Bố mẹ giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như thế nào?

đăng bởi Nguyễn Khải

Không chỉ trẻ hay xấu hổ, nhút nhát hay những trẻ không hòa đồng với bạn mới cần được ba mẹ dạy cách hòa đồng với bạn bè. Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đang ngày càng được quan tâm. Để hiểu phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ là gì, làm gì khi trẻ không hòa đồng với bạn và làm sao để trẻ hòa đồng với bạn bè mời ba mẹ đọc bài viết sau!

Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ là gì?

Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ có thể hiểu là những hoạt động tích cực hướng trẻ tới khả năng ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng xã hội giúp trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội. 

Bố mẹ giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như thế nào?

Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu hình thành kỹ năng hòa nhập và kết bạn

Nhờ đó con sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trường, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất để học tập hiệu quả và ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

Các kỹ năng xã hội của trẻ hình thành như thế nào?

Trẻ nhỏ yêu thích các bạn khác và thường không phản ứng tiêu cực khi bạn giật hoặc lấy đồ chơi. Nguyên nhân là do trẻ thích ngắm nhìn bạn chơi với món đồ chơi đó hơn là nghĩ đến việc mình bị mất đồ chơi. Cho đến khi được 2 tuổi, trẻ vẫn giữ thái độ nhường nhịn này với các bạn chơi cùng. Nhưng sau đó mọi chuyện hoàn toàn khác. 

Trẻ dưới 2 tuổi chưa có những người bạn chơi cùng thực sự mà những trẻ cùng tuổi và có xu hướng ngồi cạnh nhau, chơi những trò chơi giống nhau chứ chưa tương tác với nhau (còn gọi là chơi song song). Trẻ có thể đáp lại nhu cầu kết bạn của người khác và thích chơi với những trẻ lớn hơn nhưng lại chưa biết cách tự xây dựng tình bạn cho mình. Vì vậy ba mẹ cần chủ động giúp trẻ hòa đồng với bạn bè như bước đầu của việc phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non.

Kỹ năng hòa nhập và kết bạn sẽ hình thành ở độ tuổi 2-3; tuy nhiên, trẻ 3 tuổi có xu hướng bị thu hút bởi trò chơi hơn là người bạn chơi cùng. Từ 3 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu biết lựa chọn các hoạt động để được chơi cùng người bạn mà mình quý mến. Lúc này việc giúp trẻ hòa đồng với bạn bè dễ dàng hơn rất nhiều. 

 

 

Trẻ hay xấu hổ, nhút nhát có phải là tính cách bẩm sinh của trẻ hay không?

Đã có bằng chứng chứng minh xấu hổ là tính cách mang tính di truyền. Trong khi hầu hết trẻ nhỏ không biết sợ hãi người lạ là gì thì vẫn có một số trẻ hay xấu hổ, rụt rè và nhút nhát. Tất cả các bé đều trải qua giai đoạn bám mẹ; tuy nhiên, những trẻ hay xấu hổ lại có xu hướng bám lâu và gay gắt hơn. Sẽ có những bé không chịu rời mẹ một bước khi đi đến nơi đông người, nhưng cũng có những trẻ mạnh dạn chạy nhảy mà không quan tâm đến bất cứ ai xung quanh.

Xấu hổ là một trong những tính cách sẽ theo trẻ đến suốt cuộc đời. Để giúp một em bé rụt rè, sợ hãi trở nên hướng ngoại và ưa thích khám phá những điều mới lạ là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể giúp con thay đổi dần tính cách để tự tin hòa nhập khi lớn lên. 

Bố mẹ giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như thế nào?

Phản ứng của người lớn với tính cách của trẻ cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến thái độ và cách hành xử. Một đứa trẻ nhút nhát sẽ cải thiện được tính cách của mình nếu ba mẹ chú tâm dạy con không nhút nhát, xấu hổ. Ngược lại, một đứa trẻ dù hướng ngoại và dạn dĩ đến đâu cũng sẽ trở nên rụt rè khi sống trong gia đình không hạnh phúc. Những em bé này thường có xu hướng ngại giao tiếp và bé không hòa đồng.

Qua đó có thể thấy nếu người lớn không quan tâm đến tính cách của con thì họ đang vô tình khiến con đánh mất sự tự tin hiếm hoi của bản thân và khiến trẻ không hòa đồng với bạn bè. Ba mẹ hãy kiên trì hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa để trẻ trở nên mạnh dạn hơn. 

Vậy làm sao để trẻ hòa đồng với bạn bè?

Cách giúp trẻ hòa nhập với bạn bè

  • Khuyến khích trẻ giúp mẹ việc nhà. Trẻ có thể phân loại quần áo, lau dọn bàn ghế hay tưới cây cho mẹ. Cảm giác hữu ích sẽ giúp trẻ càng muốn tham gia vào các hoạt động và giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh.
  • Làm gương cho trẻ. Ba mẹ cần thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng và quan tâm lẫn nhau để trẻ quan sát và xác định thái độ của bản thân. Đây là cách dạy trẻ hòa đồng hiệu quả được nhiều ba mẹ áp dụng.
  • Thể hiện tình cảm với trẻ ngay cả khi ba mẹ thấy khó khăn để làm điều đó. Những trẻ mở lòng và nhiều cảm xúc thường dễ kết bạn hơn.
  • Đánh giá cao các kỹ năng xã hội của con. Khi trẻ biết suy nghĩ kỹ càng và có thái độ lịch sự, ba mẹ hãy để trẻ biết mình tự hào như thế nào. Hãy đặt ra những kỳ vọng và trân trọng kết quả mà trẻ đã nỗ lực để đạt được.
  • Giảm mức độ cạnh tranh giữa các trẻ. Người lớn không nên phân chia mọi thứ một cách đều nhau vì điều đó chỉ khiến trẻ muốn phần nhiều hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy chia theo nhu cầu để trẻ không cảm thấy hậm hực hay bất công. 
  • Yêu những gì thuộc về trẻ. Điều đó giúp trẻ tự tin chia sẻ với người khác về bản thân mình. 

 

 

Dạy con không nhút nhát

Ba mẹ cần nhớ rằng tính sở hữu có ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ. Với trẻ, ba mẹ, ngôi nhà, anh trai, chiếc xe đạp, những món đồ chơi đều thuộc về mình. Do đó, việc chia sẻ đồ chơi với bạn khác dường như là điều trẻ không thể làm. Trong tình huống này, ba mẹ hãy chọn cách cư xử khéo léo khi trẻ đang chơi cùng bạn:

  • Cho trẻ quyền cất đi những món đồ chơi không muốn chia sẻ với bạn.
  • Không quá kỳ vọng vào việc trẻ sẽ cho bạn dùng đồ chơi trong thời gian dài.

Bố mẹ giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non như thế nào?

  • Sáng tạo ra một hoạt động để trẻ có cơ hội chia sẻ với nhau như cùng tô màu một bức tranh.
  • Nói chuyện với con về ý nghĩa của việc chia sẻ.
  • Cho con giải tỏa tinh thần bằng những điệu nhảy tinh nghịch hay ném bóng nhựa xuống sàn. Trẻ cũng có lúc căng thẳng và cần thời gian để làm mới tâm hồn. 
  • Không ngó lơ trẻ dù mẹ đang bận tiếp chuyện với ai đó vì những trẻ bị ngó lơ thường trở nên nghịch ngợm. 

Giúp con thoát khỏi sự ngượng ngùng, xấu hổ

  • Để trẻ tự trấn an tinh thần khi không thể đối mặt với một tình huống cụ thể nào đó như xung quanh có quá nhiều người lạ. 
  • Trẻ cần luyện tập các kỹ năng xã hội. Mẹ hãy dạy trẻ cách giới thiệu bản thân và bắt đầu cuộc trò chuyện.
  • Cho trẻ mặc quần áo giống các bạn khác. Sự khác biệt với đám đông cũng là một nguyên nhân khiến trẻ không dám nói chuyện với những người còn lại.
  • Nếu trẻ đã đi nhà trẻ hoặc chơi chung với một nhóm bạn thì mẹ hãy tìm hiểu xem trong tập thể đó có trẻ nào cũng rụt rè như trẻ không và trao đổi với những phụ huynh khác để cho các trẻ làm quen và kết bạn với nhau. Khi đã có một vài người bạn, trẻ sẽ hình thành kỹ năng và sự tự tin để mở rộng thêm mối quan hệ của mình.
  • Giúp trẻ hình thành lòng tự trọng bằng cách khen ngợi mọi nỗ lực và cho con biết mình là người tốt nhất. 

Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo