Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều mẹ cần lưu ý gì?

đăng bởi Hoài Anh

Trẻ sơ sinh đột nhiên bú ít ngủ nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con vì bé không nhận đủ năng lượng cần thiết. Đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng tuổi khi nhu cầu năng lượng của bé nhiều hơn so với giai đoạn mới sinh.

Vậy bé 3 tháng bú ít phải làm sao, trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không? Mẹ hãy cùng tìm hiểu với POH trong bài viết này nhé!

Lượng sữa của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là sữa mẹ hoặc sữa công thức được pha đúng tỉ lệ. Ở độ tuổi này thì hệ tiêu hóa cũng như kỹ năng của con đều chưa sẵn sàng với việc ăn dặm, vì thế mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm ở độ tuổi này.

Mẹ đừng lo con thiếu chất, vì sữa mẹ/SCT đã được chứng minh là chứa đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ dưới 6 tháng tuổi. Chỉ cần được bú đủ theo nhu cầu là con cũng sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

Vì sao trẻ 3 tháng bú 60ml 1 lần, nhưng cũng có bé bú gấp đôi, khoảng 120ml/lần, và thậm chí có bé còn ăn nhiều hơn nữa? Đó là vì mỗi bé có nhu cầu về lượng sữa khác nhau, không có con số nào là chính xác tuyệt đối về lượng sữa cho bé 3 tháng tuổi. 

Nhưng mẹ có thể tham khảo khuyến nghị của các chuyên gia sức khỏe trẻ em về lượng sữa cho bé 3 tháng tuổi như sau: Trẻ trong giai đoạn 3 tháng tuổi cần khoảng 90-120ml sữa mỗi cữ ăn, con sẽ ăn cách nhau 3-4 tiếng/lần.

Lượng sữa cho trẻ sơ sinh có thể sẽ khác nhau ở mỗi bé, vì thế muốn biết con ăn đủ no hay không thì mẹ hãy quan sát các dấu hiệu ăn no ở bé. Ví dụ như: Con ngủ ngon, khi thức giấc con tỉnh táo và vui vẻ, con đáp ứng được lịch sinh hoạt EASY phù hợp với lứa tuổi…

Nếu mẹ lo lắng về việc bé 3 tháng lười bú chậm tăng cân thì mẹ có thể thử các cách giúp con ăn hiệu quả hơn như sau:

  • Kiểm tra xem bé đã bú đúng khớp ngậm hay chưa, nếu bé bú sai thì hãy chỉnh sửa lại khớp ngậm đúng cho bé
  • Kiểm tra xem bình sữa, núm bình có thoát hơi tốt hay không, tốc độ chảy có phù hợp với bé không
  • Nếu con bú mẹ trực tiếp thì hãy đảm bảo ngực mẹ luôn đủ sữa cho con bú
  • Vỗ ợ hơi thật kỹ cho bé để tránh tình trạng bé no hơi, no giả, chán ăn
  • Giãn cữ ăn hợp lý cho bé
  • Bé trên 6kg thì mẹ có thể cân nhắc cai ti đêm nếu ban ngày bé ăn không hiệu quả

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Ở mốc 3 tháng tuổi thì con có thể sinh hoạt theo lịch EASY 3.5, hoặc nhiều bé cũng đã có thể lên lịch EASY 4 chuẩn. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi theo từng lịch sinh hoạt như sau:

  Lịch EASY 3.5 Lịch EASY 4
Thời gian ngủ ngày 5,5 - 6 tiếng 4 - 4,5 tiếng
Thời gian ngủ đêm 11,5 - 12,5 tiếng 11,5 - 12 tiếng
Tổng thời gian ngủ trong ngày 17,5 - 18  tiếng 15,5-16 tiếng

Dù con theo lịch nào thì thời gian ngủ đêm của bé cũng dài khoảng 11-12 tiếng, nghĩa là bé ngủ giấc đêm rất dài. Vì thế nhiều bố mẹ lo ngại về vấn đề ăn đêm của con.

Vậy trẻ 3 tháng tuổi bú đêm mấy lần là đủ? Điều này còn phụ thuộc vào đặc điểm thể chất, chất lượng bữa ăn ban ngày và khả năng tự chuyển giấc của bé. Nhiều bé 3 tháng tuổi vẫn cần ăn 1-2 lần/đêm.

Nhưng cũng có rất nhiều trẻ 3 tháng tuổi ngủ suốt đêm không bú, đặc biệt là ở POH EASY. Với những bé có cân nặng trên 6kg, biết tự ngủ, tự chuyển giấc và ban ngày được mẹ cho ăn hiệu quả, ăn no theo hướng dẫn của giảng viên thì con có thể tích trữ năng lượng để ngủ xuyên đêm mà chẳng cần phải dậy ăn lần nào.

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi có thể lên đến 18 tiếng/ngày.

Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không?

Nhu cầu năng lượng của trẻ 3 tháng tuổi cao hơn ở giai đoạn trước rất nhiều, vì thế nếu con đột nhiên bú ít ngủ nhiều thì bố mẹ nào cũng sốt ruột, đứng ngồi không yên. Mẹ hãy tìm hiểu về tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều cùng POH nhé!

Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều vào ban ngày

Thời gian ngủ vào ban ngày của trẻ 3 tháng tuổi là khoảng 4 - 6 tiếng, mỗi cữ ngủ của bé chỉ nên kéo dài khoảng 2 tiếng mà thôi. Sau mỗi nap ngủ ngày, khi tỉnh dậy thì con sẽ được mẹ cho ăn no theo nhu cầu.

Thế nhưng nếu bé 3 tháng bú ít ngủ nhiều bất thường vào ban ngày như: 

- Có biểu hiện của ốm, sốt thì mẹ theo dõi sức khỏe và cần thì cho bé đi khám nhé

- Mới trải qua giai đoạn khủng hoảng thì mẹ không cần lo lắng, con chỉ ngủ bù thêm mà thôi

- Mới đi chơi xa, du lịch, nghỉ lễ về cũng tương tự như vậy

- Còn lại với những bé từ khi sinh ra đến giờ thường xuyên như vậy, bú ít ngủ nhiều ban ngày xong đêm quấy thì mẹ cần chú ý điều chỉnh lại lịch sinh hoạt cho bé.

Vì nếu bé bú ít ngủ nhiều vào ban ngày thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm. Mẹ có thể hiểu đơn giản là tổng thời gian ngủ trong ngày của con như một chiếc đồng hồ cát, nếu ban ngày bé ngủ nhiều quá thì cũng giống đồng hồ cát chảy quá nhiều cát, thời gian ngủ đêm của bé sẽ ngắn lại. Có thể bé còn gặp tình trạng ngủ ngày cày đêm, thức xuyên đêm không ngủ luôn.

Mà giấc ngủ đêm lại rất quan trọng với sự phát triển của bé. POH cũng đã từng nhấn mạnh rất nhiều lần rằng “trẻ sơ sinh lớn lên trong giấc ngủ”, bởi vì não bộ của con tiết ra hormone GH giúp bé phát triển toàn diện khi con ngủ đêm. 

Thời gian ngủ đêm còn là lúc các kết nối thần kinh trong não bộ trẻ không ngừng nhân bản để tăng cường trí thông minh, hệ miễn dịch của bé sản sinh ra các protein chống lại bệnh tật trong khi ngủ đêm…

Đó chính là lý do mẹ nên điều chỉnh lịch sinh hoạt ban ngày của bé để cải thiện tình trạng trẻ bú ít ngủ nhiều và giúp con ngủ đêm tốt hơn.

Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều vào ban đêm

Trẻ 3 tháng ngủ nhiều có sao không? Nếu trẻ ngủ nhiều, bú ít vào ban đêm thì lại là một dấu hiệu tốt đấy mẹ ạ.

Trẻ ngủ đêm càng sâu, ngủ đêm càng nhiều, ăn đêm càng ít thì chất lượng giấc ngủ đêm của bé càng được nâng cao. Con sẽ nhận được những lợi ích cực kỳ to lớn mà giấc ngủ đêm mang lại.

Đầu tiên phải kể đến là bé sẽ nhanh lớn vì nhận được nhiều hormone tăng trưởng, con sẽ khỏe mạnh vì hệ miễn dịch có thời gian để sản sinh ra nhiều kháng thể. Tâm trạng và cảm xúc của bé cũng sẽ ổn định và vui vẻ không còn căng thẳng hay stress vì thiếu ngủ nữa.

Nhờ con ngủ đêm ngon giấc mà bố mẹ cũng sẽ được nghỉ ngơi trọn vẹn mỗi đêm, không còn phải lục đục dậy cho con ăn rồi dỗ con cả đêm nữa. Mẹ có thời gian hồi phục sức khỏe sau sinh, còn bố cũng có thời gian nghỉ ngơi để sáng hôm sau đi làm hiệu quả.

Nhưng để cải thiện tình trạng trẻ bú ít, ngủ nhiều vào ban ngày, chuyển thành bú ít, ngủ nhiều vào ban đêm và tiến tới ngủ xuyên đêm thì mẹ cần phải làm rất nhiều việc. Ví dụ như: Cho con ăn hiệu quả, giãn cữ ăn để bé vào nếp EASY, chỉnh sửa catnap, thiết lập trình tự ngủ và tập tự ngủ cho bé…

Nếu mẹ chưa biết phải bắt đầu từ đâu thì hãy để POH EASY (0-1 tuổi) giúp mẹ nhé!

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo