Những điều “dễ thương” chứng tỏ trẻ rất yêu mẹ

đăng bởi Tiên Tiên

Giữa mẹ và bé luôn có một sợi dây liên kết rất đặc biệt. Không chỉ mẹ ngày ngày chăm sóc yêu thương con mà trẻ cũng đang thể hiện con rất yêu mẹ qua những hành động rất dễ thương như trẻ thích nhìn vào mắt mẹ, cười với mẹ, lắng nghe mẹ nói và dễ dàng nhận ra mẹ của mình.

Dân gian hay gọi là trẻ sơ sinh biết hơi mẹ. Đến khi lớn hơn cách thể hiện của trẻ có thể khác đi một chút, thậm chí việc con chỉ hư khi có mẹ cũng không phải là xấu., Vviệc này cho thấy sự tin tưởng của con với mẹ. Mời ba mẹ đọc bài viết sau để hiểu hơn về tình yêu non nớt của con nhé!

 

7 dấu hiệu cho thấy em bé sơ sinh yêu mẹ

Em bé nhìn thẳng vào mắt mẹ:  Em bé sơ sinh rất thích ngắm nhìn các khuôn mặt đặc biệt là khuôn mặt của mẹ.

Nhà thần kinh học Lise Eliot cho biết cái nhìn trìu mến đó là bản năng sinh tồn được hình thành để thu hút sự chú ý và yêu thương từ người chăm sóc trẻ. Nhưng đó cũng là khởi đầu của tình yêu mà em bé dành cho mẹ.

Kể từ khi sinh ra em bé đã nhận ra rằng mẹ quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con.

Mẹ và bé có sự gắn kết kỳ diệu với nhau

 Mẹ và bé có sự gắn kết kỳ diệu với nhau

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm bài viết: Có một liên kết kỳ diệu giữa mẹ và bé

Em bé nhận ra mùi hương của mẹ: Nếu cho em bé lựa chọn giữa một bông hoa hồng thơm ngát và một chiếc áo phông ướt đẫm mồ hôi của mẹ, em bé sẽ chọn chiếc áo của mẹ.

Chuyên gia Eliot nói rằng "Ngay cả em bé một tuần tuổi cũng đã biết quay đầu về phía miếng đệm ngực thấm sữa mẹ". Đối với em bé sơ sinh, không có mùi gì ngọt ngào hơn mùi hương của mẹ.

Em bé cười với mẹ: Khoảnh khắc kỳ diệu nhất là khi mẹ nhìn thấy nụ cười thực sự của bé lần đầu tiên. Đó là cách em bé thể hiện rằng "Con yêu mẹ."

Em bé nói chuyện với mẹ: Chuyên gia Eliot cũng cho biết những tiếng bập bẹ đầu tiên của em bé sẽ hướng tới mẹ hoặc một người đang chăm sóc bé mà con cảm thấy tin cậy. Em bé sẽ không nói chuyện một mình.

Em bé sẽ sử dụng ngôn ngữ đầu đời này (được gọi là tiền giao tiếp) để bắt chuyện với mẹ, vì vậy mẹ hãy trả lời bé! Cả mẹ và bé đang tạo nền tảng cho những cuộc trò chuyện đúng nghĩa sau này.

Em bé muốn ở cạnh mẹ:  Khi em bé khoảng 6 tháng tuổi, mẹ sẽ nhận thấy rằng em bé không vui khi không thấy mẹ. Bé sẽ nhăn mặt hoặc khóc khi mẹ ra khỏi phòng, và bé sẽ mỉm cười khi mẹ quay trở lại. Đó là dấu hiệu mẹ và bé ngày càng gắn bó với nhau.

Em bé có chung sở thích với mẹ:  Nếu mẹ đang nhìn thứ gì đó, như là đèn trang trí ngày lễ hay quần áo bẩn em bé cũng sẽ bắt chước y như vậy. Đây được gọi là sự chú ý chung.

Hành vi này có thể bắt đầu khi em bé được vài tháng tuổi, nhưng sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn khi bé được 9 đến 12 tháng tuổi. Theo bác sĩ nhi khoa Harvey Karrp: "Đó là một dấu hiệu cho thấy em bé đang gắn bó với mẹ và coi trọng những gì mẹ đang chú ý".

Em bé coi mẹ như một người bảo vệ:  Không có gì ngạc nhiên nếu em bé vùi đầu vào ngực mẹ mỗi khi gặp người lạ đúng không nào. " Sợ người lạ" là một biểu hiện rất bình thường.

Việc em bé quay sang để tìm kiếm sự bảo vệ từ mẹ có nghĩa là em bé yêu mẹ và tin tưởng rằng mẹ sẽ đảm bảo an toàn cho bé.

 

 

7 dấu hiệu cho thấy em bé mới biết đi yêu mẹ

Em bé bắt chước biểu cảm khuôn mặt của mẹ: Bé bắt chước từng biểu cảm của mẹ rất nhanh chóng. Đó là lý do tại sao em bé thường cười khi thấy mẹ cười hoặc lo lắng khi thấy mẹ sợ.

Bác sĩ Karp cho biết sự “phản chiếu cảm xúc” này bắt đầu từ khi trẻ chào đời và thể hiện rất rõ ràng kể từ 9 đến 18 tháng tuổi.

Em bé học hỏi từ tín hiệu và thái độ của mẹ:  Em bé một tuổi sẽ phản ứng thế nào khi thấy chiếc chảo rán hình con voi trong bếp? Rất có thể em bé sẽ nhìn mẹ. Thế giới xung quanh là một nơi khó hiểu và đầy ngạc nhiên đối với em bé.

Con sẽ sử dụng phản ứng của mẹ để hiểu ý nghĩa của những hiện tượng đó. Em bé rất yêu mẹ và tin tưởng vào ý kiến ​​của mẹ. Thái độ của mẹ sẽ ảnh hưởng đến thái độ của con về cùng một sự việc.

Em bé bắt chước hành động của mẹ: Em bé có đang cố gắng mở cửa bằng chìa khóa của mẹ không? Em bé có "chỉnh" tóc trong gương giống như mẹ không?

Bác sĩ Karrp chia sẻ: "Mọi người nói rằng bắt chước là hình thức nịnh hót chân thành nhất.  Nhưng đối với em bé mới biết đi, đó còn là một hình thức thể hiện sự tôn trọng và yêu thương chân thành".

Em bé bắt chuyện với mẹ: Sự tương tác giao tiếp qua lại bắt đầu từ thời thơ ấu giờ đã được tinh chỉnh và phức tạp hơn nhiều.

Em bé mới biết đi luôn muốn trả lời câu hỏi của mẹ, xem ​​phản ứng của mẹ với những gì bé đang làm và nói với mẹ về ý tưởng của con theo một cách riêng.

Như một sự quan tâm lẫn nhau, đây là một dấu hiệu cho thấy sự gắn bó và tin tưởng của em bé mới biết đi với mẹ.

Em bé coi mẹ như một điểm tựa:  Trong một môi trường mới, em bé mới biết đi sẽ bối rối giữa việc bước đi để khám phá và việc chạy lại sà vào lòng mẹ.

Nhà tâm lý học Linda Acredolo nói rằng đó là một dấu hiệu rõ ràng của sự tin tưởng và gắn bó giữa mẹ và bé. Mẹ là một nơi yên tâm, an toàn để em bé trở lại.

Em bé quay sang mẹ để tìm sự giúp đỡ:  Mẹ đang đi bộ qua công viên thì một con chó lớn chạy đến chỗ em bé mới chập chững biết đi.

Ngay lập tức, em bé giơ hai tay lên để mẹ bế bé lên và ôm bé vào lòng thật chặt. Theo quan điểm của Mary Sheedy Kurcinka - nhà giáo dục kỹ năng làm cha mẹ: Em bé tin tưởng rằng mẹ sẽ giúp bé và đó là một cách thể hiện tình yêu.  

Em bé tìm kiếm sự an ủi từ mẹ:  Em bé mới biết đi đã biết đưa tay ra để mẹ hôn lên vết thương của bé, hoặc khóc òa để được mẹ âu yếm sau khi bé nỗ lực bước về phía trước.

Nhà tâm lý học Acredolo chia sẻ rằng em bé biết mẹ sẽ an ủi là vỗ về con. Và trẻ cũng đủ tin tưởng để cho mẹ biết khi nào em bé cần mẹ.

7 dấu hiệu cho thấy em bé mẫu giáo yêu mẹ

Em bé giận dữ:  Mẹ quay đi trò chuyện với một người bạn trên sân chơi, em bé của mẹ sẽ bắt đầu vơ lấy đồ chơi và ném lung tung. Nếu bé không nhận được sự chú ý tích cực của mẹ, bé sẽ không tập trung làm gì cả.

Bác sĩ Karp gọi đây là “quy luật miếng khoai mốc”: "Đối với em bé, con chấp nhận có miếng khoai tây chiên bị mốc thay vì không có miếng khoai tây chiên nào". Nói cách khác, thà rằng mẹ chú ý tới con với thái độ tiêu cực như la mắng, giận dữ còn hơn là con không được mẹ quan tâm. Hành vi này là một dấu hiệu khác cho thấy mẹ quan trọng như thế nào đối với em bé.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm: Đừng coi thường hiện tượng trẻ ghen tị khi mẹ bế bé khác

Em bé coi mẹ là hình mẫu: Khi còn nhỏ, em bé thích bắt chước y hệt những gì mẹ làm nhưng sự bắt chước này sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Mẹ sẽ thấy em bé giả vờ "thực hiện một cuộc họp quan trọng" và giận dữ hét vào máy tính.

Hoặc thậm chí chửi và tỏ ra khó chịu khi đang lái xe vào giờ tắc đường. Với em bé, mẹ luôn luôn là hình mẫu con thần tượng và noi theo. Bởi vậy ba mẹ hãy cẩn thận với những hành vi của mình, đặc biệt là trước mặt trẻ.

Em bé bày tỏ tình yêu bằng lời nói:  Khi được 3 đến 4 tuổi, nhiều em bé bắt đầu thể hiện tình yêu của mình bằng những lời nói thực tế.

Mẹ có thể nghe thấy "Con yêu mẹ, mẹ ơi" hoặc "Da mẹ thật mềm mại" hoặc thậm chí là "Con muốn ở bên mẹ mãi mãi". Tất cả đều có ý nghĩa như nhau: Trẻ muốn thể hiện tình yêu thương của mình với mẹ.

Em bé an ủi mẹ:  Trẻ em mẫu giáo có thể làm mẹ ngạc nhiên với sự đồng cảm của em bé với mẹ. Em bé sẽ tặng mẹ chiếc chăn hoặc chú gấu bông mà con đặc biệt yêu thích hoặc thơm má mẹ khi nhìn thấy mẹ khóc. Em bé bắt chước cách mà mẹ hay an ủi bé khi bé bị tổn thương hoặc buồn bã. 

Trẻ mẫu giáo đã biết an ủi khi mẹ buồn

Trẻ mẫu giáo đã biết an ủi khi mẹ buồn

Theo Acredolo đây là một phần của kỹ năng sinh tồn. Mẹ là thế giới của em bé, và bé không muốn thế giới đó bị phá vỡ vì vậy con đang cố gắng để giúp mẹ bình tĩnh lại. Điều đó thật sự đáng yêu phải không nào.

Em bé đang cố làm tổn thương mẹ bằng lời nói: Tình yêu là không nên làm tổn thương đối phương, nhưng đối với em bé thì có thể.

Nếu mẹ làm em bé thất vọng hoặc làm tổn thương cảm xúc của bé, bé có thể đả kích với một sự xúc phạm như "Mẹ ác lắm" hoặc thậm chí là con sợ hãi và hét lên "Con ghét mẹ!".

Mẹ sẽ không vui khi nghe những lời đó, nhưng thực sự  đó là bằng chứng rõ ràng hơn về việc em bé quan tâm đến mẹ như thế nào.

Bác sĩ Karp giải thích rằng: "Sự xúc phạm lại thể hiện rằng mẹ quan trọng với bé đến mức mẹ chỉ cần làm một việc nhỏ cũng sẽ khiến bé rất thất vọng so với những người khác. Vì vậy bé muốn làm tổn thương lại mẹ”

Em bé tặng quà cho mẹ: Mẹ có thể nhận được một bông hoa được hái ngoài vườn, một hòn đá lấp lánh, một bức chân dung bé tự vẽ, hoặc một cái kẹo nhỏ. Những món quà ngộ nghĩnh và cảm động này của con là cách để con cho mẹ thấy rằng mẹ thật đặc biệt.

Em bé vui mừng khi đón mẹ về: Sau thời gian phải xa mẹ, em bé có thể sẽ đối xử với mẹ thật đặc biệt. Dù cho con có khóc lóc và la hét khi mẹ rời đi thì khi mẹ về con vẫn sẽ mừng rỡ đón mẹ. Trẻ sẽ ôm mẹ và khoe những gì con đã làm được trong lúc mẹ đi vắng

 

 

7 dấu hiệu cho thấy em bé lớn yêu mẹ

Em bé coi mẹ là người bạn tâm giao: Nếu em bé tâm sự với mẹ khi con gặp bất kỳ vấn đề gì thì chứng tỏ con rất tin tưởng mẹ. Em bé biết rằng mẹ có thể giúp con quản lý cảm xúc của mình và mở lòng với mẹ. Con sẽ nghe theo những lời khuyên của mẹ để điều chỉnh tâm trạng của mình.

Em bé muốn làm mọi thứ cho mẹ: Em bé có thể muốn mang nước cho mẹ hoặc thậm chí làm bữa sáng cho mẹ.

Đây là một dấu hiệu đặc biệt ý nghĩa của tình yêu thương, đặc biệt là sau những năm tháng chập chững tập đi và bước vào mẫu giáo, khi đó mẹ như một cô hầu bàn 24 giờ. Và giờ đây không chỉ mẹ là người cho đi yêu thương mà bây giờ em bé cũng muốn cho mẹ tình yêu thương của mình.

Em bé linh hoạt hơn: Dù cha mẹ không muốn thừa nhận nhưng nhiều lúc cha mẹ cũng sẽ làm con cái mình thất vọng vì thất hứa chẳng hạn. May mắn là những em bé lớn sẽ chấp nhận được điều này nhờ và sự gắn kết và yêu thương mà ba mẹ đã xây dựng trong những năm qua.

Vậy nên, nếu cha mẹ cảm thấy mệt mỏi và không thể chơi cùng con tối đó, trẻ sẽ chấp nhận điều này một cách bình tĩnh. Em bé tin tưởng rằng mẹ sẽ chơi với bé vào hôm khác như lời mẹ nói, và em bé có sự trưởng thành để tôn trọng nhu cầu của mẹ ngoài nhu cầu của mình.

Em bé khoe về mẹ: Cha mẹ, ông bà luôn khoe về con cháu của mình. Và những đứa trẻ cũng khoe về cha mẹ của mình với sự tôn thờ. Vì vậy, nếu mẹ tình cờ nghe thấy em bé của mình nói rằng mẹ nấu ăn ngon nhất trên đời, hãy coi đó là một biểu hiện của tình yêu và sự ngưỡng mộ mà con dành cho mẹ.

Em bé bày tỏ sự biết ơn: Khi em bé nói lời cảm ơn với cha mẹ, em bé thực sự bày tỏ sự tôn trọng và sự yêu thương. Vì vậy, khi mẹ cho em bé ăn nhẹ và bé biết nói: "Đây là món yêu thích của con! Con cảm ơn mẹ!" thì mẹ cũng nên đáp lại rằng: "Mẹ cũng yêu con". Hoặc  mẹ chỉ cần mỉm cười và tận hưởng cảm giác vui vẻ với con yêu.

Nói với mẹ khi con thấy xấu hổ: Ví dụ em bé không muốn mẹ ôm và hôn vào buổi sáng khi chào mẹ để vào lớp, điều đó không có nghĩa là em bé không yêu mẹ. Thực tế, ý nghĩa của điều đó hoàn toàn ngược lại.

Bằng cách thể hiện giới hạn của mình, em bé thể hiện sự tin tưởng dành cho mẹ. Bé biết rằng ngay cả khi con không nói lời tạm biệt ngọt ngào với mẹ thì tình cảm của hai mẹ con vẫn sẽ như vậy.

Em bé là một "nhà ngoại giao" nhí: Trẻ em ở tuổi đi học có thể sẵn lòng để thương lượng với mẹ. Vì vậy, nếu em bé muốn có một chút thời gian xem TV nhưng mẹ lại muốn em bé làm bài tập về nhà, mẹ và bé có thể thảo luận để tìm ra giải pháp chứ không nên căng thẳng với con. Em bé tin tưởng rằng mẹ sẽ lắng nghe con. Và điều đó khiến em bé sẵn sàng lắng nghe mẹ hơn.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo