Khi nào trẻ mọc răng: Những chiếc răng sữa đầu tiên của con

đăng bởi Tiên Tiên

Khoảnh khắc những chiếc răng đầu tiên nhú lên sẽ rất thú vị, ba mẹ đừng bỏ lỡ mốc phát triển đáng yêu này của bé nhé. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, mẹ nên và không nên làm gì, ba mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Khi nào trẻ mọc răng?

Thông thường chiếc răng đầu tiên của bé sẽ mọc khi con được 6 đến 10 tháng tuổi.

Nếu phát triển răng sớm, con có thể có răng sữa từ khi được 3 tháng tuổi. Rất hiếm trường hợp nhìn thấy trẻ đã mọc răng ngay khi sinh, và cũng có những trường hợp phải đợi cho tới khi trẻ được một tuổi trở lên mới bắt đầu mọc răng. 

những chiếc răng đầu tiên của bé Phần lớn trẻ em sẽ mọc răng khi được 6 tháng đến 10 tháng tuổi

Khi nào con mọc chiếc răng đầu tiên, mẹ hãy ghi nhớ cột mốc đó bằng cách chụp ảnh và ghi lại ngày tháng để có thể theo dõi sự phát triển của con.

Thực tế răng bắt đầu phát triển ngay từ khi con còn trong bụng mẹ và chồi răng đã được hình thành trong nướu từ lúc đó.

Răng sẽ bắt đầu mọc trong khoảng thời gian vài tháng sau sinh và chúng thường xuất hiện theo thứ tự: đầu tiên là hai răng cửa dưới, tiếp đó là hai răng cửa trên, sau đó là răng ở hai bên hàm.

Mời mẹ tham khảo thêm: Khi nào bé mọc chiếc răng đầu tiên?

Quá trình mọc răng của trẻ

Con có thể mọc từng chiếc răng hoặc một vài chiếc răng cùng lúc. Mới đầu răng có thể không mọc đúng hướng. Nhưng mẹ không cần lo lắng bởi thường sau đó chúng sẽ mọc đúng hướng trở lại.

Những chiếc răng hàm (răng cối) số 2 ở phía trong của cả hàm trên và dưới, thường xuất hiện sau cùng (khi con được khoảng 2 tuổi).

Đến năm 3 tuổi, con đã có thể có một bộ răng sữa đầy đủ gồm 20 chiếc, và tốt nhất là cho đến khi răng vĩnh viễn của con đã sẵn sàng mọc thế chỗ, răng sữa mới bắt đầu rụng (thường là khi con được khoảng 6 tuổi).

Mẹ cần biết các giai đoạn mọc răng của con để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Mời mẹ tham khảo thêm: Quá trình mọc răng của trẻ: Các mốc thời gian mọc răng

Dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu

Một số trẻ mọc răng không có dấu hiệu gì cả, nhưng nhiều bậc phụ huynh cho biết con thường sẽ cảm thấy khó chịu. Dấu hiệu mọc răng thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu, hay quấy khóc
  • Chảy nước dãi khi ngủ (có thể khiến con bị nổi mẩn trên da mặt)
  • Nướu bị sưng, nhạy cảm
  • Hay gặm, cắn 
  • Biếng ăn
  • Khó ngủ
  • Hay xoa mặt và tai

Bé mọc răng sốt, tiêu chảy hoặc sổ mũi?

Một số bậc phụ huynh nói rằng con thường bị sốt, tiêu chảy hoặc sổ mũi ngay trước khi con sắp mọc một chiếc răng mới, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy mọc răng gây ra các triệu chứng này. 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng mặc dù nhiệt độ cơ thể của con có thể tăng nhẹ khi mọc răng, nhưng nếu con bị sốt cao (nhiệt độ trên 38 độ C) và tiêu chảy thì đây không phải là triệu chứng bình thường.

Nếu con bị sốt cùng với các triệu chứng khác như chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc hôn mê, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để tránh xảy ra các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Mời ba mẹ tham khảo thêm:

Dùng ti giả có gây hại đến răng của con không?

Cẩn thận với các loại vòng và dây chuyền dùng cho trẻ khi mọc răng

Bé mọc răng đau phải làm sao?

  • Mẹ có thể cho con một cái gì đó để nhai, như vòng mọc răng loại đặc chuyên dụng hoặc một chiếc khăn mát (mẹ có thể bỏ khăn vào ngăn mát tủ lạnh, không phải tủ đông). Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đặc biệt cảnh báo tới các bậc phụ huynh, tuyệt đối không sử dụng các loại dây chuyền mọc răng vì chúng có thể gây ra nguy hiểm như khiến trẻ bị siết cổ và nghẹt thở.
  • Mẹ cũng có thể dùng một ngón tay đã rửa sạch xoa nhẹ nhàng lên nướu và răng của con để giảm đau tạm thời.
  • Cho con ăn thực phẩm mát nếu con đã đủ tuổi được ăn dặm. Ví dụ, mẹ có thể cho con ăn sữa chua hoặc táo ướp lạnh để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Bẻ nhỏ bánh mì đã được để lạnh thành những miếng nhỏ cho con ăn, hoặc nếu con đã đủ tuổi và cầm được thức ăn, mẹ có thể dùng loại bánh quy không đường dành riêng cho trẻ đang mọc răng để đưa con gặm. Mẹ chỉ cần để mắt đến con thật cẩn thận khi con ăn để tránh bị nghẹn.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm Mẹo làm dịu trẻ đang mọc răng vào ban đêm

Có nên giảm đau mọc răng cho bé bằng thuốc?

Nếu con chưa được 6 tháng tuổi và không có cách nào khác để giúp con bớt đau, bác sĩ có thể đề xuất cho con uống thuốc giảm đau dành cho trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể tham khảo biểu đồ liều lượng acetaminophen và ibuprofen để lựa chọn thuốc phù hợp. Nhưng sẽ chắc chắn hơn nếu hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra liều lượng nên dùng thật chính xác trước khi đưa ra lựa chọn loại thuốc giảm đau nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Những loại thuốc giảm đau không an toàn cho trẻ

Các sản phẩm giảm đau không được kê đơn và các sản phẩm mọc răng sau đây được coi là không an toàn đối với trẻ nhỏ:

  • Aspirin: Đừng cho con uống aspirin và đừng dùng thuốc này để xoa lên nướu giảm đau cho con khi đang mọc răng vì nó có thể dẫn đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa đến tính mạng.
  • Viên nén hoặc gel mọc răng tại nhà: FDA khuyên các bậc cha mẹ không nên sử dụng các sản phẩm này vì chúng có nguy cơ gây nên hiện tượng co giật, các vấn đề về đường hô hấp và có tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nhà nghiên cứu tại FDA đang điều tra những cảnh báo trên, một số nhà sản xuất đã ngừng phân phối chúng ở Hoa Kỳ, nhưng chúng vẫn có sẵn trong một số cửa hàng và trên mạng.
  • Benzocaine: Không sử dụng gel bôi ngoài da hoặc thuốc có chứa benzocaine. FDA cảnh báo rằng sử dụng các sản phẩm mọc răng có chứa benzocaine có thể dẫn đến hiện tượng “methemoglobinemia” - một tình trạng hiếm gặp và đe dọa đến tính mạng khi lượng oxy trong máu giảm xuống đến mức nguy hiểm.

Nguồn: Babycenter 

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo