Hiểu về sự phát triển của trẻ sơ sinh

đăng bởi

 

Điều gì có thể ảnh hưởng đến sự sự phát triển của con?

Tốc độ tăng trưởng của trẻ một phần tùy thuộc vào cơ địa và sự trao đổi chất trong cơ thể, một phần là do thói quen ăn uống, môi trường và sức khỏe nói chung. Những yếu tố này đều có thể có một số ảnh hưởng như sau:

Việc cho ăn

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là không thể phủ nhận được

Việc cho ăn cung cấp cho trẻ lượng calo cần thiết để phát triển. Cho đến khi được sáu tháng tuổi, con sẽ hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Số lần cho bé bú mỗi ngày và thời gian cho mỗi lần ăn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của con.

Sức khỏe của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ

Sức khỏe của mẹ trong suốt thời gian thai kỳ cũng ảnh hưởng đến việc dự trữ các chất dinh dưỡng để sinh con. Chế độ ăn uống, lượng cân nặng tăng lên trong thai kỳ, và việc bạn có hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác hay không, tất cả đều tác động đến sự phát triển của bé trong năm đầu tiên.

Cân nặng của trẻ khi chào đời

Cân nặng của trẻ khi chào đời cho thấy con đã được nuôi dưỡng tốt như thế nào trong thời gian mang thai. Một số bà mẹ lo lắng rằng con mình sẽ bị phát triển chậm hơn nếu thấp bé nhẹ cân khi sinh ra.

Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ có cân nặng khi sinh thấp thường phát triển nhanh hơn mức trung bình, trong khi những em bé có cân nặng khi sinh cao lại tăng  cân chậm hơn. Điều này được gọi là tăng trưởng "bắt kịp".

Gen di truyền từ bố mẹ

Sức khỏe của bố mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ

Gen cũng đóng một phần vai trò trong đó. Nếu cả hai bố mẹ đều khỏe mạnh và phát triển tốt thì chiều cao cùng cân nặng của con cũng có nhiều khả năng cao hơn mức trung bình. Ngược lại nếu bố mẹ đều mảnh khảnh, con cũng có thể sẽ giống như vậy và có cân nặng nhẹ hơn.

Các loại bệnh nhẹ

Các loại bệnh nhẹ như cảm lạnh và viêm tai có thể ảnh hưởng tạm thời đến tốc độ tăng trưởng của trẻ. Bị ốm khiến con không chịu ăn, gây chậm phát triển trong khoảng một hoặc hai tuần. Khi bé cảm thấy khỏe hơn, tốc độ phát triển sẽ trở lại bình thường.

Sức khỏe mẹ sau sinh

Sức khỏe của mẹ sau khi sinh em bé cũng có thể ảnh hưởng đến việc con lớn lên như thế nào. Nếu không khỏe mạnh hoặc bị trầm cảm sau sinh, mẹ có thể gặp các triệu chứng khiến việc chăm sóc em bé trở nên khó khăn hơn, khiến con phát triển chậm hơn bình thường.

Tuy nhiên, điều này sẽ không kéo dài mãi và mọi chuyện hoàn toàn có thể trở lại bình thường ngay khi bạn cảm thấy tốt hơn.

 

 

Sự phát triển của con được đánh giá bằng cách nào?

Khi kiểm tra em bé, bác sĩ của bạn sẽ sử dụng một bộ cân đặc biệt và thước dây để ghi lại:

  •      Chiều cao của con (không nhất thiết phải đo ở mỗi lần khám)
  •      Chu vi vòng đầu
  •      Cân nặng của con

Những số đo này sẽ được đánh dấu trên biểu đồ tăng trưởng trong hồ sơ y tế cá nhân của trẻ. Biểu đồ tăng trưởng là một cách dễ dàng cho phép bạn và chuyên viên tư vấn sức khỏe tại nhà theo dõi sự phát triển của bé và xem con đang ở dòng phần trăm nào.

Giữa các lần kiểm tra, các mẹ có thể đưa con đi khám tại phòng khám tư gần nhà hoặc mua cân về để tự đo cân đo cho bé, nhưng những thứ này thường không chính xác như cân mà bác sĩ sử dụng và không thể thay thế cho việc kiểm tra thường xuyên đâu nhé.

Hãy cố gắng cho trẻ đi cân thường xuyên mỗi tháng một lần nhé. Ngay khi con được sáu tháng tuổi thì chuyển thành hai tháng một lần cho đến khi bé tròn một tuổi.

Các mẹ đừng nên cân đo cho bé quá thường xuyên bởi vì các số liệu luôn thay đổi theo từng tuần. Những biến động bình thường này có thể gây ra lo lắng không cần thiết về sự phát triển của con.

Các mẹ có thể thấy rằng từ khi sinh mẹ luôn phải lo lắng về cân nặng của bé. Cố gắng nhớ rằng biểu đồ tăng trưởng không phải là bài kiểm tra về sức khỏe của con, tất cả các em bé phát triển với tốc độ khác nhau, và một em bé ở dòng phần trăm thứ 2 hoàn toàn có thể khỏe mạnh và năng động như một em bé ở dòng thứ 98.

Con sẽ lớn lên như thế nào trong vài tuần đầu tiên?

Con bạn sẽ giảm cân trong vài ngày đầu sau khi sinh để thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nhìn chung trẻ thường giảm từ 5-10% trọng lượng sơ sinh trong tuần đầu tiên.

Các mẹ có thể thấy bối rối khi cân nặng của con giảm xuống, nhưng cố gắng đừng lo lắng nhé. Điều đó hoàn toàn bình thường và một khi bé bú thường xuyên, cân nặng của con sẽ lại bắt đầu tăng trở lại.

Bú mẹ đều đặn giúp con tăng cân nhanh chóng

Chuyên viên tư vấn sức khỏe của bạn sẽ theo dõi quá trình giảm cân của bé và trấn an nếu bạn lo lắng. Trẻ thường lấy lại được cân nặng khi sinh sau hai tuần tuổi. Hầu hết các bé sẽ tăng khoảng 150g mỗi tuần trong ba tháng đầu và 100g-150g một tuần sau đó, nhưng luôn nhớ rằng mỗi bé đều phát triển khác nhau nhé.

Việc con bạn có những giai đoạn tăng trưởng chậm và ngắn là điều hoàn toàn bình thường, đừng băn khoăn nếu sự phát triển của bé dường như thay đổi theo từng tuần.

Con bị sinh non. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé?

Trẻ sinh non có mô hình tăng trưởng khác với những bé sinh đủ tháng. Một số trẻ sinh non cũng có thể có vấn đề về sức khỏe ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bản thân.

Nếu con bạn được sinh ra trước 38 tuần, tốc độ phát triển của bé sẽ được vẽ trên một biểu đồ đặc biệt dành cho trẻ sinh non cho đến hai tuần sau ngày dự sinh ban đầu.

Cân nặng của trẻ sau đó sẽ được vẽ trên biểu đồ tăng trưởng đều đặn theo độ tuổi được điều chỉnh, nghĩa là tuổi của con theo đúng ngày dự sinh. Vì vậy, nếu con bạn được sinh ra ở tuần thứ 32 và đang được cân nặng 12 tuần sau đó, con vẫn sẽ được xếp vào nhóm 4 tuần tuổi trên biểu đồ tăng trưởng của mình.

 

 

Trẻ bú sữa bột và bú sữa mẹ có phát triển như nhau không?

Trẻ bú sữa mẹ có thể phát triển nhanh hơn so với trẻ ăn sữa bột cho đến khi được ba tháng tuổi, nhưng xét về tổng thể, trẻ bú sữa bột vẫn phát triển nhanh hơn. Điều này chỉ được áp dụng chủ yếu cho cân nặng, không bao gồm chiều cao và chu vi vòng đầu.

Sự khác biệt giữa trẻ bú sữa mẹ và bú sữa bột sẽ rõ ràng nhất ở tháng thứ sáu. Vào ngày sinh nhật đầu tiên, trung bình trẻ ăn sữa bột nặng hơn 500g so với trẻ bú sữa mẹ.

Con dường như đang bị phát triển chậm, liệu có vấn đề gì không?

Nếu con vẫn hoạt động và ăn sữa một cách thoải mái, vui vẻ, trong khi cân nặng của bé vẫn phù hợp với chiều cao thì các mẹ không cần phải quá lo lắng đâu. Tốc độ tăng trưởng này có thể là dành riêng cho bé.

Nếu còn băn khoăn, hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn, hoặc đưa trẻ đi khám, nơi chuyên viên tư vấn sức khỏe có thể giúp bạn cân đo cho bé và đưa ra những lời khuyên chi tiết.

Con yêu hoạt bát, năng động là dấu hiệu bé phát triển khỏe mạnh

Nói thì dễ hơn làm, nhưng các mẹ hãy cố gắng đừng so sánh sự phát triển của con mình với những em bé khác nhé. Tập trung vào sức khỏe tổng thể của con thay vì những dòng phần trăm trong biểu đồ tăng trưởng sẽ tốt hơn đấy.

Những dấu hiệu sau cho thấy con bạn đang phát triển tốt:

  •         Trẻ năng động, hoạt bát và bình tĩnh.
  •         Con "yêu cầu" cho ăn và có sức ăn tốt.
  •         Con có vẻ hài lòng sau khi được cho ăn.
  •         Trẻ có một làn da khỏe mạnh.
  •         Trẻ thay ít nhất sáu tã lót mỗi ngày sau khi được năm ngày tuổi.
  •         Cân nặng của con cân xứng với chiều cao.
  •         Con vẫn đạt được các mốc phát triển quan trọng của mình.

Nếu bảng biểu cho thấy con phát triển rất chậm hoặc bị giảm cân, bác sĩ có thể hỏi bạn về thói quen ăn uống và tình hình sức khỏe chung của bé. Điều này là để đảm bảo không có bất cứ nguyên nhân nào ngăn cản con tăng cân.

Những đứa trẻ phát triển chậm có thể được chẩn đoán bị Hội chứng Kém phát triển (FTT). Điều này nghe có vẻ đáng lo ngại, nhưng thực tế không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, hầu hết các em bé phát triển chậm trong năm đầu tiên đều sẽ bắt kịp đà tăng trưởng sau đó và không bị thiếu cân trong thời kỳ thành niên.

Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ và lo lắng rằng con mình đang bị chậm phát triển, hãy kiểm tra xem bé có đang bú đúng cách không và cho con bú đều cả hai bên ngực nhé. Cho con ăn bất cứ khi nào con có vẻ đói, và để cho bé ăn bao lâu tùy thích. Chuyên viên tư vấn sức khỏe tại nhà cũng có thể giúp đỡ và hỗ trợ thêm cho các mẹ.

Còn nếu bạn cho con uống sữa bột, hãy đảm bảo rằng bạn đang pha chính xác như hướng dẫn. Thêm quá nhiều nước có thể khiến con không nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, trong khi pha ít nước sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo