Làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc (từ khi chào đời đến 12 tháng)

đăng bởi Nguyễn Khải

Những điều mang lại hạnh phúc cho trẻ có thể sẽ khiến các bậc phụ huynh ngỡ ngàng đó. Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã nghiên cứu và chỉ ra rằng hạnh phúc không phải là thứ gì đó mẹ cho con mà là thứ mẹ dạy con.

Edward Hallowell, bác sĩ tâm thần và là tác giả của cuốn sách “The Childhood Roots of Adult Happiness” cho biết những đứa trẻ quá được nuông chiều, cho dù là được mua cho quá nhiều đồ chơi hay được vỗ về ngay tức khắc đều khiến chúng không có cơ hội tự vượt qua cảm xúc tiêu cực.

Những đứa trẻ này có khả năng cao trở thành những đứa trẻ vị thành niên buồn chán, hay nghi ngờ và không biết vui vẻ. “Hạnh phúc đến từ bên trong, chứ không phải chỉ là biểu hiện bên ngoài”

May mắn là bố mẹ không cần phải là chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý trẻ em mới có thể truyền đạt sức mạnh nội tâm và trí tuệ cần thiết để trẻ vượt qua những thăng trầm của cuộc sống. Chỉ cần kiên nhẫn và linh hoạt, bố mẹ có thể đặt nền tảng cho hạnh phúc trọn đời của con.

Học cách đọc vị cảm xúc của trẻ

Trong suốt 6 tháng đầu, con sẽ học được cách thể hiện cảm xúc của con khi đang trong một tình huống nhất định, có thể con buồn, vui, thậm chí là bực dọc...

Gương mặt của con sáng hẳn lên với nụ cười tươi tắn khi mẹ xuất hiện trong phòng hoặc rên rỉ khi ai đó lấy mất món đồ chơi yêu thích của con. Ba mẹ có thể nhận thấy rằng con thay đổi trạng thái cảm xúc từ cười sang khóc rất nhanh đó.

>> 5 bí quyết đơn giản để hạn chế bất đồng quan điểm nuôi dạy con

 

Đọc vị cảm xúc của trẻ giúp mẹ có thể phản ứng trước tình huống sắp xảy ra

Theo Lise Eliot, một nhà thần kinh học nhi khoa, trẻ rất lanh lợi, hoạt bát, đồng thời không kiên định về mặt cảm xúc vì vỏ não điều khiển các phản ứng tự động vẫn chưa được kích hoạt.

Trong những năm tới khi vùng vỏ não của trẻ phát triển hơn, con sẽ có thể kiểm soát tốt hơn hành vi và tâm trạng của mình.

Nếu trẻ có vẻ khóc nhiều hơn cười thì đó là vì con thực sự trải qua đau khổ sớm hơn hạnh phúc. Eliot giải thích rằng sự buồn bã và biểu cảm khuôn mặt đau khổ của trẻ là có lý do.

Chúng chính là những dấu hiệu thông báo cho ba mẹ và người chăm sóc cần phải sửa chữa bất cứ điều gì chưa tốt.

Nhưng nếu con khóc, làm thế nào để mẹ biết con đang bị đau, cảm thấy đói, hoặc là chỉ buồn chán? Paul C. Holinger, giáo sư tâm thần học tại Rush-Presbyterian-St cho biết: "Một người mẹ nhạy cảm có thể nhận biết được nhiều loại tiếng khóc và nét mặt khác nhau của con". Lông mày, miệng và những âm thanh mà trẻ phát ra là tất cả các hệ thống tín hiệu cần biết ở trẻ.

Ví dụ, con vật vã về thể xác con sẽ khóc mếu máo, khóe miệng quay xuống còn lông mày thì cong ở giữa. Còn khi tức giận, khuôn mặt bé sẽ trở nên đỏ ửng, lông mày của con rủ xuống, quai hàm con nhăn lại và con gầm lên.

Hầu hết các bậc cha mẹ nhận ra rằng một đứa trẻ dễ sợ, dễ buồn bã không phải là một đứa trẻ hạnh phúc, nhưng Holinger thấy rằng nhiều cha mẹ không nhận ra rằng sự tức giận chỉ đơn giản là sự khó chịu quá mức, Holinger nói. "Nếu có tiếng ồn lớn hoặc ánh sáng chói, đứa trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu. Nếu tiếng ồn hoặc ánh sáng đó tiếp tục tăng, cảm giác sẽ chuyển sang giận dữ."

Carrie Masia-Warner, một nhà tâm lý học trẻ em và là phó giám đốc của Viện Rối loạn lo âu và Tâm trạng tại Đại học Y New York, cảnh báo rằng mẹ không nên nói ra tâm trạng của con quá nhiều. "Tôi sẽ không gọi chúng là đứa trẻ hạnh phúc hay không hạnh phúc", cô nói. "Trẻ có hài lòng, vui vẻ hay không đều do một nguyên nhân nào đó trong chính môi trường sống hiện tại của chúng."

Mặc dù mọi người có thể thấy các em bé trông có vẻ rất hạnh phúc nhưng chính bản thân chúng lại không thực sự cảm nhận được như vậy. Tương tự, về mặt cảm xúc các bé cũng không hề nhận thức được về việc la hét của bản thân đâu.

Eliot giải thích rằng "trung tâm cảm xúc vỏ não" trong não bộ không bắt đầu hoạt động cho đến khi trẻ được 6 đến 8 tháng tuổi, khi đó con bắt đầu cảm thấy những cảm xúc dường như rất sống động trên khuôn mặt.

Con có thể có những cách riêng để chỉ cho mẹ khi con không hài lòng. Một số bé có thể khóc, trong khi những bé khác trở nên bướng bỉnh. Khi mẹ biết được tính khí của con mình, mẹ sẽ biết được những dấu hiệu cho thấy có điều gì không ổn cần phải giải quyết.

Vui vẻ với con

Mặc dù một chiếc giường cũi đầy màu sắc và hương vị của món sốt táo đầu tiên mà con được thưởng thức có thể làm con vui vẻ, cười khúc khích nhưng điều khiến con vui nhất chỉ đơn giản là mẹ.

Và chìa khóa quyết định để tạo ra một đứa trẻ hạnh phúc là hãy "Kết nối với con, chơi với con". "Nếu mẹ đang vui vẻ với con, con cũng sẽ vui vẻ”. Nếu mẹ tạo ra cái mà tôi gọi là 'tuổi thơ gắn kết', đó là bước tốt nhất để đảm bảo con sẽ hạnh phúc."

Vui chơi giúp tạo ra niềm vui, nhưng chơi cũng là cách con phát triển các kỹ năng thiết yếu cho hạnh phúc trong tương lai.

Khi con lớn lên, chơi cho phép con khám phá những gì con thích làm - xây dựng với các khối, sáng tạo với những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, vẽ màu nước tinh xảo - tất cả những điều đó có thể hướng con đến những sở thích mà con sẽ có và theo đuổi suốt đời.

Giúp con thành thạo các kỹ năng mới

Sáng kiến của Hallowell để tạo ra hạnh phúc trọn đời cho trẻ bao gồm một bước ngoặt đáng ngạc nhiên: Những người hạnh phúc thường là những người đã thành thạo một kỹ năng.

Ví dụ, khi con tìm ra cách đưa thìa vào miệng hoặc tự mình bước những bước run rẩy, con học được từ những sai lầm của mình, con học được sự kiên trì và kỷ luật và sau đó con trải nghiệm niềm vui thành công nhờ nỗ lực của chính mình.

Con cũng gặt hái được phần thưởng là nhận được sự công nhận từ người khác vì thành tích của mình.

Quan trọng nhất, con phát hiện ra mình có một số quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình: Nếu con cố gắng, con có thể làm điều đó. Hallowell nói rằng cảm giác kiểm soát này thông qua việc làm chủ là một yếu tố quan trọng để xác định hạnh phúc của người trưởng thành.

Hallowell cảnh báo rằng cũng giống như người lớn, trẻ em cần theo đuổi sở thích của chính mình, nếu không thì khó có được niềm vui trong thành công của chúng.

Rèn luyện thói quen lành mạnh của con

Ngủ, vận động nhiều và ăn uống hợp lý là những yếu tố quan trọng trong sự trưởng thành của một đứa trẻ.

Mẹ hãy tạo cho con một không gian rộng rãi để con thỏa sức vui chơi, vận động chỉ đơn giản như đá chân lên không trung, bò về phía quả bóng yêu thích, bò qua bò lại, chơi xích đu trong công viên, đều sẽ giúp con có được tâm trạng tốt.

Mẹ hãy chú ý đến nhu cầu của con. Mặc dù một số bé rất dễ tính, trong khi đó hầu hết các bé khác lại cảm thấy ổn định và an toàn hơn với một lịch trình đã định sẵn.

Mẹ cho bé tập những kỹ năng để bé phát triển nhanh chóng

Mẹ cũng có thể muốn chú ý đến bất kỳ mối liên hệ nào giữa tâm trạng của con và các loại thực phẩm cụ thể. Một số cha mẹ thấy rằng trong khi đường có thể giúp con họ tăng năng lượng, nó cũng có thể khiến bé quấy khóc nhiều hơn.

Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm cũng có thể đóng một vai trò trong hành vi và tâm trạng của con. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ có thể thấy rằng con trở nên khó chịu và quấy khóc sau khi mẹ ăn một số loại thực phẩm nhất định.

Do đó, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu mẹ nghi ngờ sữa công thức hay chế độ ăn của bé là nguyên nhân khiến bé quấy khóc, khó chịu.

Hãy để con tự giải quyết

Trong sáu tháng đầu đời của con, điều quan trọng là cha mẹ phải đáp ứng nhu cầu của con. "Mẹ không thể làm hư một đứa bé chỉ vì đáp ứng nhu cầu của con" Masia-Warner nói.

Nhưng sau khoảng sáu tháng, nếu mẹ bỏ qua những dấu hiệu dù chỉ rất nhỏ của bé như nấc cụt là mẹ đang cướp đi cơ hội học tập quan trọng của trẻ đó.

Masia-Warner nói rằng không có vấn đề gì khi để con khóc một chút miễn là mẹ dành cho con nhiều tình cảm tích cực và sự chú ý trong suốt thời gian còn lại.

Nhưng bạn nói bạn muốn con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc! Tại sao lại không nên sà xuống và an ủi con ngay lập tức? Masia-Warner coi đây là một sai lầm lớn mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải.

Masia-Warner nói: "Cha mẹ cố gắng làm cho con cái tốt hơn mọi lúc để khiến con vui vẻ mọi lúc. Điều đó không thực tế. Đừng bao giờ nhảy vào và cố gắng an ủi bé ngay lập tức".

"Trẻ em cần học cách chịu đựng sự khó chịu, buồn bã, đau khổ, và bất hạnh ở một mức độ nhất định. Hãy để các con tự đấu tranh, tự mình tìm ra mọi cách, bởi vì nó cho phép con học cách đối phó."

Trong năm đầu đời, con học được rất nhiều điều: ngồi dậy, bò, cầm nắm đồ vật, đi và nói chuyện. Mỗi kĩ năng này cần nhiều thời gian để phát triển, mang lại cho con sự tự tin và hài lòng về thành tích của mình.

Vì vậy, đừng vội vã nhặt con vật mà con vừa đánh rơi hoặc đưa cho con con gấu bông mà con đang cố gắng với tới: Hãy cho con một chút thời gian và động viên để tự mình nhặt nó lên.

Hallowell đồng ý rằng cho trẻ một loạt các trải nghiệm, ngay cả những khó khăn hoặc bực bội giúp con tạo ra sức mạnh nội tâm và dễ dàng đạt được hạnh phúc.

Dù là một đứa trẻ 7 tháng tuổi và cố gắng bò hay 7 tuổi và vật lộn với phép trừ, Hallowell nói với cha mẹ, con sẽ giỏi hơn trong việc đối phó với nghịch cảnh chỉ bằng cách tự mình trải nghiệm để rồi sẽ đạt được thành công hết lần này đến lần khác.

Cho phép trẻ được buồn bã hoặc giận dữ

Khi con lớn lên, mẹ có thể khuyến khích con gọi tên những cảm xúc và truyền tải cho mẹ bằng những từ ngữ.

Thậm chí, trước khi bé biết nói, mẹ có thể cho con xem những bức hình với biểu cảm khác nhau và hỏi xem hình nào thể hiện tâm trạng hiện tại của con.

Các bé sẽ nắm bắt rất nhanh các từ ngữ diễn tả cảm xúc như ‘vui’ hoặc ‘giận dữ. Khi bé lớn hơn, bạn có thể khuyến khích bé dán nhãn cảm xúc của mình và thể hiện chúng bằng lời nói.

Tuy nhiên, Masia-Warner cảnh báo, mẹ không nên phản ứng thái quá với cảm xúc tiêu cực của con. “Đôi khi trẻ quá nhạy cảm, lo lắng, buồn bã vì một nguyên nhân nào đó trong môi trường sống là điều hoàn toàn bình thường, nhưng đây không phải là sự bất hạnh.”

Mẹ sẽ thấy điều này đặc biệt quan trọng khi con lớn lên. Khi con hờn dỗi trong suốt bữa tiệc sinh nhật, phản ứng tự nhiên của mẹ sẽ là đẩy con vào lại với cuộc vui. Nhưng cho phép bé trải nghiệm cảm giác không vui là vô cùng quan trọng đó.

Hallowell lo ngại rằng "một số cha mẹ lo lắng bất cứ khi nào con cái họ bị từ chối một chút, không được mời đến bữa tiệc sinh nhật, hoặc khóc vì không có được những gì muốn."

Trẻ em cần biết rằng đôi khi không hạnh phúc thì cũng không sao cả - đó đơn giản là một phần của cuộc sống.

Và nếu mẹ cố gắng vặn vẹo bất kỳ sự khó chịu, không vui nào, mẹ có thể gửi thông điệp rằng thật sai lầm khi cảm thấy khó chịu. Hãy để con trải nghiệm cảm xúc của mình, bao gồm cả nỗi buồn.

Dạy con chia sẻ và quan tâm

Nghiên cứu cho thấy những người có mục đích, ý nghĩa trong cuộc sống sẽ cảm thấy bớt chán nản, buồn bã hơn. Khi con trưởng thành, con có thể học hỏi được rằng việc giúp đỡ người khác dù chỉ là những việc nhỏ nhất cũng sẽ đem đến cảm giác hài lòng, mãn nguyện.

Ngay cả khi con chỉ vừa mười tháng tuổi, mẹ cũng có thể dạy con về sự hài lòng của việc cho đi và nhận lại. Nếu mẹ cho con một miếng chuối, hãy để con làm điều tương tự bằng cách đưa lại cho mẹ một miếng.

Nếu mẹ chải tóc cho con, hãy cho con cơ hội được chải tóc cho mẹ. Những điều nhỏ bé này có thể khuyến khích con chia sẻ và quan tâm đến người khác.

Khi con biết đi, những việc đơn giản như bỏ quần áo dơ vào giỏ có thể giúp cho con cảm thấy con đang giúp đỡ mẹ rất nhiều.

Hãy làm gương cho con

Theo Dora Wang, trợ lý giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa New Mexico và là mẹ của một em bé 3 tuổi, nghiên cứu cho thấy rằng mẹ có thể truyền tính khí cho con - không nhất thiết phải thông qua gen của mẹ - mà thông qua hành vi và cách nuôi dạy con của mẹ.

Cho dù là tốt hay xấu, con đều bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của cha mẹ. Thậm chí, những đứa trẻ bắt chước cách biểu cảm của cha mẹ. Khi mẹ cười, con cũng sẽ cười vì bộ não con sẽ phát tín hiệu cho việc cười.

Tương tự như vậy, nếu mẹ thấy con bị đau bụng khóc hàng giờ, điều tốt nhất mẹ cần làm là hãy giữ bình tĩnh, bởi vì những đứa trẻ sẽ đón nhận sự căng thẳng của người chăm sóc, cụ thể ở đây chính là ba mẹ.

Với một em bé mới sinh, việc mẹ cảm thấy mệt mỏi, choáng ngợp và thậm chí mắc hội chứng baby blues sau sinh là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mẹ thấy mình liên tục bị căng thẳng hoặc chán nản, điều quan trọng là hãy tìm kiếm sự giúp đỡ.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo