Những nguy hiểm tiềm ẩn khi trẻ sơ sinh hay nằm nghiêng đầu một bên

đăng bởi Nguyễn Khải

Các mẹ đều biết, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Và có một sự thật thú vị là, hầu như các em bé đều thích nằm nghiêng đầu về một bên. Thói quen này tưởng chừng như vô hại, nhưng ảnh hưởng không nhỏ để ngoại hình và sức khỏe của trẻ. 

 

 

Vì sao trẻ sơ sinh hay nằm nghiêng đầu một bên?

Thật khó để hiểu được hết những “tâm sự mỏng” của bé, nhưng theo các chuyên gia bé hay nằm nghiêng đầu một bên có thể do những nguyên nhân sau: 

  • Khả năng nhìn của bé chưa phát triển hoàn chỉnh: Trong những tháng đầu đời, bé thường không thể nhìn rõ những vật ở quá xa, vì vậy theo phản xạ tự nhiên, bé sẽ có xu hướng nằm nghiêng đầu về phía có ánh sáng rực rỡ hơn như cửa sổ, phía ánh mặt trời hoặc ánh đèn điện…

Bé nằm ngủ nghiêng đầu một bên có sao không?

Con nằm ngủ nghiêng đầu sang một bên có sao không?

  • Phản xạ hướng về phía người mẹ: Với trẻ sơ sinh thì mẹ là cả thế giới của bé, ngay cả khi bé không mở mắt thì trong vô thức bé vẫn luôn quay đầu về phía mẹ. Nếu mẹ thường xuyên nằm một phía của bé thì đầu của bé sẽ có xu hướng lệch về phía đó. 
  • Xương cổ bé còn yếu: Trẻ sơ sinh có hệ xương và cơ còn yếu và non nớt, vì vậy bé không thể tự xoay đầu hay cất cao cổ. Nếu cha mẹ không xoay đầu cho bé thì bé sẽ nằm với tư thế nghiêng về một bên. 

 

 

Khi nào mẹ không cần lo lắng vì bé nằm nghiêng đầu một bên?

Thực tế, hầu như trẻ sơ sinh nào cũng nằm nghiêng đầu cả khi thức hay ngủ, nếu bé không thường xuyên chỉ nghiêng về bên trái hoặc bên phải quá lâu thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có một số lợi ích nhất định:

  • Thông thường trẻ sơ sinh ngủ, nằm nghiêng đầu sang một bên là một phản xạ khiến con cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ, giống như tay thuận của người lớn vậy. Con cũng có thể thuận một bên đầu nên cảm thấy dễ chịu với tư thế này hơn.
  • Hỗ trợ bé hô hấp được thuận lợi hơn, giảm hiện tượng ngủ ngáy.

Mẹ cần cẩn trọng với những nguy cơ tiềm ẩn

Khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên quá lâu ngoài những biểu hiện thường gặp như tê tay, mỏi vai, đau cổ, khó cựa quậy, thì sẽ hình thành thói quen khiến bé gặp phải một số vấn đề bất lợi cho sự phát triển cũng như đe dọa sức khỏe của bé: 

  • Hội chứng đầu bẹt: Trong giai đoạn sơ sinh, xương sọ của bé khá mềm, thóp chưa đóng lại, nếu bé nằm nghiêng một bên quá lâu, áp lực sẽ tích tụ vào 1 bên hộp sọ, khiến đầu bé bị bẹt. Nếu không được can thiệp kịp thời hội chứng đầu bẹt có thể làm hạn chế khả năng mở rộng của não bộ khiến trí lực của bé kém phát triển. 
  • Tật vẹo cổ: Tật này hình thành do sự rút ngắn cơ kết nối đầu với xương cổ. Cơ này thường bị ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ chỉ nằm nghiêng về một phía trong thời gian dài. Trẻ bị tật vẹo cổ sẽ có khuynh hướng nghiêng cổ về 1 bên và xoay mặt về bên đối diện. 

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bất thường tại vùng cơ cổ, xơ hóa cơ ức đòn chũm, tư thế trong bào thai, hoặc do cách chăm sóc của người nhà khiến đầu trẻ chỉ có thể quay về một phía, không thể quay sang phía còn lại.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý một số dấu hiệu của tật vẹo cổ ở trẻ:

  • Trẻ chỉ thích bú một bên và tỏ ra khó chịu, quấy khóc khi phải bú bên còn lại.
  • Trẻ thường nằm nghiêng đầu sang một bên. Ví dụ, nếu trẻ bị vẹo cổ bên phải thì đầu sẽ nghiêng sang bên trái và ngược lại.
  • Mẹ có thể sờ thấy một khối bất thường ở cổ trẻ nếu có hiện tượng u cơ ức đòn chũm.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ nên đưa bé đi khám sớm để được điều trị kịp thời. 

Bé 4-5 tháng bị nghiêng đầu cổ sữa được không? 

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố được POH tham khảo, tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 0-6 tháng tuổi, là bệnh lý lành tính và có thể được điều trị dứt điểm nếu được chẩn đoán và can thiệp sớm. Tuy nhiên, trẻ có thể cần phải phẫu thuật nếu phát hiện muộn. 

Trẻ nằm nghiêng đầu một bên có thể ảnh hưởng đến xương cổ và xương sọ

Bé nằm nghiêng đầu một bên có thể ảnh hưởng đến xương cổ và xương sọ

Làm thế nào để khắc phục tình trạng bé nằm nghiêng đầu một bên?

Để hạn chế tình trạng bé nằm nghiêng một bên đầu, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Lúc bé thức, ba mẹ nên giúp bé tập phản xạ quay đầu về hướng ngược lại như chơi xúc xắc, treo nôi... Về điều này bố mẹ nên tham gia khóa học giúp bé phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện như POH Acti (0-12 tháng)
  • Ba mẹ ngồi ở phía ngược lại để nói chuyện khi bé thức
  • Hạn chế vật dụng, đồ chơi không cần thiết xung quanh không gian nằm của bé. Gối ôm, thú nhồi bông… có thể khiến bé có xu hướng nghiêng qua một bên để quan sát được rõ hơn. 

 

 

  • Không ủ bé quá kỹ. Việc quấn hoặc ủ quá chặt sẽ biến cơ thể bé thành một bề mặt hình trụ tròn dễ dàng nghiêng qua một bên. 
  • Mẹ cần chủ động xoay đầu bé mỗi đêm để điều chỉnh cơ và xương của bé. Nếu đêm hôm trước con nằm nghiêng đầu sang trái thì hôm sau mẹ hãy chỉnh cho con nằm nghiêng đầu sang phải để cân bằng. 
  • Khi trẻ đã biết lẫy, mẹ nên hạn chế cho bé nằm nghiêng nếu không có người lớn bên cạnh. 

Mỗi người lớn đều có thể chủ động tìm cho mình một tư thế nằm mang lại cảm giác thoải mái và giấc ngủ ngon nhất. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thì khác, con còn quá non nớt với hệ cơ và xương yếu mềm, nên chưa thể tự lựa chọn tư thế cho mình. 

Mặc dù, trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu sang một bên là hiện tượng thường gặp, không quá nguy hiểm nếu bố mẹ thường xuyên theo dõi. Nhưng bố mẹ cần giúp con điều chỉnh, thay đổi tư thế nằm phù hợp để con luôn được an toàn và phát triển tốt nhất. Nếu cảm thấy không yên tâm hoặc có vấn đề bất thường, ba mẹ có thể đưa con đi khám để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra để giúp con phát triển cứng cáp và toàn diện trên 7 lĩnh vực, ba mẹ đăng ký ngay POH Acti (0-3 tuổi) nhé!

POH xin gửi đến ba mẹ video hướng dẫn: 

Những nguy hiểm tiềm ẩn khi bé nằm nghiêng đầu một bên

 

Bên cạnh đó để tìm hiểu về phương pháp EASY giúp con ngoan, mẹ nhàn, mẹ tham khảo ngay tại bài viết Phương pháp EASY cho mẹ mới bắt đầu nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo