Nhìn trẻ sơ sinh vặn mình đỏ mặt, đang ăn cũng vặn mình, đang ngủ cũng vặn mình thì bố mẹ nào cũng sốt ruột và muốn tìm mọi cách để giúp con thoải mái, hết hẳn vặn mình. Đúng không nào?
Vậy thì hãy cùng tìm hiểu TOP 4 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả trong bài viết này của POH nhé!
MỤC LỤC
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ có bình thường không?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è
TOP 4 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Mẹo 1: Vỗ ợ thật kỹ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Mẹo 2: Cải thiện môi trường ngủ của bé
Trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ có bình thường không?
Bé vặn mình hay trẻ sơ sinh rặn è è đỏ mặt là điều hoàn toàn bình thường, đặc biệt là ở những tháng đầu đời khi con mới làm quen với thế giới. Hầu như em bé nào cũng sẽ vặn mình, rướn người ở giai đoạn này.
Vậy vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Tình trạng này của bé sẽ được cải thiện dần dần sau vài tháng tuổi, khi bé đã quen dần với môi trường bên ngoài bụng mẹ và bố mẹ cũng đã có kinh nghiệm chăm sóc con tốt hơn,
Mặc dù là bình thường nhưng rất nhiều trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa thì lại có thể kéo theo nhiều hệ lụy đến sức khỏe của con. Vì bé có nguy cơ sặc sữa lên mũi, vào phổi khi ọc sữa và còn làm cơ thể bé thiếu lượng sữa cần thiết để phát triển.
Để biết làm thế nào để cải thiện bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa? Mẹ hãy đọc kỹ những phần tiếp theo trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Khi vừa mới chào đời, trẻ đang trong quá trình thích nghi với thế giới bên ngoài, các tế bào thần kinh chưa phân biệt được vỏ não nên bé sẽ thường xuyên ngọ nguậy, vận động kể cả khi ngủ và phát ra âm thanh è è” - có nghĩa là vặn mình cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ.
Tuy nhiên vẫn có một vài nguyên nhân có thể làm trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ thường xuyên hơn mà bố mẹ cần lưu ý:
Nguyên nhân 1: Quần áo của con không thoải mát hoặc nhiệt độ môi trường quá nóng/quá lạnh đối với trẻ.
Nguyên nhân 2: Con mỏi người và bé vặn mình như một cách để co duỗi, giãn gân cốt.
Nguyên nhân 3: Con chưa biết tự chuyển giấc, bé vật lộn mỗi khi đến chu kỳ ngủ REM.
Nguyên nhân 4: Bé đang đói hoặc đầy hơi nên con vặn mình, ngủ không yên.
Trẻ sơ sinh vặn mình, rặn è è là hiện tượng bình thường.
Nhiều bố mẹ lầm tưởng rằng con cứ khó chịu, vặn mình khi ngủ là do bé thiếu canxi nhưng thực tế thì chưa chắc đâu mẹ nhé. Theo nghiên cứu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) thì có khoảng 300-330 mg canxi trong 1,000ml sữa mẹ. Và nhu cầu canxi của một em bé 0-6 tháng tuổi khoảng 200 mg/ngày, tương đương 600ml sữa mẹ. Với bé ăn sữa công thức thì mẹ có thể tính toán lượng canxi hàng ngày của con dựa vào thông tin dinh dưỡng của từng loại sữa.
Như vậy thì bé bú đủ sữa mẹ thì sẽ không còn lo ngại về vấn đề thiếu canxi, ngoại trừ những trường hợp bé hấp thu kém hoặc có bệnh lý bẩm sinh. Thế nhưng bố mẹ vẫn phải nhớ bổ sung cho con liều vitamin D dự phòng là 400UI/ngày.
Nếu còn nghi ngờ bé thiếu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để con được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các bác sĩ, chứ không nên tự ý bổ sung canxi tại nhà cho bé.
TOP 4 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Mẹo 1: Vỗ ợ thật kỹ và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé
Một em bé được ăn no bụng, không bị đầy hơi chắc hẳn là sẽ ngủ ngon, ít vặn mình hơn đấy bố mẹ ạ! Thêm vào đó thì việc được ăn sữa đủ theo nhu cầu cũng giúp con tránh tình trạng thiếu canxi, vì sữa mẹ sẽ đáp ứng đầy đủ lượng canxi mà bé cần.
Bên cạnh đó mẹ đừng quên bổ sung liều vitamin D dự phòng mỗi ngày cho con nhé!
Thêm nữa thì trẻ sơ sinh vặn mình, rặn è è có thể là vì con đang bị đầy hơi và bé đang cố hết sức để đẩy hơi thừa ra ngoài. Vậy thì nếu bố mẹ vỗ ợ đúng kỹ thuật cho bé là có thể giúp con bớt vặn mình rất nhiều rồi.
Nếu mẹ chưa biết vỗ ợ cho bé như thế nào, thì hãy tham khảo bài viết này của POH nhé: Hướng dẫn chi tiết 3 cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh hiệu quả
TOP 4 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả
Mẹo 2: Cải thiện môi trường ngủ của bé
Những điều sau sẽ giúp hạn chế đáng kể tình trạng bé vặn mình, ngủ không yên đang khiến bố mẹ đau đầu:
- Mặc cho con quần áo gọn gàng, chất liệu thoáng mát, kiểm tra chỉ thừa thật kỹ
- Sử dụng quấn chuyên dụng và quấn đúng kỹ thuật giúp con ngủ ngon giấc hơn
- Thường xuyên vệ sinh khu vực ngủ của bé
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ với cảm nhận của con
- Luôn giữ môi trường ngủ an toàn cho bé
Mẹo 3: Massage và cho con vận động đúng cách lúc thức
Một mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình là: Bố mẹ có thể massage và nắn tay, chân cho con khi bé thức để giúp con dễ chịu.
Bên cạnh đó thì việc cứ nằm yên một chỗ sẽ khiến con chán nản, vì thế việc cho con vận động đúng cách là rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp con bớt vặn mình mà còn tạo cơ hội để xương khớp, cơ bắp bé phát triển cứng cáp, linh hoạt hơn.
Một số bài tập mà bố mẹ có thể tập cho bé vài tháng tuổi là tummy time, tập đạp xe…
Mẹo 4: Tập cho bé tự ngủ, tự chuyển giấc
Trẻ sơ sinh vặn mình, rặn è è khi ngủ chủ yếu là ở chu kỳ ngủ nông (REM), lúc này thì sóng não của bé gần giống như lúc thức nên con thường có những hành động như vậy. Đối với bé biết tự ngủ, tự chuyển giấc thì bé có thẻ chỉ cựa quậy một chút rồi ngủ tiếp được ngay. Còn với những em bé khác mà chưa biết tự chuyển giấc thì rất có thể sẽ vặn mình đủ kiểu rồi tỉnh lại luôn không ngủ tiếp được nữa.
Thế nên nếu muốn bé bớt vặn mình tỉnh cả ngủ thì bố mẹ hãy tập tự ngủ, tự chuyển giấc cho bé càng sớm càng tốt cùng POH EASY (0-1 tuổi) nhé!
POH EASY luôn có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn 1-1 cho hai mẹ con, giúp con sinh hoạt EASY khoa học và tự ngủ, ngủ xuyên đêm thành công!
Mẹ hãy tham gia POH EASY ngay hôm nay nhé!
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo