Làm gì khi trẻ hay la hét?

đăng bởi Nguyễn Khải

Trẻ hay la hét không phải để quấy rầy mà vì có quá nhiều năng lượng và đang khám phá xem giọng của mình có những sức mạnh gì. Vậy làm gì khi trẻ hay la hét? Mời ba mẹ theo dõi bài viết sau của POH:

Nguyên nhân khiến trẻ hay la hét?

Dù ba mẹ có nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì sự thật là trẻ la hét không phải để quấy rầy ba mẹ, mà vì trẻ có quá nhiều năng lượng và đang khám phá xem giọng của mình có những sức mạnh gì. 

Đặc biệt, trẻ bất chấp la hét ở những nơi đông người như siêu thị hay đền chùa vì thích thú với tiếng vang ở những không gian rộng lớn như vậy.

Một số trẻ mới biết đi la hét mỗi khi muốn ba mẹ chú ý đến mình. Số khác thì la hét để đạt được những thứ mình muốn, như bánh quy hay đồ chơi của bạn khác. 

Làm gì khi trẻ hay la hét?

Vì sao trẻ hay la hét?

Khi đó, nói lớn giọng với trẻ sẽ không có tác dụng để trẻ ngừng la hét như ba mẹ vẫn nghĩ. Trẻ sẽ coi đó là một cuộc thi và cố hét lớn hơn để giành phần thắng. Thay vào đó, ba mẹ hãy tham khảo và áp dụng những bí quyết dưới đây nhé! 

 

 

Làm gì khi trẻ hay la hét?

Lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp với trẻ

Mỗi khi có thời gian, mẹ nên tìm hiểu về nhu cầu ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc và ăn đủ bữa trước khi cùng mẹ ra ngoài vì đói và mệt sẽ khiến trẻ không đủ kiên nhẫn trong một khoảng thời gian dài. 

Khi ra ngoài vui chơi, mẹ tránh chọn những không gian yên tĩnh, riêng tư hoặc trang nghiêm. Hãy đưa trẻ đến những địa điểm có nhiều gia đình để trẻ có cơ hội làm quen với bạn khác và không có nhiều thời gian để làm nũng mẹ. 

Nhắc nhở trẻ nói nhỏ

Nếu trẻ la hét vì vui sướng thì ba mẹ đừng nên la rầy hay phê bình. Tuy nhiên, nếu tiếng la hét khiến ba mẹ khó chịu thì hãy nhắc nhở trẻ nói nhỏ lại. Khi đó, ba mẹ hạ giọng như thì thầm để trẻ cũng im lặng và lắng nghe. Hãy để trẻ biết cảm giác khó chịu của mình khi nghe thấy tiếng la hét đó.

Làm gì khi trẻ hay la hét?

Nhắc nhở con nói nhỏ

Cho trẻ chơi trò chơi

Mẹ hãy thỏa mãn “đam mê” la hét của con bằng trò chơi thực tế. “Bây giờ chúng ta cùng hét to nhất có thể nhé!”. Sau đó, hãy hạ giọng và nói: “Giờ thì thi xem ai nói thầm nhỏ nhất nào!”. Trò chơi kết thúc, mẹ nên chuyển sang các hoạt động khác như đặt hai tay lên tai rồi nhảy lên, nhảy xuống. Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ nhận ra rằng: ngoài la hét còn có những điều thú vị khác nữa mà mình mới khám phá ra. 

 

 

Thấu hiểu cảm xúc của trẻ

Nếu thấy con la hét để gây sự chú ý, ba mẹ hãy kiểm tra xem con có thấy khó chịu hay bị quá khích không. Nếu con đang ở cùng mình trong môi trường không phù hợp thì mẹ hãy dừng mọi việc đang làm và đưa con ra khỏi đó nhanh chóng. Nếu siêu thị quá ồn ào và đông người, mẹ hãy cùng trẻ mua sắm vào những khung giờ thấp điểm, lựa chọn những quán nhỏ hơn hoặc mua qua mạng. 

Nếu thấy trẻ chỉ buồn chán thì mẹ hãy trò chuyện để hiểu con đang cảm thấy như thế nào và tìm cách giúp con trở nên vui vẻ hơn. Trẻ sẽ cảm thấy an tâm khi có mẹ đồng cảm; ngược lại, mẹ cũng giúp trẻ cách diễn đạt cảm xúc bằng lời nói. 

Nếu trẻ la hét để đòi ăn bánh quy thì mẹ đừng nhượng bộ nhé. Đáp ứng tất cả nhu cầu không đồng nghĩa với thương con, mà là đang hại con. Sau này, trẻ sẽ vẫn la hét để có được những thứ mình muốn. Cách xử lý phù hợp nhất là bình tĩnh giải thích: “Mẹ biết con muốn ăn bánh quy, nhưng chúng ta chưa xong việc mà. Mẹ sẽ cho con ăn bánh khi về đến nhà.” Dù trẻ sẽ không nhớ tại sao mình lại được ăn bánh quy, nhưng đó là phần thưởng rất xứng đáng nếu trẻ có cách hành xử đúng mực. 

Làm gì khi trẻ hay la hét?

Thấu hiểu cảm xúc của trẻ khi bé hay la hét

Giúp trẻ “bận rộn” hơn

Mẹ có thể khiến các chuyến đi ra ngoài thú vị hơn bằng cách cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Dưới đây là những gợi ý cho mẹ:

Chơi trò chơi

Mẹ nên nói trước với trẻ về dự định đi ra ngoài mua sắm để trẻ chuẩn bị sẵn sàng. Hãy cho trẻ biết mẹ đang làm những gì và nhờ trẻ chọn trái cây và rau củ, sắp xếp đồ lên kệ để chuyến mua sắm trở nên thú vị hơn. Ngoài ra, mẹ có thể bắt nhịp để trẻ hát những bài yêu thích; chắc chắn trẻ sẽ vui vẻ và kiên nhẫn cho đến khi mẹ hoàn thành danh sách mua sắm. 

Mang theo đồ chơi và đồ ăn vặt

Để đề phòng tiếng la hét khó chịu của con, mẹ hãy nhớ chuẩn bị sẵn đồ chơi và một vài món ăn vặt. Nếu đợi đến khi trẻ la lối om sòm mới đưa thì trẻ sẽ mặc định la hét để đạt được những thứ mình muốn. Khi trẻ còn yên lặng, mẹ cứ đưa đồ chơi và đồ ăn, vừa đảm bảo con không bị đói và mệt, vừa tránh việc con la hét. 

Con la hét ở những nơi công cộng khiến mẹ rất ái ngại và xấu hổ với ánh mắt đánh giá của những người xa lạ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá quan tâm về điều đó vì biết đâu đó là những ánh mắt đồng cảm thì sao. Nếu con la hét ở những không gian yên tĩnh hơn như thư viện, nhà hàng thì mẹ hãy nhanh chóng bế con ra ngoài và trở lại khi con bình tĩnh hơn. 


Nguồn: Babycentre

---

POH tin rằng: Người thầy tuyệt vời nhất của các con chính là cha mẹ.

Chỉ bằng cách tương tác đúng của cha mẹ, trẻ được tự do chọn lựa, hoạt động trong môi trường phù hợp thì chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

Đó là lý do POH cho ra đời POH Acti (1-3 tuổi): Giáo dục Montessori tại nhà giúp:

• Bé trải qua thời kỳ kiến tạo não bộ và thể chất thuận lợi và tích cực thông qua thiết kế môi trường giáo dục phát triển vận động, giác quan, ngôn ngữ...

Tối ưu tiềm năng trong con bằng cách phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, giúp trẻ bộc lộ đam mê, khả năng tập trung, khả năng thích nghi...

• Xây dựng tinh thần lạc quan, tư duy tích cực

Vì người mẹ tốt hơn người thầy tốt!

Giáo dục trong gia đình mới là nơi quyết định tương lai con cái.

POH Acti (1-3 tuổi) giúp con có môi trường giáo dục tốt nhất tại nhà, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có!

Các khóa học khác của POH:

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo