MỤC LỤC
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay cáu gắt trước giờ đi ngủ (gắt ngủ)
Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả
Một trong những điều khiến các mẹ sợ nhất khi nuôi con nhỏ đó là đến giấc mà bé cứ trằn trọc không ngủ được, hay còn gọi là gắt ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của con mà còn khiến cả gia đình lo lắng. Vậy làm sao để dỗ con khi bé thường xuyên quấy khóc trước giờ đi ngủ? Hãy cùng POH khám phá những cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả và mẹo hữu ích giúp giảm tình trạng gắt ngủ sau đây!
Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh
Gắt ngủ là hiện tượng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc và không chịu ngủ dù đang rất mệt mỏi và buồn ngủ. Đây là một hiện tượng thường gặp khi có các yếu tố tác động khiến trẻ khó vào giấc ngủ. Đôi khi cho con quá mệt, đầy hơi, đau ốm. Đôi khi con gắt do đang ngủ thì bị đánh thức.
Gắt ngủ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong những tháng đầu sau sinh, khi hệ thần kinh của con chưa phát triển hoàn thiện. Lúc này, trẻ thường có giấc ngủ ngắn, không sâu giấc và dễ bị đánh thức giấc bởi những yếu tố ngoại cảnh như âm thanh, ánh sáng hoặc sự thay đổi trong môi trường xung quanh.
Biểu hiện trẻ sơ sinh gắt ngủ có thể kể tới:
- Trẻ khóc dai dẳng, không rõ nguyên nhân và khó dỗ ngay khi mẹ muốn cho con đi ngủ.
- Con cáu kỉnh, quấy và tỏ ra khó chịu khi không ngủ được
- Trẻ dụi mắt, kéo tai… và có những dấu hiệu mệt mỏi và buồn ngủ nhưng con khó nằm yên để vào giấc
- Trẻ sơ sinh khó ngủ, trằn trọc, lăn lộn trên giường hoặc trong nôi, không chịu nằm yên để ngủ
- Khi trẻ gắt ngủ, nhịp thở của trẻ trở nên nhanh và gấp hơn, do cảm giác căng thẳng và khó chịu
- Con không chịu ngậm ti mẹ
Trẻ sơ sinh gắt ngủ về đêm khiến ba mẹ mệt mỏi
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay cáu gắt trước giờ đi ngủ (gắt ngủ)
Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường ngắn và không sâu, trẻ lại nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài. Giai đoạn đầu đời con cũng chỉ thức được trong khoảng thời gian khá ngắn. Điều này khiến trẻ dễ gặp hiện tượng gắt ngủ do quá mệt, ngủ không đủ hoặc đang ngủ thì bị tỉnh giấc. Nhiều mẹ còn cho rằng trẻ khó ngủ do thiếu chất gì đó.
Để ba mẹ hiểu được tình trạng này là do đâu, POH sẽ đưa ra một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng gắt ngủ ở trẻ sơ sinh:
- Quá buồn ngủ: Khi trẻ quá mệt và buồn ngủ nhưng không được dỗ đi ngủ, trẻ sẽ rất khó chịu và gắt gỏng. Mẹ cần chú ý nhận ra tín hiệu buồn ngủ của bé để đưa bé đi ngủ đúng lúc.
- Bị kích thích nhiều trước khi ngủ: Trẻ cần một môi trường yên tĩnh và tối để ngủ, nhưng trước đó mẹ cũng cần cho bé giảm dần những kích thích từ bên ngoài. Việc cười đùa, vui chơi quá mức, mở nhạc lớn, ánh sáng nhấp nháy sẽ khiến trẻ bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ dẫn tới gắt ngủ.
- Không ngủ đủ giấc: Khi đang ngủ mà bị đánh thức trước khi ngủ đủ giấc, trẻ thường sẽ khóc lớn và tỏ ra khó chịu. Lúc này mẹ có dỗ bé ngủ lại thì con cũng sẽ gắt ngủ và khó trở lại giấc.
- Trẻ vào giai đoạn phát triển đặc biệt: Trong suốt những năm đầu đời, trẻ sẽ trải qua những thời điểm khó chịu và gắt ngủ nhiều hơn, thường là vào các giai đoạn phát triển nhanh hoặc khủng hoảng ngủ, khủng hoảng xa cách.
- Tính cách của trẻ: Có những em bé sinh ra đã dễ ăn, dễ ngủ, ngược lại có những bé rất nhạy cảm với các kích thích môi trường và ánh sáng. Những giờ cáu gắt của trẻ sơ sinh (witch-hour) cũng liên quan đến thói quen và tính cách của trẻ.
- Không có lịch trình sinh hoạt cụ thể: Thiếu lịch trình cụ thể khiến ba mẹ khó nhận biết được thời điểm ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý cho trẻ nhỏ. Việc áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh như EASY và thiết lập một trình tự đi ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận biết giờ ngủ và vào giấc dễ dàng hơn.
- Các vấn đề sức khỏe: Khi bé bị bệnh hoặc cơ thể khó chịu, đầy hơi, chướng bụng… thì chắc chắn giấc ngủ của con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều bé sẽ cảm thấy khó ngủ nếu không được mẹ ôm ấp, vỗ về, nhất là khi cảm thấy không thoải mái.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh gắt ngủ, trằn trọc khó ngủ
Bên cạnh những nguyên nhân trên, câu hỏi được rất nhiều ba mẹ quan tâm đó là trẻ sơ sinh hay cáu gắt thiếu chất gì? Một số quan điểm cho rằng bé gắt ngủ vì thiếu vitamin D dẫn đến tình trạng thiếu canxi, khiến bé gắt ngủ, khó ngủ, đổ mồ hôi trộm và khóc đêm. Tuy nhiên những biển hiện trên là chưa đủ để kết luận bé bị thiếu vitamin hay canxi. Muốn biết chính xác cần có sự kiểm tra và khẳng định từ bác sĩ mới có thể biết bé bị thiếu chất gì hay không.
>> Xem thêm: Trẻ mấy tháng hết gắt ngủ?
Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả
Để trẻ sơ sinh dễ dàng vào giấc ngủ, việc tạo ra một môi trường ngủ lý tưởng là rất quan trọng. Phòng ngủ của con cần phải yên tĩnh, tối và mát mẻ. Khi bé trằn trọc khó ngủ, căng thẳng và quấy khóc, mẹ hãy đưa bé vào môi trường tĩnh, cố gắng giảm thiểu ánh sáng và tiếng ồn để giảm tối đa kích thích.
Trẻ gắt ngủ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn chung là con thấy mệt, khó chịu hoặc bực bội. Cách dỗ trẻ sơ sinh khi gắt ngủ lúc này là cha mẹ ôm trẻ vào lòng, vuốt ve, vỗ về để giảm bớt sự khó chịu ở trẻ. Sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng hoặc tiếng ồn trắng có âm tiết đều đều để con tỉnh lại cũng là một mẹo chữa tật gắt ngủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Những âm thanh dạng này có tác dụng giúp trẻ cảm thấy thư giãn và dễ chịu hơn.
Ôm ấp, vỗ về và sử dụng âm thanh đều đều là các cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ hiệu quả
Áp dụng trình tự đi ngủ 4S hoặc 5S tùy theo độ tuổi cũng là giải pháp thích hợp trong tình huống này. Mẹ hãy ôm bé vào lòng và sử dụng phương pháp wind-down bế ẵm, đong đưa nhẹ nhàng. Việc được ôm ấp không chỉ giúp bé cảm thấy an toàn mà còn tạo ra cảm giác gần gũi và yêu thương từ cha mẹ. Đong đưa nhẹ nhàng cũng giúp bé thư giãn, nín khóc và dần dần vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Cách phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh gắt ngủ
Việc dỗ dành con ngủ lại khi gắt ngủ sẽ tốn nhiều thời gian và nước mắt của bé. Để hạn chế tình trạng bé khó vào giấc ngủ, gắt ngủ, mẹ nên chú ý tạo điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của con để tránh việc bé quấy khóc. Dưới đây là một số gợi ý để tránh gắt ngủ ở trẻ sơ sinh.
- Thiết lập một thói quen hay trình tự nhất định để giúp bé nhận biết rằng đã đến giờ đi ngủ. Một số hoạt động trong trình tự này có thể bao gồm tắm nước ấm, mát-xa nhẹ nhàng, mặc quấn, nghe nhạc, đọc truyện, hát ru… Mẹ có thể không làm tất cả, hãy chọn những hoạt động phù hợp với hai mẹ con.
- Khi thấy các dấu hiệu buồn ngủ như mắt lờ đờ, ngáp, không chịu chơi, ba mẹ nên cho bé đi ngủ ngay lập tức để tránh tình trạng gắt ngủ. Cho trẻ ngủ sớm hơn bình thường cũng giúp cơ thể trẻ tiết ra hormone điều chỉnh chu kỳ ngủ. Hạn chế những hoạt động kích thích mạnh như cười đùa, chạy nhảy hoặc tiếng ồn lớn, trước giờ đi ngủ để bé không bị kích thích quá mức. Đảm bảo môi trường yên tĩnh và dịu nhẹ để bé dễ dàng vào giấc ngủ.
- Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày nhiều hơn sẽ giúp trẻ thiết lập nhịp sinh học ngày đêm. Buổi sáng, trẻ được phơi nắng vào buổi sáng thì ban đêm cơ thể sẽ sản xuất hormone melatonin vào đúng thời điểm, hỗ trợ chu kỳ giấc ngủ sinh học của trẻ.
Nếu đã áp dụng các mẹo chữa gắt ngủ trên mà tình trạng quấy khóc, khó ngủ của trẻ không cải thiện, hoặc nhận thấy bé ngủ quá ít so với lứa tuổi, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp hơn.
Ngoài ra, có một cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ được nhiều mẹ áp dụng đó là thiết lập nếp sinh hoạt đều đặn cho trẻ. Một lịch trình sinh hoạt cụ thể với thời gian thức - ngủ phù hợp sẽ giúp bé dễ vào giấc ngủ hơn, tránh tình trạng trẻ sơ sinh gắt ngủ về đêm. Bản thân mẹ cũng nhận biết được đâu là thời điểm thích hợp để cho con đi ngủ, tránh tình trạng con bị quá mệt.
Muốn áp lịch cho con mượt mà, mẹ có thể tham khảo khóa tư vấn 1-1 POH EASY nhé. Khi tham gia khóa học ba mẹ sẽ được:
- Cung cấp cho mẹ kiến thức EASY - Tự ngủ chính xác và khoa học
- Hướng dãn từng bước để mẹ làm theo
- Hỏi - đáp cùng chuyên viên tư vấn
Mỗi em bé là một tính cách, đặc điểm riêng. Nên khi áp dụng các lý thuyết EASY cho từng bé, mẹ cần chú ý các biểu hiện của bé, điều chỉnh theo gợi ý từ các giảng viên thực hành của POH EASY để áp dụng EASY & Tự ngủ hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của con.
Áp dụng EASY thành công, giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng/ đêm với POH EASY ngay hôm nay!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo