Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về phát triển cảm xúc ở trẻ

đăng bởi Nguyễn Khải

Sự phát triển cảm xúc là gì?

Sự phát triển cảm xúc là tất cả những thứ liên quan đến việc con học cách xác định được cảm xúc của bản thân và phát triển những cách để kiểm soát chúng. Đó là một quá trình lâu dài nhưng năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển về mặt cảm xúc ở trẻ.

Trong suốt thời gian này, mối quan hệ của con đối với mẹ và những người khác trong cuộc sống sẽ giúp đứa con hiểu và quản lý được cảm xúc của chính mình.

Con có thích bị mẹ quản hạt, chỉ định việc phải làm?

Sự phát triển cảm xúc không chỉ là một phần quan trọng trong sự phát triển của cá nhân con; mà nó ảnh hưởng đến cách mà con học mọi thứ. Khi con thấy vui vẻ và thư giãn, con sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận thông tin mới.

Nếu con cảm thấy thoải mái và an toàn trong mối quan hệ với mẹ và những người chăm sóc con, con sẽ có một chỗ dựa an toàn để khám phá và tìm hiểu về thế giới.

Làm thế nào để mẹ có thể biết sự phát triển cảm xúc của con là bình thường?

Con có tính cách riêng của mình từ khi sinh ra. Con có thể là một đứa trẻ bình tĩnh và dễ xoa dịu, hoặc con có thể cần thêm một chút sự giúp đỡ để có được sự thư giãn và vui vẻ.

Một trong những thử thách chính của việc làm cha mẹ đó là phải chấp nhận con cho dù con là ai, hơn là muốn con trở thành ai. Nếu con nhạy cảm, cáu gắt hoặc lo âu hơn mẹ muốn, điều quan trọng là dành thời gian để học cách hiểu con hơn là cố gắng thay đổi con.

Nhưng bất kể xu hướng tự nhiên của con là gì, mẹ sẽ thấy con bắt đầu phát triển một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “sự tự điều chỉnh”. Đây là khả năng chúng ta phải xoa dịu chính mình khi cảm thấy quá buồn bã, tức giận hoặc sợ hãi.

Ban đầu, con sẽ nhờ sự hỗ trợ của mẹ để điều chỉnh cảm xúc của mình. Con sẽ được xoa dịu bởi bàn tay ấm áp hay âm thanh từ giọng nói của mẹ. Nhưng ngay cả khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, con cũng sẽ bắt đầu học cách tự xoa dịu bản thân mình. Con có thể mút ngón tay cái hoặc đơn giản là nhắm mắt lại nếu cảm thấy lo lắng hay buồn rầu.

Con sẽ nhanh chóng phát triển khả năng thể hiện cảm xúc của mình. Sau sáu tháng, con sẽ có thể cho mẹ biết cảm xúc của mình khi con đã cảm nhận đầy đủ những loại cảm xúc bao gồm cả niềm vui, buồn rầu và tức giận.

Những dấu hiệu trẻ gặp vấn đề về phát triển cảm xúc

Tất cả các bé đôi khi trở nên quá đa cảm. Đó là một phần thiết yếu trong việc học cách xử lý cảm xúc nói chung.

Tuy nhiên, nếu đang thể hiện những phản ứng cảm xúc cực độ trong những tình huống tương đối thoải mái và dễ chịu, chẳng hạn như gặp gỡ các thành viên quen thuộc trong gia đình, con có thể đang gặp vấn đề về phát triển cảm xúc.

Mẹ có thể nhận thấy con mình:

  • Dường như quá lo lắng mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ, con có thể xuất hiện trong trạng thái căng thẳng và tức tối, sau đó có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ hoặc ăn uống.
  • Đặc biệt sợ những tình huống mới và thường miễn cưỡng thử bất cứ điều gì ngoài vùng thoải mái của con
  • Nhanh chóng tức giận và thường căng thẳng, có vẻ như bị kích thích quá mức
  • Dễ phát khóc trong một loạt các tình huống khác nhau
  • Dường như thờ ơ và không có động lực để thử những điều mới

Khi chúng ta gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của mình, điều phổ biến là những cảm xúc ấy được chuyển thành các triệu chứng của cơ thể.

Nếu con có vấn đề về cảm xúc, con cũng có thể bị đau bụng thường xuyên, đau đầu hoặc phàn nàn về cơn đau. Tuy nhiên, nếu mẹ nghĩ con không khỏe hoặc đang trong trình trạng đau đớn, hãy luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ để có thể loại trừ khả năng những nguyên nhân tiềm ẩn nào trong đó.

Mẹ có thể làm gì để giúp sự phát triển cảm xúc của con?

Khi con cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn, con sẽ có nhiều khả năng thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và học những cách cư xử mới bao gồm cả cách kiểm soát cảm xúc của bản thân. 

Cố gắng đừng lo lắng nếu con thỉnh thoảng có những cảm xúc bộc phát. Con vẫn đang học hỏi rất nhiều về thế giới và cảm xúc của chính mình, vì vậy việc con có những khoảnh khắc bộc phát khi lớn lên là điều hoàn toàn tự nhiên.

Để giúp con vượt qua những vấn đề tạm thời này, mẹ cần dạy con cách hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân mình. Mẹ có thể làm điều này theo nhiều cách, ví dụ:

  • Mẹ hãy nói chuyện với con về cảm xúc ngay từ đầu. Khi con có vẻ buồn, hãy nói chuyện với con về điều đó và gợi ý những gì có thể khiến con cảm thấy buồn.
  • Mẹ cũng hãy nói về cảm xúc của mẹ. Điều này sẽ giúp con học được những gì đang diễn ra trong tâm trí mẹ và nó liên quan đến hành vi của mẹ như thế nào. Cố gắng đừng áp đặt con mình bằng những cảm xúc tiêu cực của mẹ, nhưng hãy để con thấy rằng đôi khi mẹ cũng có những cảm xúc bực bội, ví dụ như: “Mẹ hơi bối rối một chút... làm thế nào để mở cái chai này bây giờ?” Nhìn vào cách mẹ giải quyết cảm xúc của mẹ sẽ giúp con làm điều tương tự.
  • Sử dụng biểu cảm khuôn mặt rõ ràng khi nói chuyện và chơi với con, từ đó con có thể học về cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc đó.

Nếu con có biểu hiện buồn, tức giận mẹ phải làm sao?

  • Nếu con thể hiện quá nhiều sự tức giận về thể chất, hãy cố gắng để ý khi con chuẩn bị có một cơn giận. Con có thể có những dấu hiệu đặc biệt khi bắt đầu tức giận, chẳng hạn như mặt đỏ, hay cơ thể trở nên căng thẳng hoặc run rẩy. Khi mẹ phát hiện ra những dấu hiệu đó, hãy giúp con bình tĩnh lại bằng một cái ôm, cái vuốt ve nhẹ nhàng hoặc một trò chơi giải trí vui vẻ.
  • Khi con lớn lên, mẹ có thể bắt đầu cho con cơ hội để giải quyết sự thất vọng và nỗi buồn của bản thân. Mặc dù thật khó để không can thiệp vào khi con có vẻ đau buồn, nhưng điều quan trọng là không phải lúc nào cũng can thiệp chỉ qua dấu hiệu buồn bã quá nhỏ nhặt. Dẫn dần, mẹ sẽ biết khi nào nên để con tự giải quyết cảm xúc của mình và khi nào con cần một chút sự an ủi từ mẹ.
  • Nếu con lo lắng trong các tình huống mới, điều quan trọng là tiếp tục cho con cơ hội trải nghiệm những hoàn cảnh và gặp gỡ người lạ. Việc cân bằng để con tự trải nghiệm và vẫn nhận thức được nhu cầu của con không hề dễ dàng chút nào nhưng điều này sẽ giúp con trở nên tự tin và hạnh phúc hơn trong cuộc sống sau này.

Mẹ nghĩ rằng có một vấn đề với sự phát triển cảm xúc của con. Mẹ nên làm gì? 

Những cách được đề cập ở trên, cùng với tình yêu và sự giúp đỡ của mẹ sẽ giúp con vượt qua mọi vấn đề về cảm xúc. Tuy nhiên, nếu mẹ có những lo ngại về hành vi của con trong một khoảng thời gian dài, mẹ cần nói chuyện với nhân viên chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ đa khoa để có hướng giải quyết tốt nhất.

Chăm sóc trẻ gặp phải những vấn đề tạm thời về mặt cảm xúc có thể sẽ là thử thách với các ông bố bà mẹ. Hãy chắc chắn rằng mẹ cũng cần phải có thời gian để chăm sóc nhu cầu của chính mình bằng cách nhận tất cả sự giúp đỡ từ người bạn đời, gia đình và bạn bè.

Nếu con đã trải qua chấn thương tâm lý và đang có triệu chứng gặp phải các vấn đề đáng kể về phát triển cảm xúc, mẹ có thể phải nói chuyện với một chuyên gia có chuyên môn cao hơn. Một nhà tâm lý học hoặc một cố vấn sẽ có thể cung cấp cho mẹ sự hỗ trợ trong việc giúp đỡ con.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo