Hội chứng lo sợ xa cách ở trẻ qua các giai đoạn

đăng bởi

 

Lo sợ xa cách là hội chứng nhiều bé sẽ phải trải qua trong quá trình lớn lên, biểu hiện ở bé luôn bám lấy bố mẹ mọi lúc, mọi nơi.

Ở nhiều bé, trong giai đoạn bám mẹ cho dù còn nhỏ hay đã lớn, thường khóc một chút khi phải xa cách người thân và ở cùng người lạ là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng khi con của bạn trải qua hội chứng lo sợ xa cách, các mẹ sẽ cần phải chú ý tới con nhiều hơn.

 >> Bé bám mẹ không rời có cần lo lắng?

Hội chứng rối loạn lo âu chia lý ở trẻ

Hội chứng rối loạn lo sợ xa cách ở trẻ

Những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao bé lại phản ứng như vậy:

Giai đoạn con 3 tháng tuổi

Phần lớn trẻ sơ sinh ở giai đoạn từ 3 tuần đến 12 tuần tuổi đều trở nên “khó ở” vào cuối ngày. Nếu các mẹ có việc cần phải đi ra ngoài và nhờ người quen trông hộ, hãy chọn một thời điểm thích hợp hơn trong ngày, khi tâm trạng bé đã ổn định.

Tuy nhiên, như các mẹ đều biết, với trí nhớ của bé yêu thì xa mặt sẽ cách lòng. Do vậy, mẹ không nên quá lo lắng khi để bé rời xa mẹ một chút bởi lẽ chỉ con mới biết được mình đang được trải nghiệm những gì vào khoảng thời gian vắng mặt ba mẹ.

Khi trẻ 8 tháng tuổi

Hầu hết các bé khoảng 8 tháng tuổi đã học được cách kiểm soát cảm xúc khi phải tách cha mẹ. Lúc này, các mẹ chỉ cần chắc chắn rằng ba mẹ nhờ được người quen trông hộ và họ có thể đáp ứng với nhu cầu dễ thay đổi của bé.

Nếu con trở nên buồn bã, dằn vặt khi các mẹ có việc phải ra ngoài trong giai đoạn con 8 tháng tuổi trở về trước, có thể là bởi bé đã nhận ra sự lo lắng của các mẹ khi không ở cùng bé.

Việc bé trở nên buồn bã khi bạn phải rời xa bé trong một khoảng thời gian nhất định là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, có nhiều khả năng bé sẽ hạnh phúc và thoải mái về việc chia tay nếu các mẹ cũng vậy.

Tỏ ra bản thân dũng cảm tạm chia tay bé chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhưng hãy hiểu rằng con sẽ không buồn quá lâu nếu vắng mặt bố mẹ để mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn.

 

 

Từ 8 tháng đến 1 năm tuổi

Giai đoạn bé bước vào 8 tháng tuổi, các mẹ sẽ nhận thấy con bắt đầu nhận biết được khi nào bé phải ở cùng người lạ. Do vậy, nhiều bé sẽ trở nên bám bố mẹ hơn vào giai đoạn này. Các con có thể trở nên buồn bã và chán nản khi bố mẹ không ở bên, đặc biệt là khi bé bị ốm.

Ở giai đoạn này, con tự hiểu rằng khi bố mẹ để bé lại cùng với người quen nghĩa là bé sẽ không được gặp lại bố mẹ nữa.

Trạng thái cảm xúc này được gọi là lo sợ xa cách và đối với bé thì đó quả là một điều đáng sợ. Tuy nhiên, các mẹ hãy hiểu rằng lo lắng về sự chia xa là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.

Một cách để giúp bé giải quyết nỗi lo sợ xa cách là các bậc phụ huynh hãy để con đồng thời dành thời gian cho mình và người chăm sóc dự phòng cho bé.

Điều này cho bé thấy rằng ba mẹ mình tin tưởng người kia và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn khi ở gần họ mà không có ba mẹ ở bên.

Các mẹ cũng nên thử những phương pháp khác như tách khỏi bé yêu trong một khoảng thời gian ngắn và để bé ở lại cùng với những người thân quen trong gia đình.

Khi bạn thu xếp làm việc vặt thật nhanh và sau đó quay trở lại, việc đó sẽ giúp con dần hiểu rằng mọi người luôn rời đi, nhưng sau đó đều quay trở lại. Các trò chơi như peekaboo cũng giúp bé hiểu được ý tưởng biến mất và xuất hiện trở lại.

Trò chuyện cùng con giúp con phát triển thính giác

Ba mẹ điều trị rối loạn lo sợ xa cách ở trẻ như thế nào?

Một cách khác để giúp bé vượt qua nỗi lo lắng là các mẹ hãy gửi tín hiệu cho bé trước mỗi cuộc xa cách. Ví dụ, luôn luôn nói lời tạm biệt trước khi rời đi. Bằng cách này, bé sẽ không bị bất ngờ khi bạn không có ở đó.

Lưu ý nhỏ là các mẹ nên chỉ nói lời tạm biệt với bé khi thực sự chuẩn bị rời đi, và sau đó luôn rời đi ngay lập tức.

Nếu bạn chưa đi ngay, bé sẽ rất dễ trở nên lo lắng và bối rối hơn. Mẹ cũng có thể để lại một vật dụng nào đó quen thuộc với con, chẳng hạn như gấu bông, chăn hoặc hình nộm. Điều đó giúp bé cảm thấy như đang được ở gần gia đình.

 

 

Nếu con yêu khóc trong khi chia tay, mẹ có thể gọi về để kiểm tra tình trạng hiện tại của bé. Khi đó, các mẹ sẽ hoàn toàn yên tâm khi biết rằng con đã ổn định tinh thần nhanh chóng.

Các mẹ hãy tin rằng bé sẽ sớm học được cách cảm thấy bớt lo âu khi ở với người khác. Quá trình này sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn nếu mẹ bình tĩnh và yêu thương bé, nhưng luôn tự tin và kiên định trong cách nói lời chia tay.

Cuối cùng, có một số trường hợp bé khóc kéo dài quá lâu sau đó khiến mẹ lo lắng và mất bình tĩnh. Tình trạng này xảy ra khiến cho sự phân tách bé và mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nếu mẹ có bất kỳ băn khoăn nào về phương thức giúp mẹ hoặc bé ngăn ngừa chứng lo sợ xa cách, hãy tham khảo thêm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo