Gắn kết với con yêu

đăng bởi

 

Gắn kết là gì?

Khi các chuyên gia nói về sự gắn kết, họ đang đề cập đến sự gắn bó mãnh liệt mà mẹ bầu phát triển với em bé. Đó là tình yêu thương mà mẹ dành cho con, muốn làm tất cả để có thể bảo vệ con.

Đối với một số cha mẹ, điều này diễn ra trong vài ngày đầu tiên - hoặc thậm chí là vài phút - sau khi sinh. Đối với những người khác, quá trình kết nối mất một chút thời gian.



Da kề da sau sinh là cách hiệu quả giúp mẹ gắn kết với con yêu

Trước đây nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dành nhiều thời gian với bé ngay trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh để gắn kết hơn với bé là điều rất quan trọng.

Nhưng bây giờ chúng ta biết rằng liên kết có thể diễn ra theo thời gian. Mối quan hệ gần gũi yêu thương hoàn toàn có thể xây dựng nên trong thời thơ ấu.

 

 

Nếu không thể kết nối với bé ngay sau sinh?

Đừng lo lắng. Gắn kết là một quá trình. Miễn là mẹ chăm sóc các nhu cầu cơ bản của bé và thường xuyên âu yếm bé, thì việc cảm thấy hơi xa lạ trong cái nhìn đầu tiên sẽ không còn là vấn đề cho mẹ và bé.

Nhiều bà mẹ cảm thấy có lỗi vì họ không cảm nhận được gì khi lần đầu nhìn thấy con mình. Nhưng đây là một trải nghiệm cá nhân, mỗi người sẽ có một cảm nhận riêng. Mẹ hoàn toàn không cần phải lo lắng hay thấy có lỗi vì điều đó.

Hãy chấp nhận thực tế là trở thành bố mẹ thực sự đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, choáng ngợp, hoặc thậm chí không vui trong vài tuần đầu tiên - giai đoạn còn được gọi là baby blues.

Và nếu sinh nở khó khăn, mẹ có thể cần một thời gian để hồi phục trước khi  có thể tập trung vào việc gắn kết với em bé.

Trong một số trường hợp, một vấn đề y tế tiềm ẩn có thể là yếu tố. Một số phụ nữ bị giảm hormone tuyến giáp khoảng bốn đến tám tháng sau khi sinh.

Mức tuyến giáp thấp có thể khiến mẹ cảm thấy chán nản, dễ nổi cáu và khó ngủ hoặc mất tập trung - khiến mẹ không còn có tâm trạng mỉm cười và dỗ dành bé.

Ngoài ra còn có thể có một số biểu hiện như tăng cân, táo bón hoặc da khô. Nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu nào, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Một số cách để liên kết với bé

Mối quan hệ cha mẹ và con cái phát triển thông qua việc chăm sóc hàng ngày. Em bé có thể dễ thương, nhưng bé cũng là một người hoàn toàn mới mà mẹ phải làm quen.

  • Có nhiều thời gian âu yếm, ôm ấp bé
  • Nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ giải phóng hormone trong cơ thể mẹ thúc đẩy thư giãn cũng như cảm giác gắn bó và tình yêu.
  • Giao tiếp. Nhìn vào mắt bé trong khi nói và hát cho bé nghe. Kể lại những gì mẹ đang làm, suy nghĩ và cảm nhận.
  • Chơi với bé mỗi ngày.
  • Dùng dây quàng hoặc địu để địu em bé. Cảm nhận sự ấm áp của bé, ngửi mùi hương ngọt ngào của bé và nhìn xuống thường xuyên để giao tiếp bằng mắt có thể giúp mẹ và bé gắn kết.
  • Dành nhiều thời gian nhìn vào mắt bé. Hãy mỉm cười với bé
  • Đọc cho bé nghe mỗi ngày.

 

 

Có bất thường khi gặp khó khăn để liên kết với em bé?

Điều này hoàn toàn bình thường. Trở thành cha mẹ chỉ sau một đêm là một thay đổi lớn trong cuộc sống và việc cảm thấy nhiều cảm xúc phức tạp là điều tự nhiên.

Tìm một nhóm cha mẹ mới, nơi mẹ có thể trao đổi những câu chuyện với những người khác - mẹ có thể ngạc nhiên bởi có bao nhiêu người khác cảm thấy giống như mình.

Khi nào mẹ nên lo lắng?

Nhiều cha mẹ mới bắt đầu cảm thấy gần gũi với con hơn theo thời gian. Nếu, sau một vài tuần, mẹ không cảm thấy gắn bó với em bé hơn ngày đầu tiên, hãy nói với bác sĩ.

Một số bà mẹ mới gặp khó khăn trong việc gắn kết với con vì họ đang phải vật lộn với chứng trầm cảm sau sinh (PPD). Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra ở ít nhất 10% ca sinh và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng nếu không được điều trị.



Biểu hiện trầm cảm sau sinh của các mẹ

Liên hệ bác sĩ nếu mẹ gặp năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây hầu như mỗi ngày trong ít nhất hai tuần liên tiếp:

  • Buồn bã, cảm thấy trống rỗng hay vô vọng
  • Khóc liên tục
  • Mất hứng thú hoặc thiếu hứng thú với các hoạt động và sở thích thông thường của mẹ
  • Khó ngủ vào ban đêm, hoặc khó thức dậy vào ban ngày
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều
  • Tăng hoặc giảm cân ngoài kiểm soát
  • Cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi
  • Bồn chồn hoặc uể oải
  • Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Cảm thấy cuộc sống không đáng sống

Các dấu hiệu khác của PPD bao gồm cáu kỉnh hoặc tức giận, thiếu quan tâm đến em bé, tránh bạn bè và gia đình, liên tục nghi ngờ khả năng chăm sóc em bé của mình và lo lắng quá mức về em bé.

Nếu mẹ lo lắng mình có thể bị PPD,  không cần phải cảm thấy xấu hổ khi tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị - đó là cách tốt nhất mẹ có thể thực hiện cho cả mẹ và em bé.

Nguồn: Babycenter

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo