Mẹ có biết tummy time khi nào để đem lại hiệu quả tốt nhất?

đăng bởi Thanh Thanh

Tập tummy time đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh. Một ngày trông thế mà em bé sơ sinh cũng bận rộn lắm chứ. Nào ăn, ngủ, tắm, poo, pee… giờ lại còn lo nằm sấp nữa cơ đấy! Vậy cho bé tập nằm sấp khi nào là phù hợp và hiệu quả nhất? Mẹ có biết đâu là thời điểm nên bắt đầu tummy time cho trẻ sơ sinh?

Tummy time là gì?

Tummy time là tư thế “nằm sấp” khi thức, được biết đến là một bài tập rất tốt cho trẻ trong gia đoạn sơ sinh, giúp con sớm cứng cáp. Tập nằm sấp giúp phát triển cơ bắp ở vùng cổ, vai và lưng của em bé. Đây là một hoạt động quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh, hỗ trợ bé trong việc tập lẫy, tập bò. 

Bé được tummy time cũng giảm tình trạng đầu bẹt. Việc thực hiện tummy time đều đặn sẽ giúp bé xây dựng sức mạnh và khả năng kiểm soát cơ thể tốt hơn khi lớn lên. Tuy nhiên em bé sơ sinh còn non nớt, vì vậy mẹ cần chú ý thực hiện tummy time đúng cách.

Động tác đặt bé nằm sấp cần nhẹ nhàng, bố mẹ dùng tay đỡ cơ thể và phần cổ con cẩn thận rồi mới đặt bé nằm xuống. Trong khi thực hiện tummy time, mẹ cần đảm bảo môi trường an toàn, bé nằm trên bề mặt phẳng, êm ái và có sự quan sát của người lớn. 

Thời gian đầu, chỉ nên để bé tập khoảng 2-3 phút/lần và thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Sau đó, tùy vào sự phát triển của bé, mẹ có thể tăng dần thời lượng mỗi lần lên 5-10 phút hoặc lâu hơn khi bé đã quen.

Các tư thế tummy time phổ biến mà mẹ có thể áp dụng cho bé bao gồm:

  • Nằm trên thảm chơi: Đặt bé nằm sấp trên thảm chơi, đặt đồ chơi phía trước để thu hút sự chú ý của bé. Mẹ có thể ngồi đối diện, tương tác bằng cách nói chuyện hoặc di chuyển các món đồ chơi để khuyến khích bé ngẩng đầu.
  • Nằm sấp trên ngực mẹ hoặc bố: Đây là tư thế cơ bản, dễ thực hiện và giúp bé cảm nhận được sự gần gũi, nhịp thở, nhịp tim của bố mẹ. Mẹ hoặc bố có thể nằm ngửa và đặt bé nằm sấp trên ngực, tay mẹ đỡ phần lưng và mông bé để tạo điểm tựa an toàn.
  • Tư thế gối kê ngực: Đặt bé nằm sấp, dùng một chiếc gối nhỏ hoặc khăn mềm dưới ngực bé để nâng cao phần thân trên. Việc nâng ngực sẽ giúp bé dễ dàng nâng đầu và nhìn xung quanh hơn, đồng thời tạo điều kiện cho bé phát triển cơ cổ và vai

Việc thực hiện tummy time đúng cách và thường xuyên không chỉ giúp bé cơ bắp của con cứng cáp mà còn tạo ra cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh khi đổi góc nhìn. Bên cạnh đó, mẹ cũng dễ dàng theo dõi sự phát triển của bé từng ngày. Vậy mẹ nên cho bé tập tummy time khi nào là tốt nhất?

Khi nào tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp?

Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên mẹ nên tummy time cho trẻ sơ sinh ngay từ khi bé mới chào đời. Bé bắt đầu tập nằm sấp càng sớm thì càng làm quen nhanh chóng.

0-4 tuần đầu tiên được xem là thời gian trăng mật. Bé còn đang lạ lẫm với thế giới mới bên ngoài bụng mẹ nên ngủ rất nhiều, thời gian thức lâu nhất chỉ 30-45 phút. Trong khoảng thời gian này, bé còn bận ăn rồi vệ sinh, thay bỉm. Ngoài ra, đặt bé nằm sấp ngay sau khi ăn cũng không nên chút nào bởi tư thế này gây áp lực lên vùng bụng khiến bé nôn trớ. 

Bởi vậy, thời điểm thích hợp nhất là cho bé sơ sinh nằm sấp ngay sau khi thức dậy. Lúc này bé tỉnh táo, vui vẻ nên dễ dàng làm quen với tư thế mới hơn.

Mẹ có thể bắt đầu với hai đến ba lần cho bé nằm sấp mỗi ngày. Tập tummy time bao lâu? Những lần đầu chỉ nên kéo dài một vài phút. Một số em bé chỉ có thể nằm sấp một phút là khóc bởi đây là tư thế không quen thuộc và bé có thể bắt đầu khóc ngay sau khi mẹ đặt sấp xuống. Nếu bé khóc, mẹ hãy bế bé lên vỗ về và kiên nhẫn thử lại sau nhé!

Trong giai đoạn sơ sinh này, việc da kề da cũng rất quan trọng giúp bé an tâm và gắn kết với mẹ. Mẹ nên tận dụng thời gian này để đặt bé nằm sấp trên bụng hoặc ngực mẹ. 

Cho bé tập nằm sấp khi nào là băn khoăn của không ít mẹ

Khi nào nên tập tummy time cho bé 1 tháng tuổi? 

Lúc này bé yêu đã có thể theo lịch sinh hoạt E3, vì thế thời gian thức có thể tới 1h. Đây là lúc để tập cho việc nằm sấp trở thành thói quen. Mẹ có thể chọn một hoạt động nhất định để lặp lại việc nằm sấp, chẳng hạn nằm sấp trong vài phút sau mỗi lần thay tã. Sau nhiều lần, bé dự đoán được rằng cứ thay tã là sẽ nằm sấp, đó trở thành một phần của hoạt động thay tã và nhờ đó bé dễ dàng hợp tác hơn. Chú ý là khoảng thời gian từ khi bé ăn đến lúc thay tã phải cách nhau tối thiểu 15 phút thì mẹ mới đặt bé nằm sấp nhé! 

Nếu mẹ chưa tập cho bé nằm sấp từ khi mới sinh thì bây giờ mẹ có thể chọn thời điểm massage trước hoặc sau khi tắm. Cụ thể là mẹ đặt bé nằm sấp khi massage mặt lưng. Những động tác xoay tròn để xoa bóp phần lưng giúp bé giảm căng thẳng, cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Vì thế bé sẽ tạm quên mất tư thế mới này hơn và làm quen dần dần.

>> Cách tập tummy time cho bé

Tập tummy time khi nào cho bé từ 2 tháng tuổi?

Bé 2 tháng tuổi có thể thức lên tới 1.5-2h và lâu hơn nữa theo thời gian. Lúc này mẹ hãy tận dụng giờ chơi để tummy time cho bé 2 tháng tuổi nhé! Có biết bao hoạt động trong giờ chơi mà mẹ có thể linh hoạt đổi tư thế cho bé.

Nằm sấp giúp bé rèn luyện kỹ năng vận động thô, tác động được tới nhiều nhóm cơ để chuẩn bị cho các động tác phức tạp hơn về sau này. Mẹ cũng cần lưu ý: nhiều em bé được mẹ chú trọng nằm sấp từ nhỏ đã có khả năng tự lật sấp và lật ngửa. Vậy nên khi cho bé thay tã hay nằm chơi tự lập, mẹ tuyệt đối không để bé nằm trên bề mặt cao như mép giường, bàn thay bỉm.

Nằm sấp giúp tăng cường nhận thức cho bé, Mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên sàn, trước một tấm gương rộng. Nhờ đó bé được mở rộng tầm mắt, đồng thời quan sát được chuyển động của tay, chân, biểu cảm gương mặt của chính mình trước gương. Ngoài ra mẹ cũng có thể đặt bé nằm sấp trên một tấm khăn hoặc trên một chiếc gối rộng, rồi từ từ kéo hai mép khăn/mép gối sang phải, sang trái giúp bé cảm nhận được chuyển động của cơ thể trong không gian.

Trong khi nằm sấp mẹ có thể trò chuyện, đọc sách cho con nghe hoặc cùng chơi một món đồ chơi yêu thích. Việc được quan sát căn phòng và các đồ vật xung quanh ở một tư thế khác và góc độ khác còn giúp con phát triển cả thị giác. 

Việc tập tummy time không phù hợp với từng giai đoạn sẽ khiến con sợ tập, lười tập, khóc quấy khi tập, không hợp tác với việc tập, ghét tummy time… con không được hưởng các lợi ích phát triển tối ưu khi được tập tummy time bài bản.

Để có video và bài tập tummy time chi tiết theo ngày và phù hợp với bé, mẹ có thể tham khảo chương trình POH Acti nhé!

Tại POH Acti, app sẽ đưa ra cho mẹ bài tập tummy time cho bé theo từng ngày, từng giai đoạn, từng sự phát triển phù hợp nhất với con. Mẹ sẽ có câu trả lời chi tiết nhất cho từng giai đoạn như Tummy time cho bé 1 tháng tuổi như thế nào? Tummy time cho bé 2 tháng tuổi thế nào? Tummy time cho bé 3 tháng ra sao? Tập Tummy time trên gối chống trào ngược có lưu gì gì… kèm theo đó là tập khi nào, tập bài gì cùng với video chi tiết từng bài tập.

Khi tham gia chương trình, con sẽ được vận động thô một cách bài bản, giúp các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm và tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò, chậm đi… đồng thời giúp con mở rộng vùng khám phá, giúp tăng cường các liên kết nơ-ron thần kinh giúp con hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Con phát triển toàn diện não bộ, nhận thức, vận động & ngôn ngữ… ngay từ sớm với POH Acti (0-3 tuổi)

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo