Cách dạy trẻ 2 tuổi nóng tính, hung hăng

đăng bởi Nguyễn Khải

Đôi khi trẻ 2 tuổi nóng tính sẽ có biểu hiện hung dữ và thái độ hung hăng. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ nóng tính, hung dữ với mọi người? Cùng giải đáp trẻ nóng tính phải làm sao và cách dạy trẻ bớt nóng tính, hung dữ với bài viết sau!

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi nóng tính, hung hăng 

Hung hăng là một biểu hiện tâm lý bình thường trong những năm đầu phát triển của trẻ. Khả năng ngôn ngữ chưa hoàn thiện, tính bốc đồng và mong muốn được độc lập là những yếu tố dẫn đến thái độ hung hăng. 

Ba mẹ đừng nhầm tưởng trẻ 2 tuổi nóng tính, hung hăng là hư, là khó bảo. Trẻ 2 tuổi mới chỉ biết đến bản thân và quyền sở hữu của mình nên hành vi cắn bạn, đánh bạn hoặc bé hay ném đồ hung hăng là hoàn toàn bình thường.

Hành động của trẻ khiến mẹ xấu hổ và lo lắng vô cùng, nhất là ở những nơi đông người. Trong trường hợp này, mẹ nên làm gì? Lớn tiếng la mắng và quát tháo hay mềm mỏng chỉ bảo con? Mẹ nên nhớ rằng nếu mẹ phản ứng gay gắt hơn thì chỉ như đổ thêm dầu vào lửa mà thôi. Thay vào đó khi trẻ có biểu hiện hung dữ, mẹ hãy chọn cách dạy con cách bộc lộ cảm xúc, kiểm soát bản thân và hòa hợp với các bạn và mọi người xung quanh. 

Cách dạy trẻ 2 tuổi nóng tính, hung hăng

Làm gì khi trẻ nóng tính, hung dữ?

Vậy trong những tình huống bé có biểu hiện hung dữ hay trẻ nóng tính phải làm sao? Ba mẹ hãy cùng tham khảo cách dạy trẻ bớt nóng tính dưới đây nhé!

Các bí quyết đối phó với sự hung hăng của trẻ

Phản ứng nhanh chóng

Mỗi khi trẻ có thái độ hay hành động hung hăng, mẹ nên phản ứng ngay lập tức. Hãy bế trẻ ra chỗ khác một lúc để trẻ bình tĩnh lại. Ngoài ra, mẹ cần cho trẻ thấy mối liên hệ giữa hành vi của mình và hậu quả ngay sau đó. Ví dụ, nếu cắn hay đánh bạn thì trẻ sẽ không được tiếp tục chơi nữa.

 

 

Theo sát trẻ

Nếu trẻ mới bước vào nhà bóng và ngay lập tức ném bóng vào người bạn, mẹ hãy cho trẻ ra khỏi đó ngay. Sau đó ngồi xuống cùng con, quan sát các bạn khác chơi và cho con quay lại chơi với điều kiện không được làm phiền bạn khác.

Dù mẹ có tức giận đến chừng nào đi nữa thì mẹ cũng cố gắng không la hét, đánh hay mắng con hư. Điều này không những không giúp trẻ thay đổi cách cư xử mà còn vô tình dấy lên trong tâm hồn ngây thơ tư tưởng: hung hăng và quát mắng người khác là cách để giải tỏa tâm trạng khó chịu và bực bội. Cách tốt hơn là cho trẻ thấy cách mẹ kiểm soát cảm xúc của bản thân và thực hành điều đó.

Luôn kiên định khi dạy con

Trong những cách dạy trẻ hung dữ thì luôn kiên định là điều rất quan trọng. Với những lần hành xử hung hăng của trẻ, mẹ nên kiên định với cách phản ứng của mình. Mỗi lần như vậy, trẻ sẽ đoán trước được mẹ xử lý như thế nào với hành động của mình. Từ đó , trẻ sẽ suy nghĩ nhiều hơn trước cách hành xử không được mẹ chấp nhận như đánh hay đấm bạn.

Chỉ ra lỗi sai và hướng giải quyết

Sau khi bế con ra nơi khác, mẹ hãy đợi đến khi con bình tĩnh lại, nhẹ nhàng cùng con kể lại những gì đã diễn ra. Trẻ cần hiểu rằng ai cũng sẽ có lúc tức giận nhưng đá hay cắn bạn không phải là cách tốt để bộc lộ cảm xúc của mình. Thay vào đó, trẻ cần chọn cách giải quyết tích cực hơn như nhờ anh chị lớn hơn giúp đỡ hoặc đơn giản là nói ra cảm xúc của mình với bạn cùng chơi. 

Dạy trẻ nói lời xin lỗi

Mỗi khi trẻ có thái độ hung hăng và hành động gây tổn thương người khác, mẹ cần nhắc nhở trẻ chủ động nói lời xin lỗi. Có thể ban đầu trẻ vẫn chưa nhận lỗi của mình hoặc  xin lỗi một cách không chân thành, nhưng lâu dần trẻ sẽ hiểu đó là trách nhiệm mà mình phải làm.

Cách dạy trẻ 2 tuổi nóng tính, hung hăng

Dạy trẻ nói lời xin lỗi mỗi khi trẻ có thái độ hung hăng  

Khen ngợi khi trẻ hành xử đúng mực

Khen ngợi cũng là một cách dạy trẻ nóng tính. Thay vì chỉ tập trung vào những lần trẻ hành xử không phù hợp, ba mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến cách hành xử tích cực và dành lời khen mỗi khi trẻ làm tốt. Mỗi lần được khen ngợi, trẻ sẽ nhận ra sức mạnh và tầm quan trọng của phép lịch sự trong cuộc sống. 

Mẹ cố gắng dành những lời khen cụ thể để trẻ biết mình đã làm tốt điều gì. Ví dụ: “Vừa nãy con cho bạn Bin chơi đồ chơi cùng à?Con của mẹ ngoan quá”!”. Sau đó, hãy trao cho con một phần thưởng như nhãn dán hay sticker Những món đồ này tuy nhỏ nhưng lại tiếp thêm rất nhiều động lực để trẻ phát huy cách hành xử tốt.

 

 

Hạn chế cho trẻ xem tivi

Hoạt hình hay các chương trình dành cho trẻ nhỏ hiện nay thường có nhiều  các hành động bạo lực như la hét, đe dọa, xô đẩy và đánh nhau. Trẻ sẽ nhanh chóng bắt chước và dần trở nên hung hăng hơn trong lối hành xử. Do đó, mẹ cần kiểm soát những chương trình trẻ xem bằng cách ngồi xem cùng con. Nếu chương trình có những chi tiết tiêu cực về hành vi ứng xử, mẹ hãy giải thích luôn với trẻ, ví dụ: “Con có nhìn thấy gấu đẩy ngã bạn của mình để giành lấy búp măng không? Như thế là không tốt đúng không con nhỉ?”. 

Nếu trong nhà có trẻ lớn chơi trò chơi điện tử thì mẹ cũng cần kiểm soát luôn. Trẻ rất thích ngồi xem anh chị chơi, nhưng những trò đó lại không hề phù hợp với lứa tuổi của trẻ một chút nào. 

Ngoài ra, mẹ có nhận thấy rằng trẻ sẽ trở nên hung hăng nếu con dư thừa quá nhiều năng lượng không? Do đó, mẹ hãy tạo nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời hơn nhé!

Nhờ đến sự trợ giúp

Đôi khi, trẻ hung hăng quá cũng thể hiện một vấn đề trong sự phát triển của con và sự kiên trì và cố gắng của ba mẹ là không đủ để giúp trẻ bớt hung hăng. Những lúc như vậy, ba mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ gia đình. Song song với đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cách hành xử tiêu cực của con, giúp con vượt qua và nhờ đến chuyên gia tâm lý nếu cần. Sau tất cả, sự kiên trì và dìu dắt tận tâm sẽ khiến trẻ thay đổi nhận thức và cách hành xử của mình. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo