Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh

đăng bởi Minh Tâm

Những năm tháng đầu đời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh chính là công cụ hỗ trợ ba mẹ quan sát và theo dõi quá trình lớn lên của bé, từ đó giúp bé tối ưu tiềm năng phát triển.

Vậy các mốc phát triển của trẻ sơ sinh là gì? Tại sao chúng ta cần tìm hiểu về chúng, có những loại cột mốc nào và cách nhận biết biết như thế nào? Mẹ hãy đọc tiếp bài viết này nhé!

 

 

Các mốc phát triển của trẻ sơ sinh là gì?

Trước hết, mẹ có thể hiểu Các mốc phát triển là những kỹ năng mà hầu hết các bé có thể làm được ở một độ tuổi nhất định.

Chẳng hạn như bước đi chập chững đầu tiên, nụ cười mỉm lần đầu tiên hay cái vẫy tay “tạm biệt” đều được gọi là các mốc phát triển. Trẻ đạt đến các mốc quan trọng trong chính quá trình bé chơi, trong mỗi hoạt động hàng ngày. Mặc dù mỗi em bé đều phát triển theo tốc độ riêng của mình, nhưng hầu hết trẻ em đều đạt đến các mốc phát triển nhất định ở cùng độ tuổi.

 

 

Tại sao cần tìm hiểu các mốc phát triển của trẻ sơ sinh?

Các mốc phát triển cho thấy những dấu hiệu về khả năng phát triển lành mạnh của trẻ

Những tháng đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Những trải nghiệm ban đầu tác động đến sự phát triển của não bộ và có thể ảnh hưởng đến việc học tập và sức khỏe suốt đời.

Một em bé đạt được các mốc quan trọng ở một độ tuổi nhất định cho thấy bé đang phát triển một cách bình thường. Việc đạt được các mốc quan trọng sớm hơn có nghĩa là trẻ có thể tiến bộ hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Ví dụ trẻ sơ sinh ngóc đầu sớm cho thấy cơ đầu và cổ của bé đạt được sự cứng cáp nhất định so với các bạn cùng tháng tuổi. Bên cạnh đó, việc ngóc đầu sớm giúp tầm nhìn được mở rộng, nhờ đó bé có cơ hội phát triển thị giác và nhận thức sớm hơn.

Tương tự như vậy, khi một em bé không đạt được các mốc quan trọng hoặc đạt được muộn hơn nhiều so với trẻ cùng tuổi có thể là dấu hiệu sớm nhất cho thấy trẻ có thể bị chậm phát triển.

Nhờ đó, ba mẹ được cảnh báo để có giải pháp can thiệp kịp thời nhằm giúp trẻ cải thiện tình trạng đang gặp phải một cách hiệu quả nhất và đúng lúc nhất.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Các mốc phát triển giúp ba mẹ hiểu được hành vi của bé và hỗ trợ con phát huy tối đa tiềm năng 

Khi tìm hiểu về các mốc phát triển, ba mẹ sẽ hiểu rằng đến một tháng tuổi nhất định, con sẽ cư xử theo một cách nào đó và điều đó là bình thường. Ba mẹ không bị lo lắng thái quá, thông cảm với những hành vi “lạ lùng” của con và đôi khi chỉ cần thoải mái để bé thể hiện thôi cũng đã là cách rất tự nhiên để giúp bé đạt được một mốc cụ thể nào đó. 

Chẳng hạn ba mẹ có thể quan sát thấy trẻ sơ sinh hay giơ chân lên cao. Điều đó không có nghĩa là con bị đau bụng hay có vấn đề bất thường nào cả. Đây là biểu hiện cho thấy bộ não của bé đang hình thành ý thức về hành động lẫy lật và bé sẽ sớm đạt được mốc này. 

Đặc biệt, trẻ sơ sinh thường trải qua 12 tuần khủng hoảng mà tại đó, bé đạt được những bước phát triển quan trọng. Trong những thời điểm này, bé trở nên “khó ở” như biếng ăn, ngủ không sâu giấc và thường quấy khóc khiến ba mẹ hết sức mệt mỏi và áp lực.

Cách duy nhất để vượt qua những tuần khủng hoảng này là giúp bé đạt được kỹ năng mới của tuần đó. Việc nhận biết những mốc phát triển của bé giúp ba mẹ hiểu được nguyên nhân vì sao bé khó chịu để bớt áp lực hơn và từ đó biết cách hỗ trợ để giúp bé hoàn thành kỹ năng sớm nhất có thể.

Các mốc phát triển của trẻ được phân loại như thế nào?

Các mốc phát triển của trẻ được phân chia thành các lĩnh vực chính bao gồm:

Cảm xúc xã hội: Các kỹ năng cảm xúc xã hội cho thấy cách trẻ tương tác với người khác và thể hiện cảm xúc ra bên ngoài.

Trẻ học cách kiểm soát được cảm xúc, hình thành các mối quan hệ vững vàng. Mẹ có thấy những biểu hiện đầu tiên như bé mỉm cười một cách tự nhiên với mọi người, bé biết bắt chước trẻ khác hay biết khóc khi ba mẹ rời đi.

Ngôn ngữ/Giao tiếp: cho thấy cách trẻ bày tỏ nhu cầu của mình và chia sẻ những gì đang nghĩ, cũng như hiểu những gì người khác nói với mình. Bé có thể nói chuyện với mẹ bằng những tiếng bật âm đầu tiên hoặc chỉ cho mẹ quyển sách khi bé muốn được nghe đọc truyện.

Thậm chí trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi đã có thể giao tiếp với mẹ bằng những tiếng khóc khác nhau khi đói, khi buồn ngủ, khi buồn chán…

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh được phát triển thông qua giao tiếp lành mạnh

Nhận thức (học tập, suy nghĩ, giải quyết vấn đề): cho thấy cách trẻ tiếp thu những điều mới và giải quyết vấn đề.

Cách trẻ khám phá môi trường xung quanh như đưa đồ vật vào miệng hay thả vật gì đó xuống sàn để quan sát vật đó đang rơi đều là những dấu mốc quan trọng cho thấy sự phát triển bình thường về nhận thức của bé.

Vận động/Phát triển thể chất: cho thấy cách trẻ sử dụng cơ thể của mình một cách linh hoạt và nhịp nhàng cũng như đạt được những kết quả có thể đo lường được về mặt thể chất như chiều cao, cân nặng, chỉ số vòng đầu.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá “ám ảnh” về các biểu đồ phát triển của trẻ sơ sinh nhé! Quá trình tăng trưởng về thể chất của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đây chỉ là những con số trung bình mang tính chất tham khảo.

Các mốc về vận động thường dễ nhận biết và là những dấu mốc khiến ba mẹ rất háo hức mong chờ như biết ngồi, biết bò, biết đi… 

Các lĩnh vực này đều phản ánh các khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển, trong đó có những cột mốc là tổng hòa của nhiều linh vực. Chẳng hạn chơi ú òa là một cột mốc phát triển về nhận thức và cả lĩnh vực xã hội/cảm xúc.

Cách nhận biết các mốc phát triển của trẻ sơ sinh

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhận biết các mốc phát triển của trẻ chính là quan sát bé và đối chiếu với những dấu mốc điển hình. Dưới đây là một số ví dụ về các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 1 tuổi và các dấu hiệu cảnh báo quan trọng về khả năng chậm phát triển của trẻ 6, 9, 12 tháng tuổi. 

Các mốc phát triển sau 6 tháng

  • Xã hội/Tình cảm - Đáp lại cảm xúc của người khác và thường rất vui vẻ, hạnh phúc
  • Ngôn ngữ/Giao tiếp - Bắt đầu nói các âm phụ âm (“m”, “b”)
  • Nhận thức - Bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
  • Vận động/Thể chất - Bắt đầu ngồi mà không cần hỗ trợ

Các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển:

  • Không cười hoặc phát ra âm thanh 
  • Không phát ra nguyên âm (“ah”, “eh”, “oh”) 
  • Không cố gắng với tay để lấy những đồ vật trong tầm tay 
  • Không biết lật sấp hoặc lật ngửa

Các mốc phát triển phát triển sau 9 tháng

  • Xã hội/Tình cảm - Gắn bó với người chăm sóc quen thuộc; có đồ chơi yêu thích
  • Ngôn ngữ/Giao tiếp - Sao chép cử chỉ; tạo ra nhiều âm thanh khác nhau như "mamama" và "babababa"
  • Nhận thức - Chơi ú òa
  • Vận động/Thể chất - Kéo tay để đứng lên; bò bằng hai tay và hai chân

Các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển:

  • Không nói “lảm nhảm” 
  • Không phản ứng khi được gọi tên 
  • Không nhìn vào nơi mẹ đang chỉ 
  • Không nhận ra những người thân quen

Các giai đoạn phát triển của bé gái 9 tháng

Các mốc phát triển sau 12 tháng

  • Xã hội/Tình cảm - Lặp lại âm thanh hoặc hành động để thu hút sự chú ý; ngại ngùng hoặc lo lắng với người lạ
  • Ngôn ngữ/Giao tiếp - Nói “mama” và“dada”, tạo ra âm thanh với sự thay đổi trong âm điệu
  • Nhận thức - Làm theo các hướng dẫn đơn giản
  • Vận động /Thể chất - Có thể đứng một mình

Các dấu hiệu cảnh báo chậm phát triển:

  • Không chỉ tay vào đồ vật khi được hỏi
  • Không học được các cử chỉ đơn giản như vẫy tay 
  • Không nói những từ đơn lẻ 
  • Đánh mất các kỹ năng mà bé từng đạt được

Ba mẹ có thể tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 0-1 tuổi một cách chi tiết đến từng tháng, từng tuần tuổi tại đây nhé:

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần

 

 

Bên cạnh đó, tiến trình phát triển của bé không phải lúc nào cũng ổn định và tuân theo những dấu mốc cụ thể hay bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh nào cả.

Có những tình huống khách quan trong cuộc sống có tác động không nhỏ đến tiến trình này chẳng hạn như gia đình vừa đón chào một thành viên mới.

Bằng cách theo dõi các mốc phát triển theo thời gian, ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển của cá nhân bé nhà mình, nhận biết được đâu là yếu tố thực sự quan trọng để tìm ra giải pháp hỗ trợ.

Nếu vẫn còn băn khoăn trong vấn đề nhận diện những mốc phát triển của trẻ sơ sinh cùng như hỗ trợ bé phát triển tối ưu, ba mẹ có thể tham khảo chương trình POH Acti (0-3 tuổi): https://poh.vn/acti - Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu

POH Acti là chương trình Giáo dục từ sớm duy nhất có giáo trình theo TIẾN ĐỘ PHÁT TRIỂN cá nhân từng bé. Đồng thời ba mẹ được tư vấn chuyên sâu 1-1 với giảng viên giúp bé đạt lợi ích tối ưu của giáo dục từ sớm!

Giúp con tối ưu tiềm năng sẵn có cùng POH ngay hôm nay ba mẹ nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo