩa là ba mẹ để trẻ tự do làm gì thì làm mà luôn cần quan sát và hỗ trợ trẻ khi cần (mẹ hoàn toàn có thể để con chơi tự lập và ngồi bên cạnh quan sát con). Bởi chỉ khi trẻ cảm thấy an toàn thì trẻ mới mở ra thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới xung quanh.

 

Trẻ chơi tự lập

 

HỖ TRỢ BÉ CHƠI TỰ LẬP NHƯ THẾ NÀO?

Từ khoá để giúp trẻ có thể chơi tự lập tốt chính là THIẾT LẬP MÔI TRƯỜNG của trẻ tốt. Một môi trường tự lập tốt chính là môi trường trẻ có thể tự thao tác với chính mình. 

  • Niềm tin: Ba mẹ cần tin rằng tất cả trẻ đều có khả năng tự định hướng trong môi trường và trẻ con cần có thời gian để tự hoàn thiện chính kỹ năng của mình mà không cần ai hỗ trợ thêm cả ngoài việc quan sát và bên cạnh để trẻ  tin rằng trẻ luôn luôn được đón nhận và an toàn.
  • Môi trường phù hợp với từng giai đoạn: Hãy để trẻ được lớn lên trong một môi trường thân quen, lặp lại hằng ngày giống nhau  và  theo đặc điểm sự phát triển của trẻ

Ví dụ: 

Trẻ 0-2 tháng: Đặc điểm của trẻ là nằm ngửa, chỉ nhìn được màu đen, màu trắng hoặc màu sáng  và không nhìn được xa => Ba mẹ hãy tạo môi trường có các đồ chơi màu đen, trắng, kích thước đủ lớn và treo cách mắt bé khoảng 35cm

Trẻ 2 tháng - 6 tháng: Trẻ cần phát triển giác quan và kỹ năng trườn, bò,... => Ba mẹ có thể treo đồ chơi nếu trẻ còn nằm ngửa, hoặc treo xung quanh nếu trẻ đã biết lẫy. Các đồ chơi nên có chất liệu khác nhau để kích thích xúc giác và nên để đồ chơi xa để kich thích trẻ trườn bò tìm đồ vật.

Trẻ 9 - 12 tháng: Đặc điểm giai đoạn này bé cần phát triển kỹ năng đứng, vịn, tập đi => Ba mẹ nên tạo môi trường có các đồ chơi mà bé có thể vịn vào để đứng lên, đồ chơi kích thích bé leo trèo,..

  • Thời gian chơi của trẻ: Ba mẹ hãy lắng nghe theo bản năng của trẻ. Tức hãy nghe theo mong muốn thời gian chơi tự lập của trẻ mà không cố gắng luyện hay ép buộc thời gian chơi nhất định nào cả. Khi trẻ ra tín hiệu chán chơi 1 mình thì ba mẹ hãy vào hỗ trợ chơi cùng trẻ.

 

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ CHƠI TỰ LẬP

  • Không phải tự do tuyệt đối: Ba mẹ thường hiểu lầm rằng Montessori là tự do, nhưng thực chất mọi thứ đều có giới hạn. Và người hỗ trợ con trong giới hạn chính là ba mẹ. Chính ba mẹ là người cần cho trẻ biết giới hạn là ở đâu, nên chơi và không nên chơi cái gì.
  • Không phải tự cô lập mình: Chơi tự lập không phải là cô lập trẻ. Ba mẹ hoàn toàn có thể ở bên cạnh quan sát trẻ chơi. Nếu ba mẹ để trẻ tự chơi một mình trong phòng khi còn quá nhỏ còn có tác dụng ngược lại khiến trẻ không cảm thấy an toàn và mất tự tin.
  • Không phải chủ nghĩa cá nhân - chỉ nghe mỗi mình con: Con chơi tự lập không phải là để trẻ thích làm gì thì làm và ba mẹ phải chiều theo điều trẻ muốn. Ba mẹ có quyền từ chối nếu đề nghị của trẻ không hợp lý

 Trẻ chơi tự lập không phải để trẻ tự cô lập mình

 

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ CHƠI TỰ LẬP

1. Chào cô! Hiện con mình 10 tháng, trước chơi tự lập, không đòi mẹ. Nhưng nay lại cực kỳ bám mẹ, đòi mẹ bế liên tục, mẹ đi khỏi là gào khóc. Cô cho mình lời khuyên với ạ! Cảm ơn cô nhiều

=> Khi trẻ trong giai đoạn 0-18 tháng là trẻ đang trong giai đoạn “xây dựng niềm tin cơ bản về thế giới”. Mỗi khi trẻ bị thay đổi người chăm sóc, thay đổi về môi trường, thay đổi về lịch trình sinh hoạt thì trẻ sẽ có xu hướng bám mẹ nhiều hơn. Hoặc khi bé phát triển các kỹ năng vận động như lẫy, bò, ngòi, đi,... thì trẻ đều bám mẹ hơn. Lúc này trẻ sẽ được biết đến thế giới xung quanh nhiều hơn nhưng trẻ cũng sẽ lo sợ rằng “mẹ còn ở bên cạnh mình nữa không” hoặc “thế giới này liệu có an toàn không?”.

Chính vì vậy, mẹ đừng lo lắng quá. Mẹ có thể tìm hiểu lại xem trẻ có đang trong quá trình phát triển kỹ năng mới không hoặc trẻ có đang bị thay đổi về người chăm sóc, môi trường hay trình tự thời gian, sinh hoạt hay không. Hoặc mẹ có thể kiểm tra lại xem hiện gia đình có có mối quan hệ cãi nhau không vì những vấn đề tâm lý bất ổn của người lớn đều ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

2. Cô cho mẹ hỏi thời gian chơi tự lập của bé 9 tháng bao nhiêu là hợp lý ạ?

=>  Không có thời gian chơi tự lập chung và chính xác cho các bé. Vì không gian, thời gian và sự tinh tế mỗi gia đình khác nhau. Trẻ chỉ chơi tự lập tốt nhất khi ba mẹ khiến trẻ tin rằng tất cả những thứ xung quanh đều rất ổn với con. Chính vì vậy, mẹ cần kiểm tra xem những yếu tố như người chăm sóc, sự ổn định của môi trường và trình tự thời gian của con đã ổn định chưa, trẻ chỉ chơi tự lập khi cảm thấy mọi thứ đang diễn ra ổn định và an toàn. 

3. Cô ơi, mẹ thông báo là mẹ đếm đến 10 thì quay lại nhưng đếm đến 5 con đã khóc rồi thì làm thế nào ạ?

=> Mẹ hãy tiếp tục đếm tiếp. Mẹ cần chấp nhận việc trẻ khóc và cần cho trẻ thấy rằng khi mẹ đếm đến 10 mẹ sẽ trở về, mẹ trung thực và giữ đúng lời hứa với trẻ. Nếu ba mẹ lừa trẻ thì sẽ khiến trẻ mất cảm giác an toàn, nên dù trẻ khóc nhưng ba mẹ vẫn cần trung thực với trẻ.

4. Chào cô Hương, cô cho mẹ hỏi bé hơn 11 tháng đã biết đi được vài bước nhưng nếu để bé chơi  một mình bé hay đứng dậy thì phải có sự hiện diện của mẹ. Nếu chơi 1 mình giai đoạn này như nào cô ơi

=>  Khi con tự chơi mẹ luôn luôn cần đảm bảo về mặt an toàn. Cho nên, dù trẻ ở giai đoạn nào trước 3 tuổi đều cần sự hỗ trợ về mặt an toàn của người lớn. Mẹ có thể tự tạo đồ chơi hoặc mua các đồ chơi để trẻ chơi và phát triển các kỹ năng vận động. Mẹ hoàn toàn có thể ở bên cạnh quan sát và hỗ trợ khi cần.

5. Cô Hương xinh ơi, các đồ chơi phù hợp cho con 5-6 tháng là gì? 

=>  Vì giai đoạn này trẻ đã bắt đầu biết trườn, bò nên các trò chơi cho trẻ 5-6 tháng là tất cả những trò chơi mà trẻ có thể với tay lên phía trước và kéo về phía mình một cách say mê đều là trò chơi phù hợp.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo