Làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc? Đây là những giải pháp hiệu quả nhất cho mẹ

đăng bởi Hoài Anh

Đến giờ ngủ mà bé lại quấy khóc không chịu ngủ là “ác mộng” đối với các mẹ nuôi con nhỏ. Việc này không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà bé cũng bỏ lỡ mất giấc ngủ ngon, khiến sinh hoạt trong ngày bị đảo lộn. Vậy mẹ nên làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc? Làm sao để tình trạng này không tái diễn? Ba mẹ hãy tham khảo ngay những giải pháp dưới đây!

Nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ và quấy khóc

Trước khi tìm cách giải quyết, ba mẹ cần hiểu được tại sao các em bé lại hay gặp tình trạng quấy khóc khi đã đến giờ ngủ. Có rất nhiều lý do khiến trẻ khó vào giấc ngủ, những nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: 

  • Trẻ ăn chưa đủ no: Bé có thể quấy khóc và không chịu ngủ vì đói, đây là nguyên nhân thường gặp mà nhiều khi các mẹ lại vô tình bỏ qua. Khi đói bụng, theo bản năng tự nhiên bé sẽ khóc đòi ăn chứ không chịu ngủ.
  • Trẻ bị nóng: Nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn so với người lớn nên trẻ cũng dễ bị nóng hơn. Nếu nhiệt độ phòng không phù hợp bé sẽ khó chịu và không thể ngủ ngon. Mẹ kiểm tra điều này bằng cách sờ vào phần gáy của bé, thấy hầm bí toát mồ hôi tức là bé đang rất nóng.
  • Trẻ bị kích thích quá mức: Trong lúc thức và chơi đùa, bé dễ bị kích thích quá mức bởi các hoạt động dồn dập, nhiều âm thanh hoặc ánh sáng chói. Mẹ sẽ thấy trẻ khó ngủ và quấy khóc hơn bình thường sau khi con được đi chơi, được tiếp xúc với nhiều người ngay trước giờ ngủ.
  • Nhiều tiếng ồn xung quanh: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh như tiếng xe cộ, tiếng nói chuyện hoặc tiếng TV có thể làm bé khó vào giấc ngủ, hoặc đang ngủ thì giật mình quấy khóc.
  • Đầy hơi: Nếu trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ thì có thể con bị đầy hơi, bụng ấm ách làm bé khó chịu và không thả lỏng đi ngủ được.
  • Trẻ bị quá giấc (overtired): Khi bé quá giấc, nghĩa là bé đã vượt qua giai đoạn dễ đi vào giấc ngủ. Nhiều mẹ tưởng con càng mệt thì càng dễ ngủ. Nhưng thực ra khi quá giấc, thần kinh căng thẳng sẽ khiến em bé khóc không chịu ngủ, hoặc chỉ ngủ được một lát dậy khóc tiếp. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ, dù rất mệt và khó chịu nhưng bé không vào giấc được. Vì thế việc nhận biết khi nào con buồn ngủ để đưa bé đi ngủ là vô cùng quan trọng. 

Bé thường quấy khóc, khó chịu khi quá giấc mà không được ngủ

  • Trẻ chưa muốn ngủ: Có những lúc bé sơ sinh không chịu ngủ là do chưa mệt hoặc bé còn đang hứng thú với hoạt động xung quanh. Trường hợp này thường gặp khi bé có lịch sinh hoạt không đều đặn, mẹ tính sai giờ ngủ của con. Hoặc bé quá thích thú nhìn vật này, vật kia không muốn nhắm mắt ngủ. Bé sẽ phản kháng bằng cách khóc giãy lên, dù mẹ có dỗ dành thế nào cũng vô ích.
  • Thói quen hàng ngày: Thói quen hàng ngày của bé cũng ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Nếu bé quen ti để ngủ, ti vặt ngủ vặt lung tung thì mẹ cũng khó mà dỗ bé ngủ theo đúng lịch ngủ. Thường các bé này sẽ chơi đến mệt lả rồi mới lăn ra ngủ. Phần lớn thời gian con sẽ quấy và khóc đòi được ngậm ti mẹ rồi mới ngủ. Việc duy trì một thói quen hàng ngày ổn định, bao gồm các hoạt động vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bé có một giấc ngủ tốt hơn.
  • Trẻ đau ốm, khó chịu: Khi bé bị đau ốm hoặc cảm thấy khó chịu do bệnh lý như cảm lạnh, sốt, hoặc dị ứng, bé sẽ khó chịu nên quấy khóc cả ngày, đồng thời khó đi vào giấc ngủ. Trong trường hợp này, mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của bé và tìm cách làm dịu cơn đau hoặc khó chịu, có thể thông qua việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà như massage nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm.

Bị ốm mệt cũng là nguyên nhân trẻ khó vào giấc ngủ

  • Các nguyên nhân khác: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên giấc ngủ của con sẽ khó hơn người lớn. Đôi khi con cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoặc gặp ác mộng sẽ khóc ré lên và không chịu ngủ lại. Nhiều người cho rằng đó là do trẻ bị ma trêu, nhưng phần lớn lý do là từ tâm sinh lý. Nếu mẹ vẫn lo lắng con khó ngủ do thế lực tâm linh nào đó thì có thể tham khảo các mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc để yên tâm hơn. Những thay đổi về sinh lý như mọc răng, đau bụng, hoặc cảm giác khó chịu cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bé.

Việc hiểu rõ nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ và quấy khóc sẽ giúp mẹ dễ dàng tìm ra giải pháp phù hợp, giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Làm gì khi bé không chịu ngủ và quấy khóc? 

Khi bé đã tỏ ra khó chịu không muốn ngủ tức là con đang cần mẹ xoa dịu hoặc đáp ứng nhu cầu theo cách khác. Vậy mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khóc không chịu ngủ ngay lập tức?

Kiểm tra các nhu cầu cơ bản của trẻ

Trước tiên mẹ hãy kiểm tra xem tã của bé có ướt hoặc bẩn hay không. Bé sẽ không thể ngủ ngon nếu mông bị ướt và khó chịu. Mẹ cũng nên ưu tiên sử dụng loại tã thấm hút tốt và thoáng khí để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt giấc ngủ.

Tiếp theo mẹ kiểm tra xem bé có cần ăn thêm hay không. Vì nếu bé ăn không hiệu quả thì mới tới giờ đi ngủ con đã đói, và bé cần được bú thêm. Sau đó mẹ đừng quên vỗ ợ để tránh tình trạng bé bị đầy hơi khó chịu. 

Hãy chú ý tới các chi tiết nhỏ cho thấy bé đã thực sự buồn ngủ hay chưa. Nếu mẹ có sẵn lịch trình sinh hoạt trong ngày cho bé thì việc này sẽ khá dễ dàng. Nếu mẹ chưa có nếp sinh hoạt cụ thể thì cần dựa vào quan sát các dấu hiệu của trẻ. 

Trường hợp mẹ nhận ra bé chưa muốn ngủ hãy để con thức thêm một lát, hoặc chủ động đưa con vào trình tự đi ngủ với nhiều hoạt động để bé chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ chứ không ép con phải nhắm mắt ngủ ngay.

Tạo môi trường ngủ tối - mát - yên tĩnh

Đưa bé vào phòng tối và yên tĩnh, càng ít người càng tốt để bé có không gian nghỉ ngơi. Môi trường yên tĩnh là yếu tố quan trọng giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Mẹ nên giảm ánh sáng trong phòng bằng cách sử dụng rèm cửa dày, tối màu hoặc đèn ngủ có ánh sáng dịu nhẹ. Đồng thời, giảm bớt tiếng ồn xung quanh bằng cách tắt TV, đóng cửa sổ để tránh tiếng xe cộ hoặc các âm thanh gây nhiễu khác. 

Tạo môi trường tối - mát - yên tĩnh tối ưu cho giấc ngủ của trẻ

Khi em bé ngủ hãy nhờ mọi người giữ yên lặng hoặc di chuyển sang phòng khác. Một không gian yên tĩnh và tối sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Mẹ có thể thử thay đổi tư thế ngủ của bé để tìm ra tư thế bé cảm thấy thoải mái nhất. Đặt bé nằm ngửa là tư thế an toàn nhất theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, nhưng mẹ cũng có thể thử đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp (khi bé đã biết lật) để xem bé thích tư thế nào. Lưu ý cần đảm bảo rằng tư thế ngủ của bé luôn an toàn và không có nguy cơ gây ngạt thở.

Quấn bé

Với các bé dưới 3 tháng tuổi, sử dụng chũn co giãn quấn bé cũng là một cách hiệu quả để trấn an bé và giúp trẻ dễ dàng vào giấc. Được quấn chặt vừa phải sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn và ấm áp, giống như khi bé còn trong bụng mẹ. 

Mẹ nên sử dụng khăn quấn mềm mại và thoáng khí để bé không bị nóng. Khi quấn, mẹ cần chú ý không quấn quá chặt để bé vẫn có thể cử động chân tay một cách thoải mái. 

Sử dụng tiếng ồn trắng hoặc nhạc nhẹ

Sử dụng tiếng ồn trắng (whitenoise) hoặc nhạc nhẹ cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm quấy khóc và giúp bé dễ ngủ. Những kiểu whitenoise hay được các mẹ sử dụng đó là âm thanh liên tục và tiết tấu đều đều, như tiếng máy hút bụi, tiếng quạt, hoặc tiếng mưa rơi, tiếng sóng biển… Âm thanh này có tác dụng giúp bé thư giãn và che đi những tiếng ồn bất chợt xung quanh. 

Hoặc mẹ có thể dùng nhạc nhẹ, những bài nhạc cổ điển hoặc những bài hát ru êm dịu để tạo không gian êm ái cho bé ngủ. Sau khi bé đã vào giấc thì mẹ có thể tắt nhạc hoặc mở nhỏ lại.

Tiếng ồn trắng và nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp bé thư giãn và dễ vào giấc ngủ hơn

Bế ru

Nếu đã thử mọi cách mà bé vẫn chưa chịu ngủ mẹ hãy bế bé và ru con ngủ. Mẹ ôm ấp em bé trong lòng, giữ bé sát gần mình để bé cảm nhận được nhịp tim và hơi ấm của mẹ. Kết hợp với những động tác ru nhẹ nhàng, đung đưa, hoặc hát ru những bài hát quen thuộc để giúp bé dễ dàng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.

>> Tham khảo thêm các mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Giải pháp lâu dài để tránh tình trạng trẻ quấy khóc khó ngủ

Những giải pháp nêu trên hầu hết là những biện pháp “chữa cháy” để con nín khóc và chịu ngủ ngay. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng cần thực hiện những thay đổi để giờ đi ngủ của bé nhẹ nhàng hơn.

Tạo trình tự đi ngủ lặp đi lặp lại

Việc thiết lập một trình tự đi ngủ lặp đi lặp lại hàng ngày giúp bé hình thành nếp sinh hoạt ổn định. Trình tự đi ngủ giống như một tín hiệu cho bé biết sắp đến giờ nghỉ ngơi. Mẹ nên chọn những hoạt động mà cả mẹ và bé đều yêu thích, thực hiện lần lượt vào khoảng 15 phút hoặc 10 phút trước giờ ngủ. 

Khi bé quen với thời gian ngủ này, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và không còn quấy khóc nữa. Mẹ có thể tạo trình tự đi ngủ cho cả giấc ngày và giấc đêm của bé.

>> Xem thêm: Bắt đầu trình tự ngủ đêm cho bé theo EASY

Cho bé sinh hoạt theo nếp cố định 

Lịch sinh hoạt hàng ngày cố định với các hoạt động quen thuộc sẽ giúp bé biết được những gì sẽ xảy ra trong ngày và cảm thấy an tâm hơn. Đây là cách hiệu quả để chấm dứt việc trẻ sơ sinh quấy khóc cả ngày không ngủ.

Mẹ nên ghi chú thời gian cho các hoạt động như ăn uống, chơi và ngủ. Như vậy mẹ cũng dễ dàng theo dõi tổng thời gian thức, tổng thời gian ngủ để biết giờ giấc ngủ của con có hợp lý không.

Bằng cách áp dụng những giải pháp trên, mẹ sẽ giúp bé hình thành thói quen ngủ tốt, từ đó giảm thiểu tình trạng quấy khóc và không chịu ngủ.

Nếu sau khi áp dụng các giải pháp mà tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc không chịu ngủ vẫn chưa được cải thiện, mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia. Tại chương trình POH EASY, mẹ sẽ được hướng dẫn thiết lập nếp sinh hoạt EASY với lịch trình phù hợp với độ tuổi của con. Những giải pháp như tạo trình tự đi ngủ, quấn bé, sử dụng tiếng ồn trắng, ti giả, hỗ trợ con ngủ tại cũi… đều được hướng dẫn cực kỳ chi tiết.

Các giảng viên POH EASY giàu kinh nghiệm, sẽ chỉ ra điểm cần lưu ý để giảm tình trạng trẻ quấy khóc. Các cô giúp mẹ thiết lập cho bé thói quen ngủ tốt ngay từ nhỏ, ăn ngủ theo lịch và có thể tự ngủ. Bé ngủ các giấc ngày đều đặn, đêm ngủ 11-12 tiếng để mẹ có thể nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm. Tham khảo ngay chương trình POH EASY - giúp con ăn no ngủ đủ tại đây!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo