Ăn dặm truyền thống có lạc hậu như mẹ nghĩ?

đăng bởi Nguyễn Khải

Hiện nay có nhiều phương áp ăn dặm ba mẹ có thể lựa chọn để áp dụng cho con như: Ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé chỉ huy BLW, ăn dặm truyền thống hay ăn dặm kết hợp. Mỗi phương pháp đều có điểm tốt và điểm mạnh riêng. Hầu hết các bà mẹ trẻ chỉ quan tâm tới phương pháp ăn dặm kiểu mới mà quên mất rằng Ăn dặm truyền thống cũng rất tốt nếu ba mẹ biết áp dụng đúng cách.

Ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Đúng như tên gọi, Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm đút thìa được ông cha ta truyền lại qua nhiều đời, rất phổ biến ở nước ta. 

Giai đoạn đầu khi ăn dặm, bé sẽ được đút bột nấu với rau củ, thịt cá xay nhuyễn. Sau đó khi nào mọc răng bé sẽ chuyển sang ăn cháo. Theo tư tưởng cũ thì phương pháp này không được chia giai đoạn cụ thể theo sự phát triển kỹ năng của bé. Điều này khiến quá trình tập nhai, xử lý thức ăn của bé kém, ăn chậm và biếng ăn. 

Hiện nay, với tư tưởng Ăn dặm truyền thống tích cực, các mẹ Việt bắt đầu chú tâm hơn vào việc tập kỹ năng cho bé ăn dặm, nên dù là phương pháp ăn dặm truyền thống từ bột cháo nhưng đã có sự phân chia giai đoạn cụ thể, hợp lý.

Mời mẹ tham khảo thêm: Cách đút cho bé ăn qua từng giai đoạn mẹ nên biết

 

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

Ăn dặm truyền thống khoa học giúp bé ăn hợp tác, vui vẻ

Ưu nhược điểm của Ăn dặm truyền thống.

Ưu điểm:

  • Bé tăng cân tốt do ăn được lượng nhiều thức ăn ngay từ giai đoạn tập ăn.
  • Cách nấu khá đơn giản, dễ chuẩn bị và chi phí hợp lý.
  • Dễ nhận được sự ủng hộ của ông bà và người thân, tránh xung đột trong gia đình.
  • Thức ăn loãng, dễ nuốt rất tốt cho bé trong giai đoạn mọc răng, bị ốm hay có vấn đề về tiêu hóa.

Nhược điểm:

  • Các nguyên liệu được nấu chung với nhau, bé  khó cảm nhận được mùi vị của từng loại thức ăn.
  • Quá trình tập kỹ năng nhai, xử lý thức ăn kéo dài lâu hơn.
  • Khó nhận biết tác nhân gây dị ứng nếu dị ứng vì trộn nhiều nguyên liệu nấu chung với nhau

Ba mẹ lưu ý là việc cho bé ăn rong, vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, chơi đồ chơi hay ép bé ăn… hoàn toàn không phải là nhược điểm của Ăn dặm truyền thống. 

Không có nghiên cứu nào nói rằng Ăn dặm truyền thống là ba mẹ phải bế cho con ăn rong, vừa ăn vừa chơi hay nhồi nhét con. Những điều này hoàn toàn xuất phát từ tâm lý của ba mẹ, ông bà muốn con ăn thật nhiều, muốn con bụ bẫm, mập mạp mà quên đi việc tôn trọng nhu cầu ăn của bé. 

Vì vậy để giúp con ăn dặm thành công với bất kỳ phương pháp ăn dặm nào, kể cả ăn dặm truyền thống ba mẹ cũng cần:

✔️ Giới thiệu ghế ăn dặm cho con, chỉ cho con ăn khi con ngồi tại ghế

✔️ Không cho con chơi đồ chơi, sử dụng điện thoại, ipad, xem tivi khi ăn

✔️ Không ép, bắt con ăn khi con không muốn

✔️ Nên xây dựng thực đơn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và chất xơ

✔️ Thường xuyên thay đổi món, đổi bữa để bé không thấy nhàm chán. Tuy nhiên ba mẹ nhớ thử dị ứng khi cho bé làm quen với các món mới 

✔️ Không nêm muối, đường vào thức ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi

 

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

Ăn dặm truyền thống cũng được chia ra nhiều giai đoạn phù hợp với bé

Ăn dặm truyền thống một cách khoa học

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp Ăn dặm truyền thống theo tư tưởng cũ là trẻ không được tập nhai và xử lý thức ăn đúng thời điểm, ăn thô kém. Giai đoạn tập ăn của bé có thể kéo dài đến tận 4,5 tuổi khiến ba mẹ mệt mỏi. 

Hiện nay với tư tưởng hiện đại và tích cực, khóa học POH Easy Two: Ăn dặm kiểu Easy sẽ  giúp mẹ tiếp cận 5 giai đoạn một cách khoa học, phù hợp với sự phát triển kỹ năng của trẻ:

Giai đoạn 1 tập ăn dặm (bé 6-7 tháng): 

Ngoài thực phẩm chính là sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm bổ sung của bé là bột ngọt loãng (tỷ lệ bột: nước 1:20).

Giai đoạn 2 (bé 7-9 tháng): 

Ngoài sữa, bé được bổ sung bột ngọt và bột mặn đặc hơn giai đoạn trước. Có thể giao động ở tỷ lệ 10, 20% (tỷ lệ bột 10 đến 20: nước 100). Bột mặn là bột gạo nấu chung với chất đạm từ động vật như lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt lợn.

Giai đoạn 3 (bé 9-12 tháng):

Bé có thể ăn cháo hạt vỡ, nui, bún, phở, thức ăn được xay rối hơn giai đoạn 2 rồi mới nấu cùng gạo.

Giai đoạn 4 (bé 12-18 tháng): 

Bé có thể ăn cháo nguyên hạt, đặc cùng thức ăn băm nhỏ và to dần. Sau đó mẹ cho bé chuyển dần sang ăn cơm nát với thức ăn cắt nhỏ.

Giai đoạn 5 (18-24 tháng): 

Bé có thể ăn cơm nát với thức ăn thái to. Dần dần chuyển sang cơm khô với thức ăn thái to hoặc nguyên miếng, trái cây cắt miếng to hoặc nguyên quả.

Để theo sát 5 giai đoạn của ăn dặm truyền thống và được tư vấn chuyên sâu bởi giảng viên, ba mẹ tìm hiểu ngay khóa học POH Easy Two: Ăn dặm kiểu EASY nhé!

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Có nên dùng thức ăn xay nhuyễn khi tập cho bé ăn dặm?

 

Một số thực đơn ăn dặm truyền thống bổ dưỡng cho bé

Dưới đây là một số món cháo truyền thống cho bé vừa đơn giản vừa bổ dưỡng. Ba mẹ hãy thử làm xem bé thích món nào nhất nhé.

- Cháo thịt bò nấu khoai tây, bí đỏ và hạt sen: Thịt bò thái nhuyễn xào sơ với mỡ gà. Bí đỏ, hạt sen, khoai tây hấp chín rồi thì xay với thịt bò. Trước khi xay mẹ nhớ cho thêm nước để dễ xay. Đổ ra nồi, trộn cùng cháo đã xay. Đun sôi đến độ đặc vừa phải.

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

- Cháo tôm sú nấu cà rốt, súp lơ xanh: Súp lơ xanh thái phần ngọn để riêng. Phần cọng thì tước vỏ. Cà rốt thái miếng nhỏ (có thể thái dư rồi hấp để lại cho con bốc khi ngồi ăn cùng gia đình). Cà rốt và cọng súp lơ xanh hấp. Đầu bắp súp lơ và tôm cho vào máy xay nhuyễn, xong rồi đổ cà rốt và cọng súp lơ xay chung, đổ ra nồi rồi cho cháo vào xay sơ. Nếu cháo không lấy ra hết máy xay thì đổ xíu nước vào xay thì sẽ đổ được hết cháo ra. Đảo cháo đều, cháo chín nêm thêm ít dầu oliu.

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

- Cháo thịt heo nấu bí đỏ và rau ngót: Thịt heo luộc sơ cho sạch rồi thái miếng. Bí đỏ hấp. Xay thịt heo cùng rau ngót cho nhuyễn nấu trước. Xay bí đỏ hấp cùng cháo rồi đổ vào nồi nấu. Cháo chín thì cho ít dầu oliu lên.

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

- Cháo lòng đỏ trứng nấu bí đỏ, khoai tây: Hấp khoai tây và bí đỏ cho chín rồi xay. Đổ ra rồi xay tiếp cháo, cho vào nấu. Đánh lòng đỏ trứng gà ngoài bát, đổ đều vào nồi, khuấy chín cháo thì cho thêm ít dầu oliu.

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

- Cháo ức gà nấu hạt sen, đậu xanh và bắp: Hạt sen đã lấy tâm, đậu xanh và bắp hấp chín. Ức gà thái mỏng rồi xay nhuyễn nấu trước. Hạt sen, đậu xanh và bắp xay nhuyễn, cháo xay xơ rồi cho vào nấu cùng. Cháo chín cho thêm dầu oliu.

ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CÓ LẠC HẬU NHƯ MẸ NGHĨ?

Như vậy, Ăn dặm truyền thống không hề “lạc hậu” như các mẹ vẫn nghĩ. Ăn dặm truyền thống hoàn toàn có thể là phương pháp ăn dặm vô cùng khoa học và hiệu quả nếu các mẹ biết áp dụng đúng cách. 

Tại khóa học EASY TWO (12-49 tuần): Ăn dặm kiểu EASY, POH sẽ cung cấp chi tiết kiến thức, thực đơn hàng ngày của phương pháp ăn dặm truyền thống giúp bé ăn dặm thành công.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung đơn thuần vào ăn dặm, bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề “Ăn” của con. Bởi vì lịch sinh hoạt (ăn sữa, ăn dặm, ngủ) liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau. Việc kết hợp các bữa sữa và bữa ăn dặm thế nào ? Lịch ăn ngủ của bé thế nào?

Đăng ký ngay https://poh.vn/easy-two để con có lịch sinh hoạt EASY phù hợp - điều kiện căn bản giúp con ăn dặm “thun thút” ba mẹ nhé!

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo