Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 2

đăng bởi Nguyễn Khải

Bé yêu phát triển như thế nào?

Thời điểm này con yêu đang khám phá đồ vật bằng cách lắc, đập, thả và ném đồ rồi quay trở lại với phương pháp thử bằng cách gặm nhấm chúng.

Nhận thức về công dụng của đồ vật ví dụ như lược để chải tóc, cốc để uống nước đang bắt đầu xuất hiện trong tư duy của bé. Trẻ sẽ đặc biệt thích một giá treo đồ chơi với rất nhiều thứ để con có thể đập, chọc, vặn, bóp, lắc và thả rơi.


Bé đang khám phá lục lạc

Con yêu cũng sẽ say mê bởi những đồ chơi có chức năng cụ thể, chẳng hạn như điện thoại. Nếu bé không thể tự cầm điện thoại đặt lên tai, mẹ hãy giúp con và giả vờ như hai mẹ con đang nói chuyện với nhau qua điện thoại vậy.

Trong vài tháng tới, bé sẽ bắt đầu sử dụng đồ vật cho mục đích dự định của riêng mình - chẳng hạn chải tóc, dùng cốc uống, dùng thìa để xúc…

Nhận ra tên của mình

Chắc hẳn các ba mẹ đã phải mất rất nhiều thời gian để chọn một cái tên thật hoàn hảo cho bé yêu nhà mình. Và sau nhiều tháng mọi người gọi tên con thì cuối cùng bé cũng đã phản ứng lại khi ai đó gọi tên mình.

Khi trẻ nhận ra được tên của mình, việc giao tiếp với trẻ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần mẹ gọi tên là trẻ sẽ rời sự chú ý sang mẹ ngay. Và đây cũng là cách để mẹ kéo con ra khỏi những hoạt động con đang làm.

Hiểu được khi mẹ nói “không”

Trẻ đã bắt đầu hiểu được khi mẹ nói “không” với con, nhưng con có nghe theo hay không thì lại là chuyện khác.

Trước khi con biết cách thể hiện bằng lời nói, trẻ sẽ phản ứng lại từ “không” bằng cách dừng hoạt động mình đang làm và nhìn vào mẹ. Có lẽ là trẻ muốn xem xét mức độ nghiêm trọng của lời nói đó để quyết định có nên nghe theo hay lờ đi và chơi tiếp. Thậm chí mẹ còn nhận thấy con phản ứng lại bằng cách lắc đầu.

Khi trẻ làm một hành động mà con đoán rằng mẹ sẽ phản đối, ví dụ như ném thức ăn xuống sàn, con sẽ quan sát phản ứng của mẹ.

Có vẻ như đấy là một trò chơi với trẻ nhưng thực ra con đang muốn tìm hiểu giới hạn của mẹ. Trẻ sẽ thử vài lần để hiểu rằng ném đồ ăn xuống sàn sẽ khiến mẹ không vui. Và con sẽ chọn cho mình cách cư xử đúng đắn.

Áp dụng kỷ luật

Cũng giống như việc mẹ không thể dạy hư một em bé ở độ tuổi sơ sinh, mẹ sẽ không thể áp dụng kỷ luật với một bạn bé chưa đầy một tuổi. Mặc dù đôi lúc trẻ cố ý và có những hành vi khiến mẹ khó chịu nhưng ép con có kỷ luật và phạt trẻ trong độ tuổi này chỉ lãng phí thời gian và khiến hai mẹ con khó chịu.

Con vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hậu quả tiềm ẩn từ những hành động của mình. Vì vậy mà con vẫn chưa tạo được sự liên hệ giữa một hành động cụ thể nào đó với hình phạt của mẹ. 

Thay vì cố gắng gò con vào kỷ luật ở độ tuổi này, mẹ chỉ cần kéo con ra khỏi những hành vi không đúng. Khi trí nhớ của trẻ vẫn đang phát triển, trẻ sẽ dễ mất tập trung khi bị thu hút bởi một hành động hoặc một món đồ chơi khác.

Cuộc sống của mẹ: Đối phó với khủng hoảng xa cách

Khủng hoảng xa cách là một giai đoạn tâm lí trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi bé phải chia tay mẹ và được người khác chăm sóc. Đây là dấu hiệu cho sự phát triển bình thường, khỏe mạnh.

Để giúp mẹ và bé vượt qua giai đoạn khủng hoẳng xa cách, mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

  • Nói lời tạm biệt một cách trìu mến, nhưng khi đã chào bé mẹ hãy quả quyết. Cố gắng không để cảm xúc thương bé lấn át và chạy lại dỗ khi con khóc.
  • Mẹ không nên quay lại với con một khi đã nói chia tay. Nhiều lần ngập ngừng quay lại khiến trẻ nghĩ rằng khóc sẽ giúp bé không phải chia xa mẹ nữa. Điều này chỉ khiến con khó vượt qua giai đoạn này hơn.
  • Để yên tâm mẹ hãy gọi điện hỏi người trông trẻ xem con có ổn không. Trẻ sẽ nhanh chóng nín khóc và chú ý tới một hoạt động khác ngay thôi.
  • Bù đắp cho con bằng cách dành những thời gian đặc biệt với con sau khi về nhà.
  • Phản ứng của trẻ khi phải tạm biệt cha mẹ rất khác nhau. Nếu con tỏ ra rất buồn bã khi mẹ rời đi thì có thể sắp xếp để bố ở lại với con khi mẹ đi, sau đó khi trẻ bình tĩnh hơn thì bố mới chào con đi làm.

Nguồn: Babycenter, Kidspot.com.

>>  Trẻ 8 tháng tuổi tuần 1

>>  Trẻ 8 tháng tuổi tuần thứ 3

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo