Hầu hết bé nào cũng có hành vi đánh, cắn bạn. Vậy nguyên nhân trẻ đánh, cắn bạn là gì? Mẹ nên làm gì trước hành vi đánh, cắn bạn của trẻ? Mời mẹ tham khảo bài viết của POH:
Nguyên nhân dẫn đến thái độ hung hăng : đánh, cắn bạn của trẻ
Có thể ba mẹ sẽ rất bất ngờ khi biết rằng cách hành xử hung hăng là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Sự phát triển giữa chừng của các kỹ năng ngôn ngữ và mong muốn được độc lập khỏi ba mẹ có thể dẫn đến cảm giác khó chịu và tức giận. Cộng thêm sự kiểm soát xung động chưa hoàn thiện thì hành vi đánh và cắn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Điều này không có nghĩa là ba mẹ cứ ngó lơ và để hành vi tiếp diễn liên tục mà không có sự kiểm soát. Hãy để trẻ hiểu rằng cách hành xử hung hăng của mình không được chấp nhận và dạy trẻ bộc lộ cảm xúc bằng những cách phù hợp hơn.
>> Làm gì khi trẻ hay cắn bạn, đánh bạn hoặc tát người khác?
Đánh, cắn bạn là một phần trong quá trình phát triển của trẻ
Mẹ đối phó với hành vi hung hăng của trẻ bằng cách nào?
Khen thưởng khi trẻ hành xử đúng mực
Thay vì chỉ để ý đến những lỗi sai của con, ba mẹ nên tập trung vào những điểm tốt và khen ngợi. Ví dụ, khi con xin ngồi lên xích đu thay vì đẩy bạn xuống, hãy dành cho con lời khen và khích lệ con tiếp tục phát huy vào lần sau. Ngay từ bây giờ, ba mẹ nên chú ý nhiều hơn đến điểm mạnh và bớt chỉ trích khi con mắc lỗi.
Hãy khen ngợi khi trẻ bộc lộ suy nghĩ và mong muốn bằng lời nói, nhưng phải thật cụ thể ba mẹ nhé! Ví dụ, trẻ không đẩy bạn xuống khỏi xích đu mà đợi đến lượt mình, mẹ hãy khen hành động cụ thể đó để trẻ biết mình đã làm tốt điều gì.
Ngoài ra, những nỗ lực nhỏ của trẻ cũng đáng được ngợi khen. Lời khen giúp trẻ hình thành sự tự tin và có cái nhìn tích cực hơn về bản thân mình.
Lời khen giúp trẻ hình thành sự tự tin và có cái nhìn tích cực hơn về bản thân mình
Dưới đây là những chiến thuật giúp mẹ đối phó với cách hành xử không mong muốn của trẻ:
Cho trẻ thấy hậu quả của việc mình làm
Nếu trẻ ở trong hồ bóng nhựa của khu vui chơi và ném bóng vào bạn khác thì mẹ hãy đưa trẻ ra chỗ khác để ngăn trẻ không tiếp tục hành vi đó nữa. Hãy ngồi xuống cùng con để quan sát các bạn khác, sau đó cho trẻ quay lại chơi với điều kiện không được làm đau các bạn nữa.
Những câu “chất vấn” như: “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn khác ném bóng vào con?” sẽ không có tác dụng vì trẻ vẫn chưa thể đặt mình vào vị trí của người khác và thay đổi cách hành xử của mình.
Nhận thức của trẻ chỉ hoàn thiện cho đến khi được 4-5 tuổi nhưng ở độ tuổi này trẻ đã hiểu được hậu quả là gì.
Giữ bình tĩnh
La hét, đánh hay mắng con hư hoàn toàn không khiến trẻ thay đổi cách hành xử của mình mà chỉ gieo rắc thái độ tiêu cực và học cách phản ứng hung hăng từ ba mẹ. Do đó, cách tốt hơn là xử lý một cách mềm mỏng với thái độ bình tĩnh nhất có thể.
Trẻ hình thành hành vi từ hành động của bố mẹ
Đặt ra các giới hạn rõ ràng
Đừng đợi cho đến khi trẻ đã đi quá xa và gây tổn thương cho người khác mà hãy phản ứng ngay lập tức mỗi khi con có thái độ hung hăng. Trẻ cần biết hậu quả trước khi quyết định làm điều gì đó. Hãy luôn nhắc nhở trẻ về những quy định như “Bàn tay ngoan” hay “Nói khẽ” để trẻ ghi nhớ và tự điều khiển hành vi của mình. Nếu trẻ vẫn đánh em thì ba mẹ hãy cho trẻ rời khỏi đó trong ít phút để bình tĩnh lại và biết mình sai ở đâu.
Kiên định
Mẹ hãy kiên định khi đối diện với cách hành xử hung hăng của trẻ. Bằng cách đó, trẻ sẽ biết trước mẹ sẽ phản ứng như thế nào với hành vi của mình. Ngay cả khi ở những nơi đông người và xấu hổ bởi hành động của con, mẹ cũng đừng trách mắng khiến con bị lúng túng.
Dạy trẻ biểu lộ cảm xúc bằng cách khác
Đến khi trẻ bình tĩnh hơn, mẹ hãy ngồi lại cùng nhau và nói về những gì đã diễn ra. Khi đó, hãy giúp con gọi tên những cảm xúc, lắng nghe những lời con nói và thấu hiểu cảm giác con đã trải qua.
Nếu có thể, mẹ hãy cho trẻ cơ hội nói rõ nguyên nhân dẫn đến sự khó chịu. Ba mẹ phải để trẻ hiểu tức giận là cảm xúc ai cũng có lúc gặp phải nhưng đá, đấm, cắn người khác là điều không nên làm. Bên cạnh đó, mẹ hãy gợi ý cho trẻ những cách phản ứng khác như biểu lộ bằng lời nói hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.
Dạy bé bộc lộ hành vi bằng cách khác thay vì đánh, cắn bạn
Yêu cầu trẻ nhắc lại quy định
Sau khi nhận ra lỗi sai của mình, trẻ có thể sẽ thoải mái hơn khi nhắc lại quy định dù trước đó mình đã vi phạm. Thay vì yêu cầu trẻ nói xin lỗi, hãy dùng cách nhẹ nhàng hơn là giúp trẻ ghi nhớ quy định và hạn chế mắc lỗi vào những lần tiếp theo.
Hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử
Hoạt hình và các chương trình khác thường khiến trẻ có những phản ứng như la hét, đe dọa, thậm chí là đẩy và đánh nhau. Ba mẹ hãy hạn chế thời gian xem và kiểm soát các chương trình con xem, đặc biệt là khi con dễ cáu giận.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem các chương trình truyền hình. Nếu để trẻ xem tivi thì mẹ nên ngồi cùng và cùng trò chuyện về những gì đã xem.
Đưa con tránh xa khỏi những hành động bạo lực
Giúp trẻ năng động hơn
Nếu trẻ không giải tỏa hết những năng lượng dư thừa thì sẽ trở thành “quả bom nổ chậm” trong nhà. Hãy tạo cho con cơ hội để vui chơi ngoài trời để giải tỏa tinh thần. Trẻ dưới 5 tuổi cần hoạt động ngoài trời ít nhất 3 tiếng một ngày và thực hiện đều đặn hằng ngày.
Khuyến khích trẻ chơi một mình
Ngoài những phút năng động ngoài trời, trẻ cũng cần có thời gian yên tĩnh để chơi một mình. Đây là thời điểm để trẻ phát triển trí tưởng tượng và làm những điều mình muốn mà không phụ thuộc vào ba mẹ. Mẹ có thể để trẻ chơi một mình bất cứ lúc nào, nhưng thích hợp nhất là giữa bữa trưa và giờ ngủ trưa hoặc giữa bữa tối đến giờ đi ngủ.
Nhờ đến sự trợ giúp
Đôi khi, mẹ cũng cần đến sự trợ giúp để giải quyết cách hành xử hung hăng của trẻ. Nếu trẻ thường cư xử hung hăng, làm tổn thương bạn bè hoặc nếu những nỗ lực của mẹ không có nhiều tác dụng thì mẹ cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Với những chiến thuật trên, mẹ chỉ cần thêm sự kiên trì để giúp trẻ giảm bớt tính hung hăng trong lối hành xử với những người xung quanh.
Nguồn: Babycentre
---
POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.
Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.
Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:
• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...
• Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...
• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực
Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!
Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.
POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!
Các khóa học khác của POH:
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo