Đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Lời khuyên từ chính phủ Anh, Úc

đăng bởi Tiên Tiên

Khoảng 3500 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm ở Mỹ có liên quan đến giấc ngủ, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS - Sudden infant death syndrome). 

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS) là gì? 

Đây là hiện tượng trẻ sơ sinh đang khoẻ mạnh đi ngủ và không dậy nữa. Bé tử vong trong khi ngủ mà không có một nguyên nhân hay có bệnh lý biểu hiện nào.

Điều làm SIDS trở thành nỗi ám ảnh của cha mẹ đó là SIDS không có một nguyên nhân hay bệnh lý rõ ràng nào gây ra.  Các biện pháp phòng tránh trở nên rất mơ hồ và bao quát trên một diện rộng môi trường sinh hoạt và môi trường ngủ của bé.

Các nghiên cứu từ các cuộc phẫu thuật tử thi của các ca SIDS cho thấy phần nhiều các bé có dị tật ở não liên quan đến điều chỉnh hoạt động thở đều đặn và thức tỉnh sau giấc ngủ, bé sinh non, bé trải qua thai kỳ với mẹ bị tiểu đường, mẹ hút thuốc khi mang thai, mẹ mang thai khi quá trẻ (dưới 20 tuổi), bé sinh nhẹ cân, bé bị viêm đường hô hấp, bé ngủ chung giường với người lớn hoặc được nằm trên giường ngủ quá mềm hoặc có chăn gối, bé bị ủ quá nóng dẫn đến rối loạn nhịp tim và nhịp thở; và/hoặc trẻ sống trong môi trường có người hút thuốc lá.

Dưới đây là một số điều kiện về an toàn ngủ giúp phòng tránh đột tử trẻ sơ sinh ba mẹ cần hết sức lưu ý cho con mình:

Đặt trẻ nằm ngửa, trong nôi hoặc cũi riêng trong 6 tháng đầu

Tư thế nằm ngửa không làm tăng nguy cơ nghẹt thở ở trẻ sơ sinh, ngay cả những trẻ bị trào ngược dạ dày, thực quản.

Trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân có mối liên hệ với SIDS cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Vậy nên trẻ sinh non cần đặt nằm ngửa càng sớm càng tốt. 

Trẻ sơ sinh trong lúc ngủ không tránh khỏi lẫy, lật. Nếu đệm quá mềm, lún sẽ cản trở quá trình lẫy sấp của con. Do cổ chưa cứng cáp nên con gặp khó khăn trong lúc ngóc đầu dậy. Con dễ úp mặt xuống và dễ bị ngạt. Tương tự với chăn, gối, thú nhồi bông… trong lúc ngủ dễ trùm lên mặt mà trong lúc ngủ say con không phản xạ thoát ra.

 Hạn chế các vật có nguy cơ gây nghẹt thở

Ngoài ra, nhiều mẹ có thói quen sử dụng màn chụp, đây cũng được coi là một nguy cơ. Vì trong lúc ngủ con có thể đè vào khiến màn cụp lại, gãy nan… trùm lên mặt nên mẹ hết sức lưu ý nhé. Nếu nằm cũi mẹ nên sử dụng màn cũi phủ trùm ra ngoài cũi. 

Các bé sơ sinh khi ngủ có xu hướng đạp chân vào đệm để đẩy người lên. Nếu để bé nằm ở trên sát thành cũi hoặc ở giữa cũi thì bé dễ bị cộc đầu khi đang ngủ. Vì vậy ba mẹ lưu ý nên đặt bé sao cho chân con có thể chạm nhẹ vào phần dưới cùng của cũi nhé.

Ti giả giúp đường thở của con luôn mở, do đó tránh tỷ lệ tử vong do SIDS. Tuy nhiên ba mẹ lưu ý: Không nên sử dụng núm vú giả gắn vào quần áo trẻ sơ sinh, đặc biệt lúc ngủ, không bao giờ được sử dụng bất kì loại dây gì đi kèm với ti giả của bé do có nguy cơ bị siết cổ.

 Có thể cân nhắc mút ti giả khi ngủ

Điều này giúp oxy trong phòng luân chuyển liên tục, đặc biệt là nơi bé nằm. 

Bật quạt để tạo không khí luân chuyển

Điều này giúp oxy trong phòng luân chuyển liên tục, đặc biệt là nơi bé nằm.

Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong

Trước kia mật ong thường được sử dụng để rơ lưỡi, làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh. Nhưng thực tế việc làm này không hề khoa học. Mật ong là một trong những thực phẩm trẻ sơ sinh không nên sử dụng trong năm đầu đời. Bởi ngộ độc mật ong cũng như vi khuẩn có trong loại thực phẩm này có liên hệ chặt chẽ đến rủi ro SIDS.

Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Bằng chứng gần đây cho thấy tiêm chủng có thể có tác dụng bảo vệ chống lại SIDS, giúp giảm nguy cơ SIDS đến 50%.

Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời

Nuôi con bằng sữa mẹ có liên quan đến việc giảm nguy cơ SIDS. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ giúp bảo vệ con khỏi SIDS tốt hơn không cho con bú.

Không hút thuốc lá xung quanh môi trường của bé

Các bé sống hút thuốc thụ động bị tiếp xúc tàn dư thuốc lá trên tay, quần áo người hút và thảm. Đồ đạc nơi đã có người hút thuốc sẽ dễ bị viêm phế quản, viêm phổi và các vấn đề hô hấp khác. Điều này khiến Nguy cơ SIDS đặc biệt cao khi trẻ sơ sinh nằm chung giường với người hút thuốc, ngay cả khi nằm chung với người lớn có hút thuốc nhưng không hút thuốc trên giường. 

Tránh ngủ chung với trẻ trên mặt phẳng quá mềm

Ghế và ghế bành là nơi cực kỳ nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Ngủ trên ghế dài khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong cao hơn bao gồm SIDS do mắc kẹt giữa 2 chiếc nệm hoặc lớp phủ ghế.

Đồng thời nhiều bằng chứng cho thấy ngủ trong phòng của cha mẹ nhưng trên một bề mặt riêng biệt làm giảm nguy cơ SIDS tới 50%. Chính vì vậy, chính phủ Anh, Mỹ, Úc khuyến cáo trẻ sơ sinh nên ngủ trong cũi riêng, đặt gần giường của bố mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

Tránh ủ cho trẻ quá nóng

Trẻ sơ sinh thường lớn rất nhanh nên tốc độ trao đổi chất lớn, con tỏa nhiệt và nóng hơn so với người lớn nghĩ rất nhiều. Đó là lý do chúng ta thường thấy con ngủ thường đạp chăn ra ngoài, đổ mồ hôi trộm… Tuy nhiên, ở Việt Nam trẻ sơ sinh thường bị ủ quá nóng. Người lớn luôn lo sợ trẻ bị cảm lạnh nhưng thực tế trẻ sơ sinh bị nóng nguy hiểm hơn lạnh rất nhiều lần. 

Tổ chức y tế của Anh khuyến cáo nhiệt độ phòng an toàn cho bé là 16-20 độ. Ở Mỹ là 18-20 độ và tại Úc khuyến cáo ba mẹ tránh tối đa việc ủ quá ấm ở trẻ.

Ba mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ

Nói chung, trẻ sơ sinh nên mặc quần áo phù hợp với môi trường, không quá 1 lớp so với người lớn mặc để thoải mái với môi trường đó. 

Tránh đội mũ cho trẻ khi ngủ

Trẻ sơ sinh thoát nhiệt bằng đầu. Khi ủ quá nóng đường thoát nhiệt bị cản trở. Trẻ có xu hướng tim đập nhanh, rối loạn nhịp thở… hậu quả có thể bị ngạt thở. Tránh đội mũ và che đầu cho trẻ có thể giảm rủi ro SIDS đến 25%. 

Cha mẹ và người chăm sóc nên đánh giá trẻ sơ sinh về các dấu hiệu quá nóng, chẳng hạn như đổ mồ hôi trộm. (Mồ hôi trộm không phải do thiếu canxi hay vitamin D mà là do trẻ sơ sinh bị nóng).

Ở VN chúng ta không có thống kê về số trẻ mất hàng năm do hội chứng đột tử. Nhưng chắc chắn con số này không ít. Vì rất nhiều bé ngủ trong môi trường không đảm bảo an toàn ngủ, ngủ chung giường với bố mẹ...

Vụ việc về mẹ do mệt quá đè tay lên mũi con trong lúc ngủ khiến con tử vong là một hồi chuông cảnh bảo cho các ba mẹ.

Con số thống kê hằng năm ở Mỹ là con số đáng báo động vì SIDS là một trong những rủi ro luôn luôn thường trực, xảy ra không hề báo trước.

Nên dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.

Trong khóa học POH EASY, đảm bảo an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh là yếu tố bắt buộc ba mẹ phải tuân theo trước khi hướng dẫn bé tự ngủ.

Các kiến thức về an toàn ngủ được chúng tôi trình bày rất chi tiết và luôn nằm ở đầu tiên trong phần “GIẤC NGỦ CỦA CON” của khóa học. Trong tất cả các phương pháp tự ngủ mà khóa học POH EASY giới thiệu, POH liên tục nhắc lại ba mẹ cần đảm bảo an toàn ngủ cho con.

Trong quá trình tư vấn chuyên sâu từ đội ngũ giảng viên, các giảng viên luôn yêu cầu chụp môi trường ngủ của con. Đội ngũ tư vấn sẽ xem môi trường ngủ đã đảm bảo an toàn hay chưa. Và đưa ra các hướng dẫn phù hợp với điều kiện gia đình bạn.

ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: Dù bạn nuôi con theo cách gì, thì đảm bảo AN TOÀN NGỦ là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Nó liên quan đến tính mạng của con bạn.

Đảm bảo an toàn ngủ cao nhất và giúp con ăn no ngủ đủ cùng POH Easy One

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo