Bẹp đầu ở trẻ sơ sinh, hội chứng bẹp đầu (hay còn có tên gọi khác là đầu phẳng) là hiện tượng xảy ra khi đầu của em bé có dáng thon, dẹt hoặc méo so với dạng cầu bình thường.
Bé bị bẹp đầu cá trê hay còn gọi là Hội chứng đầu bẹt thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh trong 4 tháng đầu đời, khiến cho đầu của trẻ trở nên méo mó và không cân xứng.
Hình ảnh đầu trẻ sơ sinh bị móp méo không cân xứng
Trong một năm đầu đời, bộ não của em bé sẽ phát triển rất nhanh. Nếu trẻ bị hiện tượng đầu bẹt thì em bé sẽ gặp vấn đề với xương đầu – cổ (nơi nâng đỡ và điều khiển cử động của đầu) và vấn đề giảm không gian nơi mà não bộ lẽ ra có thể phát triển lớn hơn.
Không phải tất cả, nhưng nghiên cứu đã cho thấy một số trẻ trong số đó sẽ phải chịu hậu quả như chậm phát triển khả năng ngôn ngữ, sự tập trung, khả năng chú ý hoặc bị rối loạn giác quan.
Đối với trẻ sơ sinh, tummy time chính là hoạt động nhằm luyện tập cơ đầu – cổ – vai để em bé giữ được đầu một cách an toàn và phát triển các dạng vận động khác.
Mời bố mẹ tham khảo thêm những bài tập giúp bé có những giờ tummy time vui vẻ và ngăn ngừa “bé bị bẹp đầu cá trê” trong chương trình POH Acti (0-12 tháng): Phát triển vận động, giác quan và ngôn ngữ cho con yêu nhé!
>> Đầu trẻ sơ sinh bị lệch thì có bị làm sao không?
Có hai loại bẹp đầu là bẹp đầu bẩm sinh và bẹp đầu do tư thế. Bẹp đầu bẩm sinh được cho là xuất hiện từ thời kỳ bào thai và cũng có thể là do di truyền. Còn đối với bẹp đầu do tư thế, có một vài nguyên nhân dẫn đến bẹp đầu ở trẻ sơ sinh:
1.Tư thế ngủ của trẻ
Ví dụ, ngày nào bố mẹ cũng cho trẻ ngủ cùng một tư thế (chỉ nằm ngửa, chỉ nằm nghiêng sang bên trái hoặc chỉ nằm nghiêng bên phải). Việc này có thể tạo áp lực lên một vị trí nhất định của hộp sọ, khiến vùng này dẹt xuống.
Trẻ chỉ nằm ngửa nhiều có nguy cơ bẹp đầu phía sau
Trẻ sẽ có nguy cơ bị bẹp đầu do tư thế cao nhất trong 4 tháng đầu đời, vì đây là giai đoạn trẻ chưa có khả năng tự nghiêng mình và đổi tư thế.
2. Trẻ sinh đôi
Khi trong bụng mẹ thì các thai nhi thường có sự phân chia chỗ nằm của mình. Khi hai trẻ càng lớn, bụng mẹ sẽ trở nên càng chật hẹp. Trong quá trình di chuyển xoay trở vị trí, đầu của các con có thể vô tình chạm vào nhau thì sẽ khiến nguy cơ con bị méo đầu cao hơn.
3.Trẻ sinh non
Hầu hết những trẻ sinh non, thiếu tháng sẽ có nguy cơ bị bẹp đầu cao hơn. Trẻ sinh non không chỉ có xương yếu và mềm hơn so với các bạn sinh đủ tháng, mà còn phải dành nhiều thời gian nằm viện hơn. Do đó con chỉ được nằm ở một tư thế nên dễ bị bẹp đầu.
4.Trẻ bẹp đầu do lực đẩy khi mẹ sinh thường
Trong quá trình mẹ rặn đẻ, phần đầu của con sẽ tự điều chỉnh sao cho mềm đi. Điều này giúp thích nghi với quá trình rặn đẻ của tử cung. Nhờ đó mà con chui ra dễ dàng hơn.
Nếu mẹ sinh thường phải rặn quá nhiều và quá lâu cũng dễ khiến đầu bé bị dài hoặc móp sang một bên nào đó.
Trong trường hợp khi sinh mẹ rặn quá nhiều và lâu thì đầu của trẻ sẽ dễ bị méo hoặc bị dài ra.
5. Lượng nước ối cũng ảnh hưởng đến việc em bé bị méo đầu
Bọc nước ối giúp cho thai nhi được bảo vệ khỏi những nguy hiểm bên ngoài bụng mẹ. Đồng thời khi mẹ bước vào thời điểm sinh bé, nước ối có tác dụng giảm thiểu lực tác dụng lên đầu bé. Nhờ vậy đầu bé được chui ra an toàn và nguyên vẹn.
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo