Người mẹ cảm thấy thế nào trong 24h đầu sau sinh?

đăng bởi

Cảm giác lạ lẫm nhất mà các mẹ bầu sẽ trải qua đó là 24h đầu sau sinh. Khi này không chỉ là một cảm giác mới lạ khi bụng bầu nhẹ hẳn đi mà còn nhiều cảm xúc khác biệt như phấn chấn, bồi hồi lo lắng.

Các mẹ có tò mò mẹ bầu khác đã cảm thấy thế nào sau sinh không. Chúng ta cùng trải nghiệm cùng POH trong bài viết dưới đây nhé!

 

 

Chị em sẽ xuất hiện một loạt các cảm xúc - từ kiệt sức hoàn toàn đến phấn chấn tột độ. Thậm chí các mẹ còn có những cảm xúc lạ về một 'mái ấm' nếu là đứa con đầu tiên và có một sự xúc động mạnh rằng cuộc sống đã thay đổi mãi mãi.

Tất cả những gì trước kia chỉ là một ngôi nhà dành cho hai người lớn bây giờ đã trở thành ngôi nhà của gia đình, ngôi nhà hoàn chỉnh với một sinh linh nhỏ bé.

Một em bé mới sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống gia đình của hai vợ chồng

Có rất nhiều bà mẹ đã chuẩn bị cho cuộc sống mới bằng cách mua tất cả những vật dụng trẻ con và tưởng tượng việc làm cha mẹ sẽ như thế nào, cũng có một số mẹ có thể cảm thấy cơ thể khác thường, thậm chí có thể cảm thấy tâm trạng bị trồi sụt một chút.

Mặc dù vậy, có một điều mà nhiều mẹ cảm thấy lo lắng là trẻ sơ sinh hoạt động như thế nào. Dành hàng giờ để theo dõi em bé là điều bình thường, không chỉ để khám phá những đặc điểm hoàn hảo của con mà còn để kiểm tra xem bé có thở không.

Chị em có thể quên đi thời gian và tập trung vào việc đáp ứng tất cả các nhu cầu của con. Đó là một công việc suốt ngày đêm vào những ngày đầu.

Các mẹ sẽ yêu thương em bé ngay sau khi ra đời nhưng cũng đừng lo lắng nếu cần một ít thời gian để phát triển sự gắn bó sâu sắc đó.

Vì đơn giản chỉ là sản phụ cảm thấy quá mệt mỏi sau khi sinh con nên chưa thể âu yếm con ngay lập tức hoặc có lẽ một số mẹ đã có một thời gian chuyển dạ dài, hoặc một ca sinh khó khăn ảnh hưởng đến cảm xúc.

 

 

Hãy làm mọi thứ từ từ, và cố gắng tiếp xúc cơ thể nhiều nhất có thể với em bé. Trẻ sơ sinh có khứu giác và xúc giác mạnh mẽ, và sẽ thích rúc vào người mẹ nên bé gần gũi và gắn kết theo cách này.

Tùy thuộc vào việc sinh nở diễn ra như thế nào, các mẹ có thể cần hoặc không cần thăm khám kiểm tra lại trong 24 giờ đầu tiên sau khi về nhà. Nhưng nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi cho nữ hộ sinh để nhận lời khuyên tốt nhất.

Cơ thể mẹ bầu sau sinh?

Cơ thể đã thực hiện một công việc tuyệt vời để giúp em bé bước ra thế giới. Vì vậy, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và xúc động dâng trào mạnh mẽ là dấu hiệu hoàn toàn bình thường phản ánh rằng trong vài ngày tới cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi lớn.  Vỡ mộng vì cuộc sống gia đình sau sinh, tôi đã tìm ra liều thuốc chữa trầm cảm như thế nào?

Người mẹ hạnh phúc khi được ngắm nhìn con yêu mới chào đời

Các mẹ sẽ bị chảy máu, được gọi là sản dịch, sẽ giống như rong kinh lúc đầu và có thể chảy nhiều máu hơn vào khoảng bảy ngày và sẽ hết sau hai đến sáu tuần. Trong thời gian này, chị em nên đeo băng vệ sinh an toàn cho phụ nữ sau sinh.

Nhiều phụ nữ bị táo bón sau khi sinh con, vì vậy hãy cố gắng ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước. Nếu mọi thứ không cải thiện, mẹ có thể yêu cầu nữ hộ sinh cho sử dụng thuốc làm mềm nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

Một vài phụ nữ phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của biến chứng sau sinh. Nữ hộ sinh sẽ cung cấp thông tin về những điều cần chú ý và cách chăm sóc thai sản khẩn cấp khi sản phụ đã về nhà, nếu cần.

Cơ thể đang đối phó với sự biến đổi của hoóc môn và mẹ sẽ bị thiếu ngủ trầm trọng khi tâm trí đang điều chỉnh theo giai đoạn mới của cuộc sống. Cố gắng đừng để những khó chịu này đánh gục.

Chị em đã trải qua một hành trình kéo dài 9 tháng vô cùng vĩ đại và tuyệt vời, vì vậy, cơ thể sẽ cần một thời gian để hồi phục. 

Điều gì sẽ xảy ra với bầu ngực của người mẹ khi bắt đầu cho con bú?

Nếu cho con bú sữa mẹ, ngực sẽ tiếp tục sản xuất sữa non, thực phẩm đầu tiên giàu kháng thể giúp bé tăng khả năng miễn dịch và tăng cường dưỡng chất protein.

Sữa mẹ có thể sẽ không tiết ra trong một vài ngày đầu, và có thể lâu hơn nếu người mẹ sinh mổ. Chị em sẽ nhận thấy ngực mình trở nên đầy đặn, cứng và nặng nề hơn.

Nhiều người cho rằng việc cho con bú thường diễn ra tự nhiên, nhưng việc gặp một vài khó khăn lại là điều hết sức bình thường - đặc biệt là từ lúc mới sinh. Ngay cả khi được nữ hộ sinh hướng dẫn cách cho con bú ở bệnh viện, các mẹ có thể cần thêm sự giúp đỡ sau khi về nhà.

Với sự giúp đỡ, mẹ sẽ bắt đầu tìm hiểu những trọng tâm, từ việc có được tư thế hoàn hảo đến việc tìm được cách bế bé thoải mái nhất.

Đối với một số bà mẹ, bắt đầu cho con bú có thể khiến núm vú bị đau. Hãy thử các tư thế khác nhau để tránh bị đau và rách núm vú.

Chị em có thể thoa kem lên núm vú sau khi cho con bú mà không cần phải lau trước khi cho bé bú lại và sử dụng sữa mẹ vắt ra như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên và hãy đảm bảo rằng núm vú không bị thương.

Nếu núm vú bị đau, thì đó có lẽ là dấu hiệu cho thấy em bé không có được một tư thế thoải mái. Hãy hỏi nữ hộ sinh để được hướng dẫn hoặc giới thiệu tới một chuyên gia cho con bú.

Điều gì sẽ xảy ra với bầu ngực của người mẹ khi cho con bú bình?

Nếu mẹ nào cho bé ăn sữa công thức, hãy xin lời khuyên từ nữ hộ sinh hoặc chuyên gia để tìm ra cách tốt nhất ức chế tiết sữa. Cơ thể đã bắt đầu quá trình sản xuất sữa, và sẽ cần thời gian để cắt sữa một lần nữa.

Khi tiết sữa, mẹ có thể thấy ngực bị đầy một cách khó chịu vì bị ứ đọng. Sự khó chịu sẽ lên đến đỉnh điểm khoảng ba ngày đến năm ngày sau khi sinh, và sau đó giảm dần.

Để đối phó với cơn đau tạm thời, hãy thử uống thuốc giảm đau, chườm nước đá và mặc áo ngực êm nâng đỡ tốt. Nếu bị căng cứng nghiêm trọng, chị em có thể vắt một ít sữa bằng tay để giảm độ căng ở ngực. Nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện chi tiết.

Tâm trạng phụ nữ sau sinh như thế nào?

Sau khi gần như mất hết toàn bộ sức lực của cuộc vượt cạn thì không ít chị em cảm thấy rất phấn chấn khi bé yêu chào đời, trong khoảnh khắc da kề da. Lúc này, gần như mẹ nào cũng dốc hết sức lực để chăm sóc thiên thần bé nhỏ mới chào đời của họ.

Thiền hoặc vận động nhẹ nhàng giúp mẹ thư giãn và mau chóng phục hồi sau sinh (1)

Thiền hoặc vận động nhẹ nhàng giúp mẹ thư giãn và mau chóng phục hồi sau sinh

Người mẹ cảm thấy thế nào sau khi sinh thường?

Sinh thường khá đau, đặc biệt là khi bị rách hoặc bị cắt tầng sinh môn. Khi đi vệ sinh, chị em có thể làm sạch bằng cách đổ nước ấm từ từ thay vì lau để tránh gây đau rát.

Đừng lo lắng nếu bị rò rỉ nước tiểu hoặc mất cảm giác buồn vệ sinh vì nó này sẽ không kéo dài đâu! Tình trạng này gây ra bởi các dây thần kinh kết nối với cơ sàn chậu bị kéo căng trong khi sinh con.

Chị em cũng có thể tăng cơ sàn chậu bằng cách thực hiện các bài tập cơ sàn chậu. Lúc đầu, các mẹ có thể không có cảm giác gì khi tập, thậm chí không thể làm gì nhiều hơn ngoài việc tự co giật cơ bắp của mình.

Mặc dù rất bận rộn với đứa con sơ sinh, nhưng các chị em hãy nhớ tập thể dục mỗi ngày để tạo ra sự khác biệt.

Người mẹ cảm thấy thế nào sau khi sinh mổ?

Sinh mổ là việc thực hiện một cuộc phẫu thuật ở bụng. Chị em sẽ có thể phải cần giúp đỡ để làm hầu hết mọi thứ trong ít nhất một tuần, và tránh cầm hoặc nâng những vật gì nặng hơn đứa bé sơ sinh.

Tuy nhiên, nữ hộ sinh sẽ khuyến khích mẹ đứng dậy và đi lại một chút. vì hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi.

Cũng như với bất kỳ ca phẫu thuật nào, di chuyển sẽ giúp lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông phát triển. Ngoài ra, nếu mẹ không đi lại trong một thời gian dài, cơn đau có thể sẽ tồi tệ hơn khi di chuyển.

Nữ hộ sinh sẽ tháo băng gạc sau ít nhất 24 giờ, tùy thuộc vào loại băng được sử dụng. Hãy cẩn thận để không bị nhiễm trùng. Hãy gọi ngay cho nữ hộ sinh nếu mẹ thấy máu hoặc mủ chảy ra từ vết mổ, hay vết thương có mùi khó chịu vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Tại sao các bà mẹ bỉm sữa thường cảm thấy không vui và dễ nổi cáu?

Có con là một sự thay đổi trong cuộc sống, và chị em không nên mong đợi thích nghi ngay khi đưa bé từ bệnh viện về nhà. Trên thực tế, có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để mẹ có thể xoay sở được với mọi thứ.

Trong khi điều chỉnh mọi thứ, hãy cố gắng từ bỏ những ý nghĩ cố định về cách mọi thứ sẽ diễn ra và tận hưởng thực tế.

 

 

Một loạt các hooc môn khác nhau đang tràn trề trong cơ thể khi mẹ trải nghiệm tất cả những thay đổi này. Trong vài ngày đầu tiên, mẹ có thể bị hội chứng baby blues- trạng thái cảm thấy ủ rũ và mau nước mắt.

Cỡ 5 hoặc 8 trong 10 bà mẹ mắc hội chứng này vào một vài thời điểm sau sinh. May mắn thay, những cảm xúc tiêu cực thường diễn ra trong thời gian ngắn, và sẽ hết sau vài tuần.

Đừng ngại ngùng khi yêu cầu sự giúp đỡ, hoặc tìm ai đó nói chuyện. Nhờ vả chồng, gia đình và bạn bè làm hộ các công việc như đi chợ, nấu ăn và giặt giũ.

Nếu chị em muốn dành thời gian một mình với con thì cũng tốt thôi. Nếu tiếp tục cảm thấy không vui, hãy cẩn thận với các dấu hiệu trầm cảm sau sinh và đảm bảo rằng mẹ sẽ được giúp đỡ.

Những biểu hiện của mẹ bầu bị trầm cảm sau sinh đó là vô cùng mệt mỏi, không muốn làm bất cứ chuyện gì, cảm giác tội lỗi và khổ sở.

Mẹ không buồn ăn uống và thường xuyên lo lắng. Mẹ hay khóc một mình và nghĩ đến điều tiêu cực… Lý do mẹ trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Mẹ đã bị trầm cảm trước đó, hay có vấn đề với sức khỏe tâm thần, bị trầm cảm trong lần mang thai trước cũng là một nguyên do.
  • Mẹ không có người giúp đỡ, hoặc không có gia đình hoặc bạn bè sống gần khu vực của mẹ.
  • Mẹ có vấn đề về tiền bạc , nhà ở, công việc hoặc các mối quan hệ.
  • Mẹ sinh non, con yêu không khỏe.
  • Mẹ đang cảm thấy khó khăn khi cho con bú.
  • Những ký ức buồn đã quay lại sau khi em bé của mẹ chào đời.

Trước khi đến bác sĩ điều trị tâm lý áp dụng các các phương thức điều trị tâm lý hay dùng thuốc, mẹ có thể áp dụng một số cách thức sau đó là:

  • Cố gắng nghỉ ngơi
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
  • Tập thể dục
  • Gặp gỡ các bà mẹ khác để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm
  • Đối xử tốt với bản thân về cả tinh thần và thể chất.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo