Nếu như bỗng dưng một ngày, em bé của mẹ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc vô cớ, bám dính lấy mẹ…mặc dù đã kiểm tra sức khỏe không có vấn đề gì, thì rất có thể bé đang bước vào tuần khủng hoảng. Vậy tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh là gì?Tại sao bé lại trở nên như vậy? Làm gì để khi bé rơi vào tuần khủng hoảng? Hãy cùng POH trả lời lần lượt từng câu hỏi ở bài viết dưới nhé!
MỤC LỤC
1- Tuần khủng hoảng (wonder week) là gì?
2- Dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
3- Các mốc tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
4- Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?
1- Tuần khủng hoảng (wonder week) là gì?
Tuần khủng hoảng hay wonder week chính xác là CÁC TUẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TINH THẦN của trẻ sơ sinh. Khi con bước vào tuần khủng hoảng, con sẽ có bước nhảy vọt về kỹ năng và phát triển trí não. Trong 2 năm đầu đời, con sẽ trải qua khoảng 10 kỳ tuần khủng hoảng.
Mẹ có tham khảo Bảng theo dõi tuần khủng hoảng của trẻ dưới đây:
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều App tuần khủng hoảng của bé, giúp mẹ theo dõi tuần khủng hoảng và sự phát triển của bé được thuận tiện hơn.
Mỗi tuần khủng hoảng sẽ có 2 giai đoạn là BÃO TỐ và NẮNG ĐẸP.
- Giai đoạn BÃO TỐ sẽ là lúc con bắt đầu bước vào công cuộc học hỏi, rèn luyện một số kỹ năng mới. Và khi này mẹ sẽ thấy con trở thành một em bé cáu kỉnh, quấy khóc vô cớ, ăn kém ngủ kém, bám dính lấy mẹ không rời.
- Giai đoạn NẮNG ĐẸP sẽ là lúc con đã hoàn thiện được các kỹ năng mới, con trở lại là em bé thiên thần như chưa từng khủng hoảng.
2- Dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Các dấu hiệu tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh có thể được miêu tả bằng từ khóa 3C: Crying (khóc lóc), Cranky (Cáu kỉnh) và Clingy (Đeo bám).
- Con đang từ một em bé thiên thần, đột ngột trở nên cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc không ngừng
- Lượng ăn của con giảm mạnh, mặc dù mẹ kiểm tra thấy con không gặp vấn đề gì về sức khỏe
- Con trằn trọc khó vào giấc, hoặc vào giấc được nhưng dễ bị tỉnh dậy giữa chừng, không ngủ lại được (catnap), đêm cũng tỉnh dậy nhiều lần.
- Bám mẹ không rời, không thấy mẹ là khóc.
- Con có những hành động mới, hay tập các kỹ năng mới
- Thường tuần khủng hoảng sẽ rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75 (Tuy nhiên, ở mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau nên sẽ đến sớm hoặc muộn hơn các mốc này một chút).
Lưu ý thêm cách tính tuần khủng hoảng là tính theo ngày dự sinh chứ không tính theo ngày thực sinh của bé. Ví dụ như em bé sinh vào tuần thứ 37 của thai kỳ thì tuần khủng hoảng 12 của trẻ sơ sinh sẽ rơi vào thời điểm bé 15 tuần tuổi theo thực sinh.
3- Các mốc tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Dưới đây là 10 mốc tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh trong 2 năm đầu đời:
1. Wonder week 5 tuần tuổi (ww5): Đây là thời điểm con phát triển về giác quan. Trước đó con đang trong giai đoạn tuần trăng mật chỉ ăn và ngủ, nên khi bước vào ww5, nhiều mẹ rất shock vì đột nhiên con quấy khóc nhiều, khó ngủ, trớ nhiều…
Kỹ năng mà con đạt được sau ww5 là con quan sát mọi thứ chăm chú hơn, muốn được chạm vào mọi vật xung quanh con. Con đã biết cười và nhận diện được mùi hương từ mẹ.
2. Wonder week 8 tuần tuổi (ww8): Tuần khủng hoảng này sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 9. Kỹ năng con học được sau ww8, đó là con biết kiểm soát chân tay của mình, biết quay đầu về nơi có âm thanh phát ra, biết ê a hóng chuyện, có hứng thú đặc biệt với một món đồ chơi hay màu sắc nhất định.
3. Wonder week 12 tuần tuổi (ww12): Hay còn gọi là Tuần khủng hoảng của bé 3 tháng tuổi.
Tuần khủng hoảng này con sẽ bắt đầu tập luyện các kỹ năng vận động thô như lẫy, lật sấp, ngóc đầu, quay đầu. Đây là mốc wonder week mà con tập luyện nhiều kỹ năng lớn nên con quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn bỏ ngủ để luyện tập. Nếu mẹ quan sát có thể thấy khi con tập lật trong lúc ngủ rất nhiều. Do đó để cải thiện giấc ngủ của con, mẹ hãy cố gắng cho con tập lật nhiều lúc thức.
4. Wonder week 19 tuần tuổi (ww19): Sau ww19, chân tay con có thể cử động linh hoạt hơn, cầm nắm tốt hơn và con có xu hướng đưa đồ chơi hay tay chân của mình vào miệng để mút/gặm. Con cũng đã biết đưa mắt tìm kiếm ba mẹ và biết đẩy ti ra khi đã bú no.
5. Wonder week 26 tuần tuổi (ww26): Sau ww26, con biết trườn bò về phía trước để với lấy được món đồ yêu thích, con có thể tự ngồi dậy được, con cười to thành tiếng... Với những kỹ năng đạt được này, ba mẹ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, những mệt mỏi vì ww cũng biến mất.
6. Wonder week 37 tuần tuổi (ww37): ww37 là mốc phát triển mà con biết học cách phân loại và các nhóm đồ chơi theo một đặc điểm nào đó. Khi này con cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hiểu một số từ mà người lớn nói hay biết bắt chước theo hành động của người lớn.
7. Wonder week 46 tuần tuổi (ww46): ww46 là giai đoạn con bắt đầu hiểu về khái niệm trình tự, thứ tự các bước để làm một việc nào đó. Con đã có thể biết nói một vài từ đơn, trả lời được câu hỏi và chỉ vào món đồ mà mình muốn.
8. Wonder week 55 tuần tuổi (ww55): Ở tuần khủng hoảng này, con có thể vịn đứng và chập chững vài bước đi. Đồng thời, con cũng có hứng thú với những điều muốn làm, cầm đồ vật đưa ra xa, tập vẽ và cố gắng tự cởi hoặc mặc quần áo.
9. Wonder week 64 tuần tuổi (ww64): Con lúc này đã biết bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn. Con còn biết làm nũng, nịnh mẹ, biết thương lượng và biểu đạt cảm xúc để thu hút người lớn.
10. Wonder week 75 (ww75): Lúc này con đã gần 20 tháng tuổi, con đã có thể đi vững, thậm chí chạy nhảy tốt. Con còn biết xâu chuỗi các sự kiện và thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.
4- Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?
Như đã chia sẻ ở trên, vì tuần khủng hoảng à CÁC TUẦN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VÀ TINH THẦN của trẻ sơ sinh. Vì vậy tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào việc con mất bao lâu để hoàn thiện được các kỹ năng mới của giai đoạn đó.
Có những kỹ năng con mất 1-2 tuần là có thể hoàn thiện nhưng có những kỹ năng phải mất tới 2-3 tháng. Ngoài ra sự nhanh chậm còn phụ thuộc vào cường độ tập luyện nữa.
Ví dụ như khi bé tập lật, nhiều ba mẹ sợ việc con lật sẽ nguy hiểm nên ngăn cản. Hay khi con tập đi nhưng ba mẹ sợ con mệt nên liên tục bế bồng. Những điều này cho thấy ba mẹ đang vô tình ngăn cản con tập luyện cũng như làm giảm tiến độ hoàn thiện các kỹ năng. Do đó mà khiến cho tuần khủng hoảng thêm kéo dài.
5- Trải nghiệm của mẹ với tuần khủng hoảng
Khi con bước vào tuần khủng hoảng, mẹ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Đặc biệt là những tuần khủng hoảng đầu tiên, mẹ sốc nếu như chưa trang bị kiến thức về tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh. Con đột nhiên quấy khóc suốt ngày đêm, ăn ngủ đều kém, lại bám dính lấy mẹ, khiến cho mẹ cũng mất ngủ trầm trọng, có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.
Mẹ cũng cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết mình đã làm gì sai, dằn vặt bản thân là người mẹ chưa tốt, hay em bé có gặp vấn đề gì về sức khỏe không.
Và khi quá mệt mỏi, mẹ có thể sẽ có suy nghĩ rằng sao em bé của mình hư. Hay khi bé liên tục bám dính lấy mẹ, đòi mẹ, khiến mẹ khó chịu và hậu quả là cáu gắt với bé. Sau đó mẹ lại cảm thấy bản thân thật có lỗi với con.
Tuy nhiên, giai đoạn khủng hoảng là điều tất yếu cần phải xảy ra, nên mẹ cứ chấp nhận, không sớm thì muộn nó cũng sẽ qua thôi.
6- Làm gì khi bé rơi vào tuần khủng hoảng?
Về phía trẻ:
- Mẹ có thể cải thiện phần ăn của con bằng cách giãn cữ, tăng size núm (nếu bú bình), có thể du di mời ăn thêm 2-3 lần, nhưng vẫn đảm bảo bữa ăn gói gọn trong 30-45 phút, không lắt nhắt rải rác cả ngày. Mẹ lưu ý là việc chỉ giúp cải thiện được phần nào lượng ăn chứ không giúp bé ăn tốt được như trước. Khi vượt qua tuần khủng hoảng rồi, mẹ yên tâm là con sẽ ăn tốt hơn trước rất nhiều.
- Để cải thiện giấc ngủ của con, mẹ có thể chuyển lịch sinh hoạt cho bé (ví dụ EASY 3 lên EASY 3.5), tăng thời gian thức ban ngày. Mẹ kiên trì hỗ trợ bé vào giấc và ngủ lại nếu bé bị tỉnh giữa chừng. Cố gắng giữ bé vào nếp sinh hoạt. Mẹ hạn chế hết mức hỗ trợ bằng cách bế, ru, ti để ngủ…vì sẽ tạo thói quen xấu cho con, sau này khó sửa lại và con sẽ đòi hỏi những hỗ trợ đó để ngủ.
- Mẹ hãy hiểu và ở bên con nhiều hơn, vì lúc này con bị choáng ngợp với những điều mới mẻ, khiến con bất an. Và do đó con cần cảm nhận sự an toàn và mẹ là người đem lại cảm giác đó cho con. Mẹ có thể cho con ra ngoài đi dạo để hai mẹ con cùng được thư giãn, thoải mái.
- Cuối cùng, cách vượt qua tuần khủng hoảng hiệu quả nhất đó chính là HỖ TRỢ BÉ TẬP KỸ NĂNG.
Ở mỗi tuần khủng hoảng, con sẽ được học thêm một số kỹ năng nhất định. Vì vậy ba mẹ cần phải tìm hiểu các bài tập phù hợp với các kỹ năng giai đoạn đó.
Vào những khoảng thời gian con thức, mẹ hỗ trợ và khuyến khích con tập luyện các kỹ năng. Điều này vừa giúp con giảm quấy khóc hơn, vừa giúp con được hoạt động nhiều để ngủ ngon hơn.
Việc hỗ trợ này sẽ giúp đẩy tiến độ hoàn thiện các kỹ năng của con và tuần khủng hoảng sớm kết thúc.
Mẹ có thể tham khảo POH Acti, trong khóa học có 500+ bài tập Montessori đầy đủ, chi tiết được sắp xếp phù hợp với từng ngày tuổi của con, giúp con phát triển đúng tốc độ và rút ngắn thời gian bão tố của tuần khủng hoảng. Ngoài ra, trong khóa học này mẹ còn sự đồng hành của các giảng viên Montessori trong suốt quá trình tham gia, giải đáp mọi vướng mắc khi thực hành của mẹ.
Về phía mẹ:
- Mẹ cần ngủ đủ giấc: POH hiểu điều này là khá khó với mẹ khi mà con quấy khóc liên tục. Nhưng mẹ hãy tranh thủ đi ngủ ngay khi có thể. Việc khác chưa hoàn thành được, mẹ hãy nhờ người thân hỗ trợ để mẹ được ngủ nhiều hơn.
- Mẹ cần có chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh. Bữa ăn nên có đủ các nhóm chất như tinh bột, xơ, đạm; Bổ sung thêm cả các loại rau và trái cây khác nhau.
- Mẹ nên dành một khoảng thời gian nhỏ trong ngày để ra ngoài hít thở không khí trong lành. Điều này giúp mẹ thư thái hơn, bớt trầm cảm hơn. Mẹ có thể cho bé cùng ra ngoài dạo chơi hoặc nếu không đi xa được thì chỉ cần được ra ngoài ban công, sân nhà cũng khá hơn việc chỉ ở trong phòng.
- Mẹ hãy chia sẻ nỗi niềm cũng như chia sớt trách nhiệm cho chồng, người thân. Con sẽ phải trải qua rất nhiều tuần khủng hoảng nên mẹ không thể chỉ gồng gánh một mình. Do đó chia sẻ trách nhiệm với người thân sẽ giúp mẹ đủ năng lượng để đồng hành cùng em bé của mình.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết. POH hy vọng nó sẽ giúp cho mẹ vững tin hơn trên hành trình nuôi dưỡng con. Và nếu muốn tuần khủng hoảng chóng qua, đừng quên luôn có POH Acti đồng hành cùng mẹ nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo